Nếu bạn hay người thân có nhiều sự băn khoăn về bệnh vảy phấn hồng này, bị vảy phấn hồng nên kiêng gì để giảm triệu chứng và sớm hồi phục thì hãy tham khảo những thông tin ở bài viết bên dưới nhé!
Bạn đang đọc: Người bị vảy phấn hồng nên kiêng gì?
Vảy phấn hồng là một bệnh da liễu khá phổ biến ở Việt Nam, có triệu chứng đặc trưng là những đốm hồng có hình bầu dục hay hình tròn. Bệnh vảy phấn hồng ít nhiều gây khó chịu, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bị mắc phải. Nhiều người bệnh mắc phải bệnh vảy phấn hồng cũng không khỏi thắc mắc nên ăn gì để mau khỏi? Bị vảy phấn hồng nên kiêng gì?
Những điều cần biết về bệnh vảy phấn hồng
Vảy phấn hồng là một dạng của bệnh vảy nến, thuộc nhóm tự miễn, thường xuất hiện bằng mảng lớn, hình dạng đốm tròn hoặc bầu dục, kích thước từ 2,5 đến 5cm cùng những vảy nến lấm tấm xung quanh. Những vùng da dễ xuất hiện là vùng da ngực, bụng hoặc lưng.
Các triệu chứng của vảy phấn hồng thường phát triển theo giai đoạn:
- Trước khi xuất hiện các mảng bám, có thể sẽ bị sốt, đau đầu, đau khớp hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên.
- Sau một vài ngày hay, ít nhất là 2 ngày sẽ xuất hiện các mảng bám màu hồng hoặc đỏ. Các mảng bám có thể xuất hiện trên các vùng như bụng, ngực, lưng hoặc cổ, ở vùng da đầu và gần bộ phận sinh dục thường ít gặp hơn.
- Tình trạng phát ban lan rộng sẽ diễn ra sau khoảng 2 tuần kể từ khi mảng bám lớn xuất hiện. Phát ban lan rộng sẽ xuất hiện thêm các mảng đốm có vảy nhỏ hơn, phát triển theo hình dáng giống cây thông, có thể tiếp tục lan rộng trong 2 đến 6 tuần.
Vảy nến phấn hồng không gây đau. Tuy nhiên, nó mang lại cảm giác rất ngứa ngáy, khó chịu, việc gãi ngứa các mảng này có thể làm tổn thương da, dẫn đến nhiễm trùng và gây đau.
Màu sắc của các mảng bám tuỳ thuộc vào sắc tố da. Ở người da sáng, các mảng thường có màu đỏ hồng. Ở người da sẫm màu, các mảng có thể có màu xám, nâu sẫm hoặc đen. Các mảng bám thường kéo dài từ 2 đến 12 tuần, sau đó sẽ trở lại bình thường và không để lại sẹo.
Nguyên nhân của vảy phấn hồng đến nay vẫn chưa được xác định. Một số nghiên cứu đưa ra bằng chứng cho thấy phát ban có thể do nhiễm trùng một số chủng virus herpes, nhưng không phải chủng gây ra vết loét lạnh hoặc mụn rộp sinh dục.
Phương pháp điều trị vảy phấn hồng
Thông thường bệnh vảy phấn hồng sẽ trở nên tốt hơn mà không cần điều trị trong vòng 12 tuần. Việc điều trị thường sẽ cần đối với trường hợp các mảng bám gây ngứa, khó chịu. Hoặc đối tượng mắc vảy phấn hồng là phụ nữ mang thai. Vì nhóm đối tượng này có nguy cơ biến chứng cao hơn, nếu bị phát ban trong 15 tuần đầu của thai kỳ sẽ có nguy cơ sảy thai.
Các phương pháp điều trị bao gồm:
- Chất làm mềm da: Nhằm làm ẩm và dịu da, giảm cảm giác ngứa, sần,… Các chất này thường được dùng làm xà phòng, có thể mua từ các nhà thuốc.
- Kem bôi hoặc thuốc mỡ có chứa steroid như hydrocortison và betamethasone, làm giảm sưng và ngứa.
- Thuốc kháng histamin giảm ngứa, dị ứng trong trường hợp khó ngủ vì ngứa. Kháng histamin thế hệ cũ như hydroxyzine hoặc chlorphenamine ngoài công dụng giảm ngứa còn khiến bạn cảm thấy buồn ngủ.
- Trong vài trường hợp, có thể bác sĩ sẽ kê toa có thuốc corticosteroid để giảm sưng, ngứa hoặc Acyclovir để chống virus gây mụn rộp.
- Liệu pháp ánh sáng UVB: Khi các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả, liệu pháp ánh sáng có thể được sử dụng, tuy nhiên, ánh sáng có thể mang theo những rủi ro riêng.
Vảy phấn hồng không phải bệnh truyền nhiễm và không thể lây thông qua các tiếp xúc vật lý. Vậy bị vảy phấn hồng nên kiêng gì để mau sớm hồi phục?
Tìm hiểu thêm: Rối loạn tuyến giáp khi mang thai có nguy hiểm không?
Người bị vảy phấn hồng nên kiêng gì?
Bên cạnh các thực phẩm tốt nên ăn để hỗ trợ điều trị vảy phấn hồng như thực phẩm giàu omega -3, beta-carotene, súp lơ xanh, hải sản như ngao, sò,… thì bị vảy phấn hồng nên kiêng gì? Để nhanh chóng hồi phục, cần kiêng các thực phẩm sau:
- Gia vị cay, nóng như ớt, cà ri, mù tạt,… sẽ làm tăng thân nhiệt và kéo theo cảm giác ngứa.
- Hải sản như tôm, cua, mực, ghẹ,.. có khả năng gây dị ứng cao.
- Kiêng thịt đỏ và các chế phẩm từ thịt, trứng, sữa hay các chế phẩm từ sữa,… vì đều chứa axit béo không bão hoã hoà là axit arachidonic có thể làm tổn thương các mảng vảy phấn hồng.
- Thực phẩm chứa gluten như mì gói, mì ống, lúa mì hay các chế phẩm từ lứa mì.
- Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… các chất kích thích này sẽ gây ra các phản ứng trong cơ thể, làm cho tế bào lympho T tăng sinh tế bào chết, làm vảy nhiều lên.
Ngoài việc người bị vảy phấn hồng nên kiêng gì thì cũng cần lưu ý những điều sau:
- Tránh nhiệt độ cao vì nhiệt độ cao sẽ khiến tình trạng ngứa và phát ban nặng hơn.
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất: các hoá chất trong các dung dịch tẩy rửa, xà phòng sẽ làm khô da, bong tróc vì vậy nên lựa chọn sữa tắm, dược mỹ phẩm có tính chất dịu nhẹ.
- Nên dưỡng ẩm da nhằm hạn chế tình trạng khô, bong tróc.
- Uống nhiều nước đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo cơ thể, thiếu nước cũng là nguyên nhân làm khô da.
>>>>>Xem thêm: Thai 30 tuần là mấy tháng? Sự thay đổi về cơ thể và sức khỏe của mẹ bầu 30 tuần
Mong rằng những thông tin trên đây đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích về bệnh lý vảy phấn hồng và giải đáp phần nào về câu hỏi người bị vảy phấn hồng nên kiêng gì. Một chế độ sinh hoạt ăn uống, lối sống lành mạnh cũng góp phần trong việc điều trị bệnh lý hiệu quả.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm