Sỏi ống tụy thực chất là bệnh không khó để điều trị tuy nhiên bạn phải kịp thời phát hiện để can thiệp đúng lúc. Vậy chữa sỏi tuỵ như thế nào? Làm gì để bệnh nhanh phục hồi? Bài viết sẽ thông tin đến bạn.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân và phương pháp điều trị sỏi ống tụy mà bạn có thể tham khảo
Tuyến tụy đảm nhiệm các chức năng rất quan trọng của cơ thể. Mắc các bệnh liên quan đến tụy như sỏi ống tụy sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và chất lượng sống. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh là gì? Điều trị bệnh thế nào để nhanh chóng hồi phục? Tất cả thắc mắc này sẽ được giải đáp cụ thể ở bài viết sau.
Sỏi ống tụy và nguyên nhân
Tuỵ sẽ đảm nhiệm chức năng tạo ra các enzyme để phân hủy cholesterol, protein và chất béo của thức ăn khi đến ruột non. Đặc biệt tụy còn tiết ra chất insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Vậy sỏi tuỵ là bệnh gì? Là hiện tượng tuyến tuỵ hình thành sỏi từ đó làm suy giảm chức năng tiết enzyme tiêu hoá cũng như insulin.
Bệnh sỏi tuyến tụy thật sự nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện và điều trị. Sỏi ở tuỵ làm cơ thể hấp thu dinh dưỡng kém đi từ đó rất dễ xảy ra tình trạng suy dinh dưỡng, kiệt sức. Bên cạnh đó bệnh nhân rất dễ bị tiểu đường bởi tuyến tụy không còn sản xuất insulin như trước. Ngoài ra một trong những biến chứng nguy hiểm khác khi mắc sỏi ống tụy là viêm nhiễm các nang tụy. Các vi khuẩn có hại sẽ tấn công nhanh chóng vào tuyến tụy và gây ra tình trạng viêm nhiễm cấp, nặng hơn là hoại tử và chảy máu trong.
Có 3 nguyên nhân mắc bệnh phổ biến sau:
- Ăn uống không khoa học: Việc thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian dài sẽ khiến các mô tuỵ bị tổn thương. Chúng không còn hấp thụ được canxi dẫn đến tình trạng gây sỏi ở tuỵ. Chưa kể những ai thích ăn nhiều món ăn giàu dầu mỡ cũng sẽ khiến sỏi nhanh phát triển hơn ở tuyến tụy.
- Sỏi mật, viêm tụy: Nếu bạn đang mắc bệnh viêm tụy mãn tính hay sỏi mật thì biến chứng của bệnh này là gây ra sỏi tuỵ. Bởi mật và tuỵ là hai bộ phận liền kề và có liên kết mật thiết với nhau.
- Lượng canxi trong máu cao: Nếu bạn bổ sung vào cơ thể quá nhiều thức ăn giàu canxi hoặc mắc bệnh suy tuyến giáp thì cơ thể sẽ nhanh chóng tích tụ canxi ở tuỵ. Từ đó sỏi được hình thành.
Nếu bản thân có những dấu hiệu như đau nhói bụng vùng trên rốn, đau bụng lan dần ra sau lưng, đau ngay sau khi ăn, sốt nhẹ, buồn nôn, khó tiêu thì phải kiểm tra ngay. Bởi nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu thì bệnh rất dễ điều trị và không gây ra biến chứng.
Phương pháp điều trị sỏi ống tụy hiệu quả
Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, chữa sỏi tuỵ không hề phức tạp. Tuỳ vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị 1 trong 3 phương pháp sau:
Điều trị bằng thuốc
Rất có thể bạn sẽ được yêu cầu sử dụng thuốc có chứa ibuprofen để giảm đau tức trong trường hợp bị đau bụng. Ngoài ra kết hợp các thuốc bổ sung men tuỵ, tiêm thuốc tan sỏi tuỵ để quá trình sản xuất enzyme dần hồi phục. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên chia nhỏ các bữa ăn, uống nhiều nước lọc, nghỉ ngơi điều độ để nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.
Phương pháp tán sỏi nội soi
Đây còn gọi là phương pháp ERCP, giải pháp này sẽ được chỉ định cho những bệnh nhân có tình trạng sỏi ống tụy nghiêm trọng hơn và không đáp ứng tốt khi điều trị với thuốc. Nội soi tán sỏi sẽ giúp nong rộng ống tủy về trạng thái bình thường. Lúc này viên sỏi sẽ vỡ thành các mảnh nhỏ hơn và không hề để lại biến chứng.
Phẫu thuật giảm áp, cắt bỏ đầu tuỵ
Bệnh nhân ở giai đoạn nặng sẽ được khuyến khích sử dụng phương pháp này. Với phẫu thuật giảm áp, bác sĩ sẽ thực hiện lấy các viên sỏi lớn ngừa gây tắc nghẽn ống tụy. Những bệnh nhân có dấu hiệu giãn ống tụy thì nên cắt bỏ phần đầu tuỵ để giảm đau cũng như ngăn ngừa nguy cơ hoại tử tuỵ.
Tìm hiểu thêm: Đi khám kinh nguyệt không đều ở đâu uy tín?
Cách chăm sóc bệnh nhân sỏi ống tụy vừa phẫu thuật
Trong giai đoạn đầu chữa trị bệnh, đặc biệt đối với các trường hợp được bác sĩ chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, chăm sóc bệnh nhân sau mổ là một trong những điều mà bạn cần quan tâm. Nên truyền tĩnh mạch các loại dịch cung cấp đường và chất điện giải cho người bệnh, có thể dùng đường uống nhưng chỉ với lượng nhỏ, nếu người bệnh đang bị chướng bụng thì không nên dùng đường uống.
Sau khi phẫu thuật được khoảng 2 tuần, việc dung nạp bằng đường tiêu hoá còn chưa hoàn thiện nên tốt nhất hãy nuôi bệnh nhân bằng cháo. Để tránh thiếu hụt chất dinh dưỡng, bệnh nhân sau phẫu thuật nên ăn nhiều bữa trong ngày. Các thực phẩm chế biến cần được nấu cẩn thận và ưu tiên nấu chín nhừ. Bên cạnh đó bạn có thể bổ sung thêm sữa bột để cung cấp đủ năng lượng cho bệnh nhân.
Ngoài ra, dù đang điều trị sỏi tụy bằng phương pháp nào thì bạn cũng nên hạn chế dung nạp chất béo chiết xuất từ động vật. Nên ăn chậm, nhai kỹ và ưu tiên món ăn lỏng. Khuyến khích bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi, ngũ cốc, rau củ.
Đặc biệt sau khi đã lành hẳn, bệnh nhân không nên chủ quan mà hãy tích cực ăn uống khoa học kết hợp với tập luyện thường xuyên để tăng cường sức đề kháng. Bạn cũng nên thăm khám thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khoẻ của bản thân.
>>>>>Xem thêm: Kết hợp Peptide và BHA có tác dụng gì trong chăm sóc da?
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân và phương pháp điều trị sỏi ống tụy. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về bệnh cũng như chủ động hơn trong điều trị và chăm sóc người mắc bệnh.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm