Ghép xương trong nha khoa có nhiều phương pháp khác nhau như ghép xương nhân tạo, xương tự thân, ghép đồng loại hoặc dị loại. Tuy nhiên, kỹ thuật ghép xương tự thân được khá nhiều người bệnh lựa chọn bởi tính hiệu quả và nhanh chóng. Sau đây hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá những điều cần lưu ý khi thực hiện ghép xương trong nha khoa nhé!
Bạn đang đọc: Những điều bạn cần lưu ý khi thực hiện ghép xương tự thân
Thông thường sau khi mất răng, hiện tượng tiêu xương hàm có thể sẽ diễn ra. Để có thể cấy ghép răng implant thành công, người bệnh cần phải tiến hành ghép xương để bù đắp vào phần xương thiếu hụt. Một trong những phương pháp được ứng dụng nhiều nhất hiện nay là phẫu thuật ghép xương tự thân để cấy ghép trụ implant. Bài viết dưới đây hãy cùng Long Châu tìm hiểu chi tiết nhé!
Xương tự thân là gì?
Phẫu thuật ghép xương tự thân để cấy ghép Implant là quá trình sử dụng mảnh xương lấy từ cơ thể bệnh nhân để thay thế khu vực xương thiếu hụt, chủ yếu được thực hiện ở các vùng như góc hàm, trước cằm. Quá trình này giúp đáp ứng tiêu chí về số lượng và chất lượng xương trong trồng răng Implant.
Phương pháp này đang được ưa chuộng tại các bệnh viện và trung tâm nha khoa lớn vì sở hữu nhiều lợi ích nổi trội. Đặc biệt, do xương được lấy từ cơ thể bệnh nhân nên tỉ lệ tích hợp gần như là 100%, không có tình trạng đào thải mô ghép sau phẫu thuật, đảm bảo thành công của ca cấy ghép.
Đối tượng nên ghép xương tự thân
Có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh gặp phải các vấn đề về xương hàm. Do đó một số nhóm đối tượng sau đây cần nên thực hiện ghép xương tự thân:
- Thiếu chiều cao xương hàm: Người có xương hàm không đủ chiều cao theo tiêu chuẩn.
- Thiếu chiều rộng xương hàm: Người có xương hàm không đủ chiều rộng theo tiêu chuẩn.
- Thiếu thể tích xương hàm: Bao gồm cả chiều rộng và chiều cao, người có xương hàm không đủ thể tích theo tiêu chuẩn.
- Mật độ xương hàm thấp và yếu bẩm sinh: Người có mật độ xương hàm tự nhiên thấp và yếu từ khi mới sinh.
- Chấn thương nặng hoặc di chứng từ phẫu thuật trước: Người đã trải qua chấn thương nặng hoặc có di chứng từ các cuộc phẫu thuật trước đó, gây ảnh hưởng đến xương hàm.
Trường hợp nào nên ghép xương tự thân?
Dưới đây là một số trường hợp người bệnh cần nên cân nhắc thực hiện ghép xương tự thân nhanh chóng tránh để lại những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Mới mất răng
Khi người bệnh mới mất răng hoặc phải nhổ răng do sâu răng, chấn thương, bác sĩ thường tư vấn thực hiện ghép xương răng ngay để đảm bảo xương hàm không bị tiêu về sau này. Kỹ thuật ghép xương răng trong trường hợp này thường được thực hiện nhanh chóng và đơn giản. Điều này giúp duy trì thể tích và chiều cao của xương hàm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng răng Implant trong tương lai.
Mất răng lâu năm
Khi bệnh nhân mất răng lâu năm, xương hàm dễ xảy ra quá trình tiêu biến, nhưng hiện tượng này khó nhận biết cho đến khi khuôn mặt bắt đầu bị ảnh hưởng. Do đó, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật cấy ghép xương tự thân đối với những trường hợp này, nhằm đảm bảo tỷ lệ thành công của quá trình cấy ghép implant. Việc này giúp tái tạo và củng cố xương hàm, tạo điều kiện thuận lợi để trụ implant được duy trì mạnh mẽ và duy trì hình dạng khuôn mặt.
Tìm hiểu thêm: Cách sử dụng nước hoa hồng để chăm da đúng chuẩn
Chất lượng xương hàm kém
Trong một số trường hợp, mặc dù có đủ mật độ xương để cấy ghép Implant, nhưng chất lượng của xương hàm lại không đủ ổn định và chắc chắn. Do đó, bác sĩ thường yêu cầu thực hiện phẫu thuật cấy ghép xương trước khi tiến hành cấy ghép Implant. Bước này nhằm đảm bảo chất lượng xương, tăng khả năng thành công của quá trình cấy ghép và duy trì kết quả điều trị hiệu quả.
Cấy ghép xương tự thân có đau không?
Vấn đề cơn đau khi thực hiện cấy ghép xương và cấy ghép Implant thường là mối quan tâm lớn của nhiều người khi chuẩn bị thực hiện quá trình này. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê giúp giảm đau. Tuy nhiên, khi thuốc tê hết tác dụng, người bệnh có thể xuất hiện cảm giác đau nhức khó chịu trong 1 – 2 tiếng. Do đó, sau khi hoàn thành quá trình cấy ghép, bệnh nhân thường sẽ được kê đơn thuốc giảm đau, giúp giảm bớt cảm giác đau nhức.
Những điều cần lưu ý sau ghép xương tự thân
Sau khi phẫu thuật ghép xương tự thân, người bệnh cần nên thực hiện các biện pháp chăm sóc như sau:
- Cắn giữ gạc: Cắn giữ gạc cho đến khi không còn máu chảy ở vị trí ghép xương.
- Uống thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
- Tuân thủ các hạn chế: Tránh khạc nhổ mạnh, không súc miệng nước muối, và không ăn nhai ở vị trí ghép xương trong vòng 24 giờ.
- Chăm sóc và vệ sinh răng miệng: Người bệnh nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nghỉ ngơi là quan trọng để hỗ trợ quá trình hồi phục. Sau khoảng 2 tuần, bạn cần nên thăm khám tại nha khoa để kiểm tra vết thương, đảm bảo quá trình tiến triển tích cực của quá trình ghép xương.
>>>>>Xem thêm: Nốt ruồi ác tính là gì? Cách nhận biết nốt ruồi ác tính
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về những điều bạn cần lưu ý khi thực hiện ghép xương tự thân. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về quá trình cấy ghép xương hỗ trợ trụ implant nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Xương khớpCơ thể ngườiphẫu thuật