Nhận biết và điều trị rối loạn thân nhiệt ở trẻ sơ sinh: Phải làm gì nếu bé bị hạ thân nhiệt?

Nhận biết và điều trị rối loạn thân nhiệt ở trẻ sơ sinh: Phải làm gì nếu bé bị hạ thân nhiệt?

Giống như nhiệt độ của người lớn, nhiệt độ của trẻ có thể dao động tăng giảm do nhiều yếu tố như thời gian trong ngày, hoạt động và thậm chí cả cách đo nhiệt độ của trẻ. Tuy nhiên chứng rối loạn thân nhiệt ở trẻ sơ sinh như tăng hay hạ thân nhiệt là triệu chứng nguy hiểm. Đối với các bậc làm cha mẹ nên cẩn trọng khi phát hiện tình trạng này này.

Bạn đang đọc: Nhận biết và điều trị rối loạn thân nhiệt ở trẻ sơ sinh: Phải làm gì nếu bé bị hạ thân nhiệt?

Theo AAP, nhiệt độ của trẻ sơ sinh có thể dao động từ 36°C vào buổi sáng đến 37,9°C vào cuối ngày khi đo bằng nhiệt kế trực tràng. Nếu nhiệt độ trực tràng giảm xuống dưới 35°C thì đây là dấu hiệu của chứng rối loạn thân nhiệt ở trẻ sơ sinh, cụ thể là hạ thân nhiệt. Điều này rất nguy hiểm với trẻ, đặc biệt là trẻ chỉ mới vài tháng tuổi. Cùng đọc tiếp bài viết này để hiểu thêm về tình trạng hạ thân nhiệt ở trẻ nhé.

Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh

Có thể thấy, thân nhiệt trẻ sơ sinh đạt trạng thái sức khỏe tốt nhất khi nằm trong khoảng từ 36°C đến 37,9°C. Nếu xuất hiện tình trạng thân nhiệt của trẻ hạ xuống thấp hơn mức an toàn này thì các phụ huynh cần cẩn trọng vì đây là biểu hiện rõ rệt cho thấy bé đang gặp tình trạng rối loạn thân nhiệt ở trẻ sơ sinh, cụ thể là hạ thân nhiệt. Ngoài biểu hiện chính là hạ thân nhiệt, một vài dấu hiệu phụ sau đây cũng được đề cập:

  • Hành động chậm chạp, lờ đờ;
  • Kém bú;
  • Khóc yếu;
  • Màu da nhợt nhạt, hơi lạnh;
  • Khó thở, thở dốc.

Nhận biết và điều trị rối loạn thân nhiệt ở trẻ sơ sinh: Phải làm gì nếu bé bị hạ thân nhiệt? 1

Rối loạn thân nhiệt ở trẻ sơ sinh khi nhiệt độ cơ thể thấp hơn 36°C

Rối loạn thân nhiệt ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân nào khiến bé bị hạ thân nhiệt?

Khi nhiệt độ của trẻ giảm xuống dưới mức bình thường, cơ thể trẻ sẽ sử dụng nhiều oxy hơn để cố gắng làm ấm cơ thể trở lại. Sự gia tăng lượng oxy cần sử dụng này có thể gây áp lực rất lớn lên một cơ thể nhỏ bé. Một vài nguyên nhân sau có thể gia tăng khả năng tình trạng hạ thân ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sinh non và nhẹ cân

Theo một nghiên cứu vào năm 2013, những trẻ bị sinh non và có cân nặng thấp lúc mới sinh có nguy cơ bị hạ thân nhiệt cao nhất. Đặc biệt khi trẻ được sinh ra khi chỉ mới đạt 28 tuần tuổi và những em bé có cân nặng dưới 3,3 kg có khả năng bị rối loạn thân nhiệt cao hơn tử 31 – 78%. Tỷ lệ mắc bệnh của nhóm trẻ này cao chủ yếu do cơ thể của bé quá nhỏ nên không thể tự giữ nhiều nhiệt trong cơ thể như trẻ lớn hoặc người trưởng thành. Ngoài ra một số nguyên nhân khác cũng có mức độ ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của trẻ:

  • Thiếu hụt lượng chất béo có thể giữ ấm cho cơ thể;
  • Hệ thần kinh của trẻ vẫn đang phát triển.

Nhận biết và điều trị rối loạn thân nhiệt ở trẻ sơ sinh: Phải làm gì nếu bé bị hạ thân nhiệt? 2

Trẻ sinh non và nhẹ cân có nguy cơ bị hạ thân cao nhất

Nhiệt độ phòng sinh quá thấp

Ngay sau khi sinh, trẻ sẽ được đặt trong những chiếc nôi được thiết kế đặc biệt có đèn sưởi và đệm sưởi để đảm bảo an toàn cho trẻ, hạn chế tình trạng rối loạn thân nhiệt và nhiều nguy cơ khác. Tuy nhiên vẫn có một vài trường hợp, dù trẻ sinh đủ tháng nhưng thân nhiệt lại bị giảm nhanh chóng do nhiệt độ trong phòng sinh thấp và khá lạnh so với bé gây nên tình trạng rối loạn thân nhiệt ở trẻ sơ sinh.

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng có quá ít glucose hoặc lượng đường trong máu lưu thông trong cơ thể để tạo năng lượng. Không chỉ những người lớn tuổi hoặc có bệnh nền về đường huyết mới gặp tình trạng này mà ngay cả trẻ sơ sinh vẫn có thể bị hạ đường huyết khiến cơ thể trẻ không thể duy trì nhiệt độ an toàn. Một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh như sau:

  • Bị nhiễm trùng;
  • Dị tật bẩm sinh;
  • Ảnh hưởng từ sức khỏe của cha mẹ trong thời kỳ mang thai.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng không chỉ là nguyên nhân gián tiếp khiến thân nhiệt của trẻ bị hạ thấp, mà một vài trường hợp nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh còn gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe làm giảm nhiệt độ cơ thể nghiêm trọng.

  • Nhiễm trùng do viêm màng não có thể gây sốt cao ở trẻ sơ sinh hoặc khiến nhiệt độ cơ thể thấp hơn mức trung bình;
  • Nhiễm trùng máu thường làm hạ thân nhiệt gây nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Trong một số trường hợp có thể dẫn đến sốt cao.

Tìm hiểu thêm: Huyết áp người già 80 tuổi bao nhiêu là tốt?

Nhận biết và điều trị rối loạn thân nhiệt ở trẻ sơ sinh: Phải làm gì nếu bé bị hạ thân nhiệt? 3
Nhiễm trùng máu làm hạ thân nhiệt gây nguy hiểm ở trẻ sơ sinh

Phải làm gì nếu trẻ sơ sinh bị hạ thân nhiệt?

Nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh bị hạ thấp là tình trạng rất nguy hiểm vì mọi chức năng trong cơ thể của bé vẫn chưa hoàn thiện. Vậy nên nếu trẻ gặp tình trạng này, các phụ huynh cần kịp thời xử lý ngay hoặc đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu nghi ngờ bé có nhiệt độ cơ thể thấp, điều đầu tiên bạn nên làm là đo nhiệt độ cho bé. Nhiệt độ được đo tại trực tràng sẽ cho kết quả chính xác hơn, hoặc có thể đo nhiệt độ tại nách của trẻ cũng được. Sau đó hãy cố gắng tăng thân nhiệt của trẻ bằng cách:

  • Mặc thêm quần áo giữ ấm cho trẻ;
  • Quấn chăn cho trẻ;
  • Ủ ấm cơ thể trẻ bằng thân nhiệt của cha mẹ;
  • Liên hệ bác sĩ để được kịp thời điều trị.

Nhận biết và điều trị rối loạn thân nhiệt ở trẻ sơ sinh: Phải làm gì nếu bé bị hạ thân nhiệt? 4

>>>>>Xem thêm: Cách khắc phục dài bao quy đầu tại nhà vừa đơn giản vừa hiệu quả

Mặc thêm quần áo hoặc quấn chăn giữ ấm cho trẻ làm giảm tình trạng rối loạn thân nhiệt ở trẻ sơ sinh

Rối loạn thân nhiệt ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm và trẻ cũng ít có khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Vậy nên cha mẹ hoặc người chăm sóc nên thận trọng khi trẻ có nhiệt độ bất thường, đặc biệt nếu trẻ sinh non hoặc nhỏ hơn 3 tháng tuổi. Hãy gặp bác sĩ bất cứ khi nào nhiệt độ của em bé giảm xuống dưới mức bình thường. Nhà thuốc Long Châu chúc các bé luôn khỏe mạnh phát triển.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Nhiệt độ cơ thểTrẻ sơ sinh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *