Nguyên nhân và dấu hiệu trầm cảm ở học sinh

Nguyên nhân và dấu hiệu trầm cảm ở học sinh

Tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư ở những người từ 15 – 29 tuổi. Trầm cảm được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng này. Vậy đâu là dấu hiệu trầm cảm ở học sinh cần được lưu ý?

Bạn đang đọc: Nguyên nhân và dấu hiệu trầm cảm ở học sinh

Trầm cảm, lo lắng và rối loạn hành vi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và khuyết tật ở thanh thiếu niên. Theo thống kê toàn cầu, cứ bảy trẻ em từ 10 – 19 tuổi thì có một em bị rối loạn tâm thần, chiếm 13% gánh nặng bệnh tật toàn cầu ở nhóm tuổi này. Vậy chính xác thì sức khỏe tâm thần là gì? Một số những dấu hiệu trầm cảm ở học sinh bạn nên biết.

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên

Sức khỏe tâm thần là một phần không thể thiếu của sức khỏe và hạnh phúc, giúp củng cố khả năng cá nhân và tập thể của chúng ta trong việc đưa ra quyết định, xây dựng mối quan hệ và định hình thế giới chúng ta đang sống. Trên hết, nó rất quan trọng đối với sự phát triển của các cá nhân, cộng đồng và kinh tế xã hội.

Hiện nay, cứ sáu người thì có một người ở độ tuổi 10 – 19. Trên toàn cầu, ước tính cứ có 7 học sinh từ 10 – 19 tuổi thì sẽ có 1 em gặp phải các tình trạng sức khỏe tâm thần, mắc bệnh về tâm lý, tức khoảng 14%. Tuy nhiên những vấn đề này phần lớn vẫn chưa được hiểu biết và điều trị triệt để.

dau-hieu-tram-cam-o-hoc-sinh-5.webp

Bảo vệ sức khỏe tâm thần cho các thanh thiếu niên là bảo vệ tiềm lực đất nước

Tuổi thiếu niên (học sinh) là khoảng thời gian độc đáo và mang tính hình thành và định hình. Những thay đổi về thể chất, tình cảm và xã hội, bao gồm cả việc phải đối mặt với nghèo đói, lạm dụng hoặc bạo lực, có thể khiến thanh thiếu niên dễ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Bảo vệ thanh thiếu niên khỏi nghịch cảnh, thúc đẩy học tập về mặt cảm xúc xã hội và sức khỏe tâm lý cũng như đảm bảo khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần là rất quan trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc của họ trong tuổi trưởng thành.

Thanh thiếu niên – đặc biệt là đối với học sinh – có tình trạng sức khỏe tâm thần đặc biệt thường rất dễ bị xã hội loại trừ, kỳ thị, phân biệt đối xử, khó khăn trong tiếp cận giáo dục, có các hành vi gây hại cho bản thân, bệnh tật về thể chất và vi phạm nhân quyền.

Yếu tố quyết định sức khỏe tâm thần

Tuổi vị thành niên là giai đoạn quan trọng để phát triển các thói quen xã hội và cảm xúc quan trọng đối với sức khỏe tinh thần. Bao gồm việc áp dụng các kiểu ngủ lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, phát triển các kỹ năng xã hội bao gồm kỹ năng đối diện, giải quyết vấn đề và giao tiếp cá nhân, học cách quản lý cảm xúc. Trong đó, môi trường tiếp xúc và các sự hỗ trợ trong gia đình, ở trường và trong cộng đồng đóng góp vai trò rất quan trọng.

dau-hieu-tram-cam-o-hoc-sinh-3.webp

Môi trường trong gia đình cũng góp phần quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ

Có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tâm thần. Các thanh thiếu niên (học sinh) càng tiếp xúc nhiều với các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn thì các khả năng tác động tiềm tàng đến sức khỏe tâm thần của họ càng lớn. Các yếu tố này có thể góp phần gây căng thẳng ở tuổi thiếu niên bao gồm việc phải đối mặt với nghịch cảnh, áp lực phải hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa và khám phá bản thân.

Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông và chuẩn mực giới tính có thể góp phần làm trầm trọng thêm sự khác biệt giữa thực tế cuộc sống của thanh thiếu niên với nhận thức hoặc nguyện vọng của họ về tương lai. Các yếu tố quyết định quan trọng khác bao gồm chất lượng cuộc sống gia đình và mối quan hệ với bạn bè đồng trang lứa. Bạo lực (đặc biệt là bạo lực tình dục và bạo lực học đường), cách nuôi dạy con cái khắc nghiệt và các vấn đề nghiêm trọng về kinh tế xã hội cũng được thừa nhận là những rủi ro tiềm tàng đối với sức khỏe tâm thần.

Một số thanh thiếu niên có nguy cơ mắc các bệnh tâm thần cao hơn do điều kiện sống, sự kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc cô lập hoặc thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ và hỗ trợ có chất lượng. Những người này bao gồm thanh thiếu niên đã hoặc đang sinh sống trong môi trường được bảo bọc quá mức, thanh thiếu niên mắc bệnh mãn tính, rối loạn phổ tự kỷ, thiểu năng trí tuệ hoặc tình trạng thần kinh khác, thanh thiếu niên đang mang thai, làm cha, mẹ ở tuổi vị thành niên, tảo hôn hoặc bị ép buộc kết hôn không mong muốn, trẻ mồ côi, thanh thiếu niên thuộc các nhóm dân tộc thiểu số hoặc có liên quan đến bản dạng giới, xu hướng tính dục (LGBT) hoặc các nhóm bị phân biệt đối xử khác.

Tìm hiểu thêm: Một số cách trị bệnh táo bón kéo dài ở trẻ em

dau-hieu-tram-cam-o-hoc-sinh-2.webp
Trầm cảm tuổi học đường có thể xảy ra do bị cô lập

Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh

Một vài dấu hiệu trầm cảm ở học sinh điển hình như:

  • Buồn bã (có thể khóc hoặc không);
  • Lo lắng, bồn chồn, sợ hãi dù không có lý do cụ thể;
  • Thiếu năng lượng và thiếu động lực;
  • Nóng nảy, dễ bị kích động bởi nhiều yếu tố, có xu hướng trở nên bạo lực;
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều;
  • Chán, biếng ăn hoặc ăn quá nhiều, ăn mọi lúc không kiểm soát;
  • Dần xa cách hơn với gia đình và bạn bè dù không rõ lý do;
  • Mất hứng thú với các hoạt động bản thân yêu thích;
  • Cảm giác tội lỗi, tinh thần không yên, xấu hổ tột độ;
  • Trí nhớ giảm sút hơn trước, mất khả năng hoặc khó để vào trạng thái tập trung;
  • Tìm đến rượu bia nhiều hơn, đôi khi có thể là chất cấm;
  • Nghỉ học thường xuyên, bỏ học, kết quả học tập sa sút;
  • Tự chê trách, chán ghét bản thân;
  • Cảm thấy sợ hãi và bất lực khi phải thay đổi môi trường hoàn cảnh sinh sống và làm việc;
  • Cảm thấy mọi việc luôn xảy ra theo hướng tệ nhất và không bao giờ có thể tốt hơn;
  • Bắt đầu có các suy nghĩ, nói chuyện, hoặc viết, vẽ, nghe nhạc về bạo lực, sự tuyệt vọng, súng ống, dao kiếm và cái chết.

Dau-hieu-tram-cam-o-hoc-sinh-1.webp

Sợ hãi, lo lắng, chán chường, tuyệt vọng đều là những dấu hiệu trầm cảm ở học sinh

Ngoài những bất an về tinh thần, người có dấu hiệu bị trầm cảm còn bị một số ảnh hưởng về thể chất như: Đau bụng, thay đổi khẩu vị, tăng hoặc sụt cân nhanh chóng, đau đầu, đau cơ, khớp xương hoặc lưng.

Nguyên nhân trầm cảm ở học sinh

Về cơ bản, một học sinh sẽ có khả năng phải đối mặt với nhiều tình huống hoặc yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh trầm cảm như:

  • Bị so sánh hoặc tự so sánh các thành tích trong học tập, thể thao hoặc xã hội với các bạn cùng lứa, gọi tắt là áp lực đồng trang lứa;
  • Rượu bia và chất cấm cũng là một phần nào nguyên nhân;
  • Tiền sử gia đình có người bị trầm cảm;
  • Sợ bố mẹ thất vọng vì điểm số, sự nghiệp, thu nhập, cuộc sống,…;
  • Gặp khó khăn trong các mối quan hệ ngang hàng (tình bạn, tình yêu);
  • Mối quan hệ thân thiết, gắn bó bị tan vỡ;
  • (Có thể) bị tấn công, lạm dụng, bạo lực tình dục;
  • Gặp khó khăn trong việc nhận biết bản dạng giới và xu hướng tính dục của bản thân, hoặc gặp khó khăn trong việc chia sẻ điều này với gia đình;
  • Cuộc sống căng thẳng.

Dau-hieu-tram-cam-o-hoc-sinh-0.webp

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về phương pháp bơm xi măng cột sống điều trị xẹp đốt sống

Gặp nhiều khó khăn trong các mối quan hệ và sự nghiệp khiến cuộc sống căng thẳng kéo dài và dần dẫn đến trầm cảm

Hậu quả của việc không giải quyết các tình trạng sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên sẽ kéo dài đến tuổi trưởng thành, làm suy giảm cả sức khỏe thể chất và tinh thần và hạn chế cơ hội có được cuộc sống trọn vẹn khi trưởng thành. Vậy nên, việc nhận biết được dấu hiệu trầm cảm ở học sinh nói riêng và thanh thiếu niên nói chung là cực kỳ quan trọng đối với chính bản thân, gia đình và bạn bè xung quanh.

Chủ đề:Trầm cảmTâm lýSức khỏe tinh thần

Các bài viết liên quan

  1. Existential crisis là gì? Làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?

  2. Mạnh mẽ là gì? Những dấu hiệu của người có cá tính mạnh mẽ

  3. Vùng an toàn là gì? 5 cách giúp bạn bước ra vùng an toàn của mình

  4. Self awareness là gì? Tại sao self awareness lại quan trọng?

  5. Những cạm bẫy tâm lý mà con người dễ vấp phải

  6. Quấy rối là gì? Phải làm gì khi gặp trường hợp này?

  7. Healthy relationship là gì? Cách để nhận biết một healthy relationship

  8. Tâm lý lứa tuổi thiếu niên – Độ tuổi mà cha mẹ cần lưu tâm đến

  9. Gender dysphoria là gì? Gender dysphoria có những triệu chứng gì?

  10. Tác động của các yếu tố tâm lý đối với bệnh viêm khớp vảy nến

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *