Yến được coi như một loại thần dược giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng khi bị bệnh. Sốt xuất huyết ăn yến được không? Sốt xuất huyết uống nước yến được không? Hãy cùng tìm ra lời giải cho thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Người bị sốt xuất huyết ăn yến được không?
Bệnh sốt xuất huyết đã không còn xa lạ đối với chúng ta, khi mỗi năm có tới cả mấy chục nghìn ca mắc. Việc bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng hỗ trợ quá trình phục hồi bệnh cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Sốt xuất huyết ăn yến được không? Hiểu được đặc tính của loại thực phẩm này và tình hình tiến triển của bệnh sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
Nguyên nhân của bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết hay còn gọi là sốt xuất huyết Dengue là một căn bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Loại virus này gồm có 4 chủng huyết thanh khác nhau lần lượt là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân bị nhiễm chủng virus nào thì sẽ có khả năng tạo nên miễn dịch vĩnh viễn đối với chủng đó. Tức là vẫn có khả năng mắc chéo lại các chủng khác. Chính vì vậy, những người dân sống trong vùng lưu hành dịch vẫn có thể tái mắc bệnh sốt xuất huyết.
Virus sẽ bị truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi, khi máu của người bệnh dính vào nước bọt của muỗi và muỗi cắn người lành thì người lành bị nhiễm virus. Muỗi Aedes aegypti là loại côn trùng trung gian chủ yếu truyền bệnh sốt xuất huyết.
Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra quanh năm, đặc biệt gia tăng vào mùa mưa. Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết Dengue là sốt, chảy máu và thoát huyết tương, nặng hơn thì có thể dẫn đến suy tạng, rối loạn đông máu, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Các loại thực phẩm người sốt xuất huyết nên dùng
Trong quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết, người bệnh nên kết hợp các loại thực phẩm sau vào chế độ ăn uống của mình:
- Thịt nạc đỏ, như thịt vịt và thịt thăn bò;
- Thịt trắng như thịt gà, cá;
- Trứng;
- Sữa và các sản phẩm từ sữa, như sữa, sữa chua Hy Lạp, bơ và phô mai;
- Trái cây như dưa hấu, chuối, lê và xoài;
- Các loại rau như củ cải, cải xoăn, cà rốt, rau diếp cá,…
Những thực phẩm này rất giàu protein và sắt, là những chất dinh dưỡng cần thiết để ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Sốt xuất huyết cũng có thể dẫn đến giảm tiểu cầu và huyết sắc tố do xuất huyết, đó là lý do tại sao việc tiêu thụ những thực phẩm này lại quan trọng.
Tìm hiểu thêm: Cắt polyp cổ tử cung hết bao nhiêu tiền?
Ngoài ra, một số loại trà như trà hoa cúc và trà bạc hà cũng có thể có lợi trong việc kiểm soát các triệu chứng liên quan đến sốt xuất huyết như buồn nôn, nhức đầu và đau nhức toàn thân.
Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin D cũng có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm trùng sốt xuất huyết. Vitamin D có tác dụng điều hòa miễn dịch, cũng như vitamin E có tác dụng chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào của hệ thống miễn dịch.
Các loại thực phẩm người sốt xuất huyết nên kiêng
Nên tránh thực phẩm có chứa lượng salicylat cao khi điều trị nhiễm trùng sốt xuất huyết. Salicylat được thực vật sản xuất để bảo vệ chúng khỏi một số vi sinh vật. Các hợp chất này hoạt động tương tự như Aspirin trong cơ thể và tiêu thụ quá mức có thể làm loãng máu và cản trở quá trình đông máu hiệu quả. Điều này có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết, vốn đã cao ở bệnh sốt xuất huyết.
Vì vậy, những thực phẩm cần tránh bao gồm:
- Một số loại trái cây như: Quả mâm xôi, quả việt quất, mận, dừa, đào, dưa, lựu, chanh, quýt, dứa, anh đào, nho, lý gai, me, hồng, cam, táo, kiwi và dâu tây.
- Một số loại rau như: Măng tây, cần tây, hành tây, cà tím, bông cải xanh, củ cải, tỏi, cà chua và dưa chuột.
- Tất cả trái cây sấy khô, như nho khô, mận khô, chà là và nam việt quất khô.
- Một số loại củ như khoai tây và khoai lang.
- Một số loại hạt như: Hạnh nhân, quả óc chó, quả hồ trăn, quả hạch Brazil và đậu phộng.
- Một số gia vị và thảo mộc như: Mù tạt, thìa là, đinh hương, rau mùi tây, rau mùi, ớt bột, quế, gừng, nhục đậu khấu, ớt đen hoặc đỏ, lá oregano, nghệ tây, húng tây, hương thảo, hồi, giấm và cà ri.
- Một số đồ uống như rượu, bia, rượu mạnh, rượu rum và cà phê.
- Một số loại trà như: Trà liễu trắng, trà gừng, trà liễu, trà roi ngựa, mùi tây, hương thảo, húng tây và trà mù tạt.
- Các thực phẩm khác như: Dầu ô liu, đậu fava, dầu dừa, mật ong, dưa chua và ô liu.
Sốt xuất huyết ăn yến được không?
Sốt xuất huyết ăn yến được không hay sốt xuất huyết uống nước yến được không đều là những thắc mắc được quan tâm. Trong yến có tới hơn 50% hàm lượng protein, ngoài ra còn có tới 18 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể. Đây được coi như một loại thực phẩm bổ dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp người bệnh bình phục nhanh sau khi dùng.
Yến cũng được nhiều người biết đến như một loại thực phẩm dinh dưỡng có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý, cải thiện tình trạng sức khỏe, tăng cường trí nhớ cũng như hoạt động của não bộ.
>>>>>Xem thêm: Trà Calendula: Lợi ích đối với sức khỏe và làm đẹp
Tuy nhiên, không phải trường hợp bị bệnh nào cũng nên sử dụng yến để bồi bổ. Sốt xuất huyết là một trong số đó. Người bệnh sốt xuất huyết không nên ăn yến hay uống nước yến. Do yến có vị ngọt, lại mang tính hàn nên sẽ không phù hợp với người đang bị cảm, sốt cao, và những người có cơ địa hàn,… Trong khi người bệnh sốt xuất huyết đều bị sốt cao, không thích hợp để dùng yến hay uống nước yến.
Không chỉ vậy, hàm lượng protein vượt trội trong yến cũng không phù hợp đối với người bệnh sốt xuất huyết. Các thực phẩm chứa nhiều protein sẽ khiến người bệnh khó hạ sốt.
Tốt hơn hết là nên chờ đến khi khỏi hẳn bệnh mới nên sử dụng yến. Bạn cũng có thể dùng yến để bồi bổ cho các thành viên trong đình hay người quen sống cùng để nâng cao sức khỏe cũng như có thêm năng lượng, tăng khả năng miễn dịch và phòng bệnh sốt xuất huyết.
Tóm lại, sốt xuất huyết có ăn yến được không? Sốt xuất huyết uống nước yến được không? Đối với người bị sốt xuất huyết thì không nên ăn yến vì đây là thực phẩm có tính hàn, vị ngọt không thích hợp với những người đang mắc bệnh liên quan đến các bệnh cảm, sốt cao, cơ địa tính hàn. Do đó, người bệnh sốt xuất huyết không nên uống nước yến.
Xem thêm:
- Tại sao gan to trong sốt xuất huyết?
- Sốt xuất huyết có uống sữa được không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm