Theo thống kê, trong 100 trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi thì có khoảng 3 – 4 trẻ gặp phải tình trạng co giật do sốt. Tình trạng co giật do sốt gặp chủ yếu ở trẻ em trong độ tuổi từ 12 – 18 tháng tuổi. Vậy khi gặp trường hợp co giật do sốt ở trẻ tuổi biết đi, cha mẹ cần làm gì?
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về tình trạng co giật do sốt ở trẻ tuổi biết đi
Phải làm gì khi gặp tình trạng co giật do sốt ở trẻ tuổi biết đi luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều các bậc cha mẹ. Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn đọc câu trả lời cụ thể và chi tiết. Tuy nhiên, trước hết, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu điểm qua một vài thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng co giật do sốt ở trẻ biết đi trước nhé.
Tổng quan về tình trạng co giật do sốt ở trẻ tuổi biết đi
Co giật do sốt là tình trạng cơ thể phản ứng lại với sự tăng nhiệt độ một cách đột ngột, thường xảy ra chủ yếu ở trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Co giật do sốt có xu hướng xảy ra trong 24 giờ đầu tiên khi trẻ mắc bệnh và khi nhiệt độ cơ thể của trẻ trên 40 độ C. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng co giật do sốt vẫn xảy ra ở những ngưỡng nhiệt độ thấp hơn.
Khi trẻ bị co giật do sốt, trẻ có thể:
- Đảo mắt liên tục;
- Chảy nước dãi;
- Buồn nôn, thậm chí là nôn;
- Co giật;
- Rung tay, rung chân, thậm chí là rung toàn thân;
- Chân tay co cứng;
- Da xạm nhẹ;
- Mất tỉnh táo.
Trong hầu hết các trường hợp, co giật do sốt đều vô hại xong điều này vẫn không giúp các bậc phụ huynh cảm thấy bớt lo lắng hơn khi trẻ bị sốt. Trên thực tế, tình trạng co giật sẽ không kéo dài lâu. Sau khi co giật, trẻ thường cảm thấy buồn ngủ và dần dần khỏe lại.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng co giật do sốt ở trẻ tuổi biết đi
Theo thống kê, có khoảng 2 đến 4% trẻ dưới 5 tuổi gặp phải tình trạng co giật do sốt tại một thời điểm nào đó trong đời và co giật do sốt thường gặp nhất ở những trẻ trong nhóm tuổi từ 12 – 18 tháng.
Nguy cơ gặp phải tình trạng co giật do sốt ở trẻ biết đi cao trong các trường hợp:
- Người mẹ và người bố sinh con trong độ tuổi còn nhỏ.
- Khi mới hơn 1 tuổi, trẻ bị co giật do sốt lần đầu tiên.
- Khi lên cơn sốt lần đầu tiên, trẻ đã được hạ sốt.
- Cơn co giật xuất hiện gần khi trẻ bắt đầu sốt.
Trên thực tế, bất cứ đứa trẻ nào dưới 6 tuổi bị sốt đều có thể phải đối mặt với tình trạng co giật. Dưới đây là một số lý do phổ biến dẫn đến co giật do sốt ở trẻ tuổi biết đi, bạn đọc có thể tham khảo:
- Tiêm chủng: Sau khi tiêm phòng một loại vaccine nào đó, đặc biệt là vaccine quai bị, sởi và rubella, trẻ có thể bị sốt. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể và tình trạng này có thể kéo dài từ 8 đến 14 ngày sau tiêm. Trên thực tế cũng có một số ít trường hợp trẻ bị co giật do sốt sau tiêm chủng.
- Nhiễm trùng: Trẻ có thể bị sốt trong trường hợp bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Sốt phát ban còn được biết đến với tên gọi bệnh thứ 6 – thủ phạm gây tình trạng co giật do sốt bởi căn bệnh này có thể khiến nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng lên đột biến.
Phải làm sao khi trẻ bị co giật do sốt?
Thông thường, co giật do sốt là hệ quả của tinh trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra bởi tác nhân virus như cúm, nhiễm trùng tai, ban đỏ… Trong một số trường hợp, sốt có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm do vậy các bậc cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan. Vậy phải làm sao khi trẻ bị co giật do sốt?
Khi trẻ bị co giật do sốt, điều các bậc cha mẹ nên làm lúc này là theo dõi các cơn co giật ở trẻ. Tìm đến sự giúp đỡ y tế ngay trong các trường hợp:
- Cơn co giật do sốt kéo dài quá 5 phút;
- Da trẻ trở nên xanh xao và trẻ cảm thấy khó thở;
- Trẻ bị cứng cổ;
- Trẻ rơi vào trạng thái li bì, thậm chí là hôn mê.
Trong trường hợp cơn co giật ở trẻ xảy ra trong thời gian ngắn, cha mẹ nên đặt trẻ nằm nghiêm để tránh trường hợp trẻ bị sặc nước bọt và lau sạch nước bọt trên miệng trẻ. Điều này sẽ giúp đường thở của trẻ trở nên thông thoáng hơn. Lúc này, cha mẹ không nên đưa bất kì thứ gì vào miệng trẻ. Đặc biệt là không giữ hay ghì trẻ trong khi đang có các cơn co giật bởi điều này có thể khiến trẻ bị gãy xương.
Một lưu ý nhỏ là cha mẹ không nên cố hạ sốt cho trẻ bằng cách cho trẻ uống thuốc, chườm mát… khi trẻ lên cơn co giật. Sau khi cơn co giật đã kết thúc, cha mẹ hãy ôm ấp, an ủi cũng như động viên trẻ đồng thời sắp xếp thời gian để đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra nhằm đảm bảo trẻ không đang gặp tình trạng nhiễm trùng hay các vấn đề sức khỏe khác gây sốt.
Đối với một số trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi, các bác sĩ có thể chỉ định trẻ làm thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng để đảm bảo rằng những cơn co giật do sốt này không phải bắt nguồn từ nguyên nhân viêm màng não.
Tìm hiểu thêm: Các phương pháp làm trắng răng tự nhiên tại nhà
Dự phòng co giật do sốt ở trẻ
Trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ cố gắng ngăn ngừa tình trạng co giật do sốt ở trẻ bằng cách hạ sốt cho trẻ ngay lập tức. Tuy nhiên, như đã nêu ra ở trên, các cơn co giật thường có xu hướng xảy ra một cách đột ngột và thậm chí khiến nhiều bà mẹ chưa kịp nhận ra trẻ vừa trải qua một cơn co giật như thế.
Nếu trẻ đã có tiền sử từng bị sốt và co giật trước đây thì việc các bậc phụ huynh nên làm là chuẩn bị tâm lý bởi tình trạng này có thể sẽ lại tái diễn ít nhất một lần nữa. Hãy gọi đến bác sĩ và tham khảo ý kiến của họ về những mỗi lo liên quan đến tình trạng co giật do sốt ở trẻ. Các bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về thời điểm để cố gắng hạ sốt cho trẻ nhằm dự phòng co giật do sốt tái phát.
Trong trường hợp trẻ thường xuyên bị co giật do sốt, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho trẻ một loại thuốc có thể uống bất cứ khi nào trẻ sốt để giảm nguy cơ co giật. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn và sốt co giật nhìn chung vô hại nên trong đa số các trường hợp không cần thiết phải thực hiện các biện pháp dự phòng.
>>>>>Xem thêm: Cách giảm sưng nhanh sau cấy mỡ mặt
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng co giật do sốt ở trẻ tuổi biết đi mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thêm thật nhiều những kiến thức sức khỏe hữu ích. Chúc bạn luôn thành công trong cuộc sống và cảm ơn bạn đã luôn dõi theo Nhà thuốc Long Châu.
Xem thêm:
- Cách phòng tránh co giật ở trẻ hiệu quả, nhanh chóng
- Nguyên nhân gây co giật tay phổ biến
- Các loại co giật thường gặp nhất
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm