Nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng bé 9 tháng tuổi hay bị nôn trớ

Nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng bé 9 tháng tuổi hay bị nôn trớ

Nôn trớ là một hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Đây được coi như là một biểu hiện bình thường trong quá trình phát triển của bé tuy nhiên nếu bé nôn trớ nhiều lần trong ngày thì có thể cơ thể bé đang gặp vấn đề về tiêu hóa đặc biệt vào tháng ăn dặm thứ 9. Vậy nguyên nhân vì sao bé 9 tháng tuổi hay bị nôn trớ? Hãy để chúng tôi giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này nhé!

Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng bé 9 tháng tuổi hay bị nôn trớ

Xuất hiện tình trạng nôn trớ kéo dài ở bé 9 tháng tuổi có thể làm cho bé biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển, suy giảm sức đề kháng điều này dẫn đến sự tăng trưởng không toàn diện của bé. Bé có thể gặp tình huống nguy hiểm hơn khi bé nôn trớ vô tình hít phải chất nôn vào phổi làm tắc nghẽn đường hô hấp. Cần làm gì để cải thiện tình trạng bé 9 tháng tuổi hay bị nôn trớ?

Tìm hiểu về hiện tượng nôn trớ ở trẻ 9 tháng tuổi

Nôn là hiện tượng các chất trong dạ dày bị đẩy ngược ra khỏi miệng do sự co bóp của dạ dày kết hợp với sự co thắt của thành ngực và cơ bụng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến nôn ói ở trẻ như ăn uống quá nhiều, khó tiêu, đầy bụng,… Khác với nôn ói, nôn trớ ở trẻ ăn dặm xảy ra khi trẻ ăn no, sữa hoặc trào ra khỏi miệng khi bé đổi tư thế và bị tác động đột ngột như bế trẻ sai cách, rung lắc trẻ,… Nôn trớ ở trẻ được chia thành 2 dạng dưới đây:

  • Nôn trớ bệnh lý: Khi bé gặp trường hợp nôn trớ bệnh lý, cơ thể bé thường xuất hiện các biểu hiện như sốt cao, co giật, đau bụng quằn quại, bụng trướng, phát ban,… Bé có thể bị ngộ độc thức ăn, viêm ruột thừa, nhiễm trùng dạ dày, viêm màng não, rối loạn vận động dạ dày và thực quản.
  • Nôn trớ sinh lý: Dạ dày của trẻ khá nhỏ, cấu tạo dạ dày của bé nằm ngang kết hợp với thực quản là một góc tù nên trẻ dễ bị nôn trớ. Khi phát triển về sau, dạ dày của bé trở nên nghiêng và tình trạng nôn trớ sẽ không còn xảy ra.

nguyen-nhan-va-cach-cai-thien-tinh-trang-be-9-thang-tuoi-hay-bi-non-tro 1.webp

Ăn quá no sẽ dẫn đến tình trạng nôn trớ ở trẻ

Nguyên nhân khiến bé 9 tháng tuổi hay bị nôn trớ

Nôn trớ ở trẻ 9 tháng tuổi có thể là một trạng thái phổ biến thường gặp nhưng đôi khi cũng khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau sau hiện tượng này và dưới đây là một số lý do dẫn đến bé 9 tháng tuổi hay bị nôn trớ:

  • Bú hoặc ăn quá no: Khoảng ở tháng thứ 9 dạ dày của bé chỉ chứa được từ 200ml đến 250ml cho một lần ăn. Nếu cho bé ăn vượt quá mức chứa đựng cho phép của dạ dày sẽ làm cho bé nôn trớ.
  • Đầy bụng, khó tiêu: Bé bị khó tiêu, đầy bụng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ. Bé sẽ gặp một số dấu hiệu nhận biết khi bị đầy bụng khó tiêu như sờ bụng thấy cứng, chướng bụng, bú ít, lười bú, quấy khóc,…
  • Dạ dày chưa phát triển toàn diện: Khi trẻ sinh ra hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn toàn, dạ dày của bé nằm ngang và chưa có độ nghiêng như người trưởng thành. Cơ thắt tâm vị hoạt động kém khiến trẻ nôn trớ khi nằm sai tư thế, vặn mình.
  • Ngộ độc thức ăn: Nếu mẹ ăn phải thực phẩm không lành mạnh, đồ tươi sống chưa chế biến khi bé bú sữa mẹ, sữa mẹ truyền qua cho bé cũng sẽ khiến cho bé bị ngộ độc sữa mẹ, lúc này bé sẽ có những biểu hiện nôn trớ kèm đau bụng, tiêu chảy.
  • Bệnh lý đường ruột: Dạ dày của trẻ sinh ra còn khá yếu có thể mắc các bệnh về đường ruột như viêm ruột, viêm dạ dày, teo tá tràng, lồng ruột,… Bé thường có những biểu hiện như quấy khóc do bụng đau, phát sốt, phát ban, dịch nôn bất thường.

Tìm hiểu thêm: Cách khử mùi hôi quần áo ngày mưa hiệu quả, đơn giản bằng các nguyên liệu có sẵn tại nhà

nguyen-nhan-va-cach-cai-thien-tinh-trang-be-9-thang-tuoi-hay-bi-non-tro 2.webp
Đầy bụng là một trong những nguyên nhân khiến cho bé 9 tháng tuổi hay bị nôn trớ

Cách cải thiện trình trạng nôn trớ ở bé

Sau khi đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến bé 9 tháng tuổi hay bị nôn trớ thì các bậc cha mẹ cũng cần tìm hiểu rõ hơn về những biện pháp giúp bé giảm tình trạng này. Sau đây là một số cách giúp cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ.

Đối với trẻ bú sữa

Mẹ cho bé uống sữa từ từ, không cho bé uống quá no, thay vào đó chia thành nhiều cữ cho bé bú, không nên cho bé nằm liền sau khi bú và mẹ bỉm cần tìm hiểu kỹ hơn về cách bế và cách cho bé bú.

Đối với trẻ ăn dặm

Khi trẻ tập ăn dặm, mẹ không nên ép con ăn nhiều hoặc cho con ăn quá no. Mẹ bỉm có thể chia thành nhiều bữa ăn trong một ngày với số lượng thức ăn vừa đủ, không nên để bé ăn quá 30 phút cho một lần ăn bởi điều này làm giảm sự tập trung ăn của bé dẫn đến bé chán ăn, lười ăn.

Mẹ bỉm cần kiêng cữ trong ăn uống

Sữa mẹ đi vào dạ dày của bé khi bú, những thực phẩm mẹ ăn cũng ảnh hưởng nhiều đến tiêu hóa của bé. Những thực phẩm mẹ không nên ăn trong giai đoạn cho con bú như đồ ăn nhanh, thức ăn cay có mùi hăng, đồ ăn tái sống, thức ăn muối chua, đồ uống có ga chất bảo quản, những thực phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, sô cô la,… Thay vào đó mẹ bỉm hãy nên ăn các thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và bé như cá hồi, thực phẩm họ đậu, trái cây họ cam quýt, rau củ quả, các loại hạt và không quên uống nhiều nước.

nguyen-nhan-va-cach-cai-thien-tinh-trang-be-9-thang-tuoi-hay-bi-non-tro 3.webp

>>>>>Xem thêm: Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không? Các giai đoạn và cách phòng ngừa bệnh

Mẹ bỉm nên ăn những thực phẩm lành mạnh để tránh bé bị tình trạng ngộ độc sữa mẹ

Khi gặp tình trạng bé bị nôn trớ thì bậc ba mẹ không nên quá hoảng loạn hay quá lo lắng, thay vào đó hãy bình tĩnh tìm cách giúp bé, không để bé bị sặc vào phổi. Trên đây là toàn bộ phần giải đáp của chúng tôi về tình trạng bé 9 tháng tuổi hay bị nôn trớ. Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng nôn trớ ở trẻ.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Protein xét nghiệmhuyết tương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *