Những dấu hiệu hệ tiêu hoá có vấn đề và cách phòng ngừa

Những dấu hiệu hệ tiêu hoá có vấn đề và cách phòng ngừa

Khi hệ tiêu hoá bị suy yếu và mắc phải bệnh lý, thì cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo. Hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu hệ tiêu hoá có vấn đề thường gặp trong bài viết bên dưới nhé!

Bạn đang đọc: Những dấu hiệu hệ tiêu hoá có vấn đề và cách phòng ngừa

Nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể, thì hệ tiêu hoá vai trò vô cùng quan trọng là tiêu hoá và hấp thu các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài như vi khuẩn, thực phẩm không đảm bảo chất lượng hay yếu tố từ bên trong mà hệ tiêu hoá đôi khi sẽ suy yếu và mắc bệnh. Vậy những dấu hiệu hệ tiêu hoá có vấn đề là gì?

Nguyên nhân gây các bệnh lý ở đường tiêu hoá

Hệ tiêu hóa là một phần không thể thiếu trong cơ thể, nó chịu trách nhiệm tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi hệ tiêu hóa có vấn đề, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Việc phát hiện các nguyên nhân gây ra bệnh về đường tiêu hóa là rất quan trọng vì để có thể điều trị kịp thời, hạn chế những biến chứng nghiêm trọng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý về đường tiêu hóa như:

  • Chế độ ăn uống không cân bằng các nhóm dinh dưỡng;
  • Chất lượng thực phẩm không đảm bảo, thực phẩm bẩn;
  • Lối sống sinh hoạt của bản thân: Ăn uống không đúng bữa, vừa ăn vừa làm việc,…
  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc như thuốc kháng viêm, đặc biệt là Ibuprofen;
  • Cân nặng;
  • Có tiền sử bệnh nền như bệnh Crohn, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng,…
  • Rối loạn miễn dịch hay sự viêm nhiễm đường ruột;
  • Do gen di truyền;
  • Sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột;
  • Tắc nghẽn sỏi mật hoặc do vật thể lạ;
  • Tuổi tác.

Những dấu hiệu hệ tiêu hoá có vấn đề và cách phòng ngừa

Chế độ ăn không lành mạnh và cân bằng cũng góp phần dẫn đến hệ tiêu hoá không khoẻ

Dấu hiệu hệ tiêu hoá có vấn đề

Khi hệ tiêu hóa gặp phải các bệnh lý hay tác nhân gây bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu hệ tiêu hoá có vấn đề như đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi và ợ nóng,…

Đau bụng

Đau bụng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và là dấu hiệu của nhiều tình trạng bệnh có mức độ từ nhẹ đến nặng. Đau bụng cấp tính có thể là dấu hiệu của việc tắc nghẽn, viêm ruột, hoặc thậm chí là bệnh tiềm ẩn nghiêm trọng như viêm tuỵ. Đau bụng mãn tính có thể do các vấn đề như hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh viêm ruột (IBD) hoặc tình trạng viêm dạ dày,…

Khó tiêu và ợ chua

Khó tiêu thường gặp sau khi ăn và có thể bao gồm các triệu chứng như đầy bụng, cảm giác nặng nề khó chịu ở dạ dày và bị ợ chua. Ngoài ra còn có ợ nóng, khi bị ợ nóng sẽ cảm giác được sự nóng rát ở ngực do axit dạ dày trào ngược lên thực quản.

Tiêu chảy và táo bón

Bị tiêu chảy là tình trạng người bệnh đi phân lỏng hoặc nước liên tục, có thể là do sự nhiễm khuẩn, viêm, hoặc dùng một số loại thuốc. Ngược lại, táo bón là tình trạng khó khăn khi đi đại tiện, có thể do chế độ ăn thiếu chất xơ, không đủ nước, hoặc thiếu vận động cơ thể.

Đầy hơi

Đầy hơi là triệu chứng do việc tích tụ khí trong đường tiêu hóa, có thể gây ra do việc ăn quá nhanh, ăn thực phẩm gây khó tiêu hóa hoặc do sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột.

Tìm hiểu thêm: Sàng lọc sơ sinh là gì? Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh phát hiện được bệnh lý nào?

Những dấu hiệu hệ tiêu hoá có vấn đề và cách phòng ngừa
Đau bụng là một trong những dấu hiệu hệ tiêu hoá có vấn đề

Ăn không ngon

Do hệ tiêu hóa bị giảm bài tiết dịch vị, sự co bóp các cơ ruột cũng suy giảm khiến thức ăn vận chuyển từ đoạn ruột trên xuống đoạn dưới chậm. Điều này khiến nhiều người thường không có cảm giác đói khi đến bữa ăn, dẫn đến bỏ bữa. Tuy nhiên, còn những nguyên nhân khác thuộc bệnh lý đường tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa nội tiết như basedown, tiểu đường… gây cảm giác mất ngon miệng.

Khi gặp các dấu hiệu nhận biết đường tiêu hóa có vấn đề này. Người bệnh không nên chủ quan mà cần đến gặp các bác sĩ và chuyên gia y tế. Để được tư vấn và có các đánh giá chính xác về sức khỏe, cũng như là phương pháp điều trị bệnh phù hợp.

Phải làm sao để cải thiện tình trạng tiêu hóa?

Việc nhận biết các dấu hiệu hệ tiêu hóa có vấn đề là cực kỳ quan trọng vì sẽ giúp cho việc phát hiện bệnh và điều trị bệnh kịp thời. Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cần duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bao gồm nhiều chất xơ từ trái cây, rau quả.

Hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo, đường, các loại thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp là điều cần thiết. Không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá, caffeine hay các chất kích thích vì việc sử dụng các chất kích thích này gây ra kích ứng đường tiêu hóa, dễ dẫn đến viêm loét và làm tăng axit dạ dày.

Ngoài ra, việc uống đủ nước mỗi ngày, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc, duy trì cân nặng lý tưởng và thực hiện những hoạt động giảm stress cũng góp phần giúp cơ thể có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên là hoạt động cần thiết để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về hệ tiêu hóa. Khi thay đổi về chế độ ăn uống cũng như lối sống, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Những dấu hiệu hệ tiêu hoá có vấn đề và cách phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Gợi ý những cách chữa đau đầu cấp tốc tại nhà hiệu quả mà không cần dùng thuốc

Cần thiết lập một chế độ ăn lành mạnh và khoa học để giúp cho hệ tiêu hoá khoẻ mạnh

Với những thông tin được chia sẻ trong bài, mong rằng sẽ hữu ích và giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về cách nhận biết dấu hiệu hệ tiêu hoá có vấn đề. Nếu các biểu hiện về tiêu hóa kéo dài, trầm trọng hơn hoặc nghi ngờ mắc các bệnh lý về tiêu hóa cần phải được điều trị. Vì vậy, người bệnh thấy bất ổn với các biểu hiện về đường tiêu hóa thì hãy đến các cơ sở y tế để được điều trị bệnh nhanh chóng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *