Gắn móng giả bị xanh móng là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra và quan tâm. Ngay bây giờ hãy cùng Nhà thuốc Long Châu đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề này.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách khắc phục việc gắn móng giả bị xanh móng
Gắn móng giả bị xanh móng là vấn đề nan giải của chị em trong mỗi dịp lễ đến. Hầu hết ai cũng muốn có cho mình bộ móng thật lung linh và giữ được thật lâu. Tuy nhiên tình trạng gắn móng giả bị xanh móng lại khiến chị em lo lắng. Chính vì thế trong bài viết sau Nhà thuốc Long Châu sẽ tiết lộ nguyên nhân và cách khắc phục cho bạn.
Tìm hiểu về móng giả – Xu hướng phổ biến trong làm đẹp
Móng giả chính là loại móng nhân tạo được làm từ nhiều thành phần khác nhau. Việc gắn móng giả sẽ giúp chị em có được những bộ móng lung linh, khiến cho bàn tay trở nên đẹp hơn.
Hiện nay nhu cầu sử dụng móng giả ngày càng tăng cao, không chỉ trong những dịp lễ Tết. Vào những ngày thường thì các tiệm nail vẫn rất đông khách. Có thể thấy việc gắn móng giả đã trở thành nhu cầu cơ bản của các chị em chúng ta.
Mặc dù đây đã trở thành trào lưu phổ biến và được nhiều người yêu thích, tuy nhiên những rủi ro tiềm ẩn của việc gắn móng giả là không tránh khỏi. Một trong những vấn đề lớn nhất mà chị em gặp phải đó chính là gắn móng giả bị xanh móng.
Tác hại của việc gắn móng giả bị xanh móng
Khi gặp tình trạng xanh móng nhiều chị em cảm thấy tiếc bộ móng của mình và thản nhiên để như thế. Tuy nhiên đây là hành động cực nguy hiểm có thể khiến cho vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào sâu trong da. Chúng có thể khiến cho móng tay hoặc móng chân của bạn dễ bị nhiễm trùng, nấm móng.
Đặc biệt nếu tình trạng này kéo dài càng lâu thì tình trạng xanh móng này có thể chuyển sang mưng mủ. Việc đau nhức là không thể tránh khỏi và vi khuẩn tiếp tục xâm nhập sâu hơn nữa. Ngoài ra quá trình này sẽ khiến cho móng của bạn ngày càng yếu dần, khi đó việc gắn móng cho những lần sau sẽ bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân gắn móng giả bị xanh móng là từ đâu?
Quá trình vi khuẩn xâm nhập và bị xanh móng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng tôi đã tổng hợp một số nguyên nhân chủ yếu dưới đây để bạn có thể tham khảo và hiểu sâu hơn về vấn đề này.
- Vệ sinh không kỹ: Trước khi gắn móng tay hoặc chân chúng ta cần được làm sạch thông qua các công việc như cắt da, cắt móng, dũa móng… Nếu móng không được lau kỹ thì khi úp móng giả lên bạn sẽ không thể loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩn trong đó.
- Móng ẩm ướt: Móng bị ẩm ướt có thể chính là nguyên nhân chính của việc bị xanh móng. Các loại vi khuẩn đặc biệt hoạt động mạnh trong môi trường ẩm, có nước. Do đó khi không được lau khô chúng sẽ phát triển và dẫn đến tình trạng này.
- Tiếp xúc với nước quá nhiều: Nhiều chị em luôn phải vật vã với những công việc nội trợ như rửa chén, giặt đồ…Việc này sẽ khiến cho móng tay của bạn luôn phải hoạt động trong môi trường nước và dễ dàng bị ẩm mốc khi không được lau khô ngay lập tức.
- Tự ý gắn móng: Nhiều chị em có xu hướng lựa chọn việc gắn móng tại nhà bằng cách đặt mua các loại móng giả ở trên mạng. Chính vì việc thiếu kinh nghiệm trong việc gắn móng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xanh móng này.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu mất ngủ nên uống gì để dễ ngủ hơn?
Gắn móng giả bị xanh móng – Tìm hiểu các lưu ý sau
Việc gắn móng giả bị xanh móng luôn xảy ra phổ biến đối với các chị em, tuy nhiên đây không phải là vấn đề gì quá khó để khắc phục. Hãy tham khảo các lưu ý khi gắn móng dưới đây để có thể sở hữu một bộ móng khỏe, đẹp và bền nhé.
Chọn salon nail uy tín, đảm bảo
Nếu muốn có cho mình những bộ móng chất lượng thì việc chọn được tiệm nail uy tín là điều vô cùng cần thiết. Tiêu chí để lựa chọn một địa chỉ an toàn đó là phải đảm bảo được vấn đề về vệ sinh, nguyên liệu họ dùng có an toàn không, dụng cụ mà họ sử dụng có sạch sẽ không.
Tốt nhất bạn nên yêu cầu sử dụng từng dụng cụ riêng cho mỗi khách hàng. Điều này giúp tránh khỏi tình trạng mất vệ sinh, lây nhiễm vi khuẩn và tránh các bệnh truyền nhiễm từ người này sang người khác khi da bị tổn thương. Hoặc nếu có thể bạn hãy chuẩn bị cho mình một bộ dụng cụ riêng và yêu cầu thợ nail sử dụng chúng.
>>>>>Xem thêm: Nhũ hoa bình thường là như thế nào? Những điều cần biết về sức khỏe nhũ hoa
Không đắp móng trong tình trạng móng yếu
Móng quá yếu cũng có thể là nguyên nhân của việc xanh móng, bạn không nên tiến hành đắp móng mới ngay khi vừa mới tháo bộ móng cũ. Lúc này bề mặt móng chưa được phục hồi và rất mỏng. Khi úp móng mới chúng sẽ gây nên tình trạng đau rát bởi các hóa chất, keo dán nail.
Ngoài ra bạn cũng không nên đắp móng liên tục, chúng có thể khiến cho móng của bạn dễ gãy và thậm chí là không mọc dài được nữa. Chỉ nên đắp móng khoảng 2 tháng một lần để tránh tình trạng móng yếu.
Chú ý dưỡng móng trước khi đắp
Đây cũng chính là một cách để bạn khắc phục bộ móng yếu của mình. Trước 1-2 tuần đắp móng bạn nên thực hiện các bước dưỡng tại nhà. Điều này đảm bảo móng của bạn đạt được độ khỏe, độ chắc khi tiến hành đắp thêm các lớp sơn, lớp keo dán.
Một cách giúp chị em dưỡng móng tại nhà đó chính là sử dụng các loại gel dưỡng hoặc dầu dưỡng. Giá thành của chúng không quá mắc để có thể sở hữu tuy nhiên công dụng lại vô cùng hữu hiệu cho bộ móng của chúng ta.
Chăm sóc móng khi đắp
Quá trình chăm sóc và bảo vệ móng tay sau khi đắp là điều vô cùng cần thiết. Nhiều chị em cho rằng đây là móng giả nên không quá chú tâm, tuy nhiên khi gắn lên bề mặt móng thật chúng lại có ảnh hưởng đến nhau. Do đó hãy thường xuyên theo dõi, quan sát và tránh các tác nhân bên ngoài môi trường làm ảnh hưởng đến móng.
Như đã đề cập thì việc cho móng tiếp xúc với nước quá nhiều cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc xanh móng. Do đó hãy đeo găng tay chống nước khi bạn bắt buộc phải tiếp xúc. Trong quá trình chăm sóc nếu cảm thấy đau nhức, ngả màu thì hãy đến tìm gặp bác sĩ để được xử lý.
Thông qua bài viết trên Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ chi tiết nguyên nhân cũng như cách khắc phục việc gắn móng giả bị xanh móng. Đây là vấn đề quan trọng mà chị em cần lưu ý nếu muốn có cho mình bộ móng khỏe, đẹp và bền. Do đó hãy tham khảo các kiến thức trên để trở thành một người dùng thông minh.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm