Người bị bướu giáp keo kiêng ăn gì để bảo vệ sức khỏe?

Người bị bướu giáp keo kiêng ăn gì để bảo vệ sức khỏe?

Bướu giáp keo còn có tên khác là bướu cổ đơn thuần, bướu cổ đơn nhân không độc. Dù có nhiều tên gọi như thế, nhưng về cơ bản đây là tình trạng tổn thương lành tính. Bài viết cung cấp thông tin về vấn đề người bệnh bướu giáp keo kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe.

Bạn đang đọc: Người bị bướu giáp keo kiêng ăn gì để bảo vệ sức khỏe?

Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh và khoa học giúp hỗ trợ việc điều trị bướu tuyến giáp. Trước khi tìm hiểu xem bướu giáp keo kiêng ăn gì, cùng tìm hiểu qua tổng quan về bệnh.

Bướu giáp keo là gì?

Bướu giáp keo là tình trạng tuyến giáp bị phì đại, không kèm theo rối loạn chức năng của tuyến giáp. Bướu giáp keo có dạng lan tỏa và dạng nốt, bên trong chứa dịch keo. Bệnh xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone để đáp ứng lại nhu cầu cần thiết của cơ thể. Chính vì thế, tuyến giáp phải đáp ứng bằng cách phình to ra, bù đắp tình trạng thiếu hụt hormone tuyến giáp nhẹ.

Người bướu giáp keo kiêng ăn gì?

Bệnh tuyến giáp có thể được kiểm soát thông qua chế độ ăn uống khoa học, bảo vệ sức khỏe cơ thể và tránh bệnh chuyển biến nặng hơn. Dưới đây là một số thực phẩm gợi ý, trả lời cho câu hỏi bướu giáp keo kiêng ăn gì.

Đậu nành

Đậu nành và các thực phẩm làm từ đậu nành như: Sữa đậu nành, đậu hũ, nước tương,… không tốt cho người có bướu giáp (bướu cổ). Được giải thích là do trong đậu nành có chất goitrogens cản trở sự hấp thu của i-ốt vào các nang tuyến giáp. Chất này còn làm giảm hấp thu thuốc tuyến giáp ở đường ruột.

Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn gây hại cho cơ thể, vì các thực phẩm này chứa một số chất phụ gia với tác dụng giúp bảo quản được lâu hơn, và những thành phần này không tốt cho sức khỏe. Thức ăn nhanh cũng chứa lượng chất béo cao, làm quá trình sản xuất thyroxin ở tuyến giáp bị chậm hoặc có thể làm mất tác dụng của thuốc điều trị.

Rau củ họ cải

Đối với những người đang tìm hiểu nang tuyến giáp kiêng ăn gì?, thì các loại rau họ cải như: Bông cải xanh, củ cải, cải ngọt, bắp cải, súp lơ, cải xoăn,… chứa một số hợp chất có thể cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp, ngăn chặn khả năng hấp thụ i-ốt của tuyến giáp. Tuy nhiên, bạn cần tiêu thụ một lượng đáng kể các loại rau họ cải, để chúng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ i-ốt.

Nếu người bệnh được chẩn đoán mắc cả chứng suy giáp và thiếu i-ốt, cần nấu chín các loại rau họ cải này để làm giảm tác động bất lợi của chúng. Để chức năng tuyến giáp không bị ảnh hưởng, mỗi ngày chỉ nên ăn không quá 142 gram các loại rau này.

Người bị bướu giáp keo kiêng ăn gì để bảo vệ sức khỏe?

Rau họ cải là câu trả lời cho câu hỏi bướu giáp keo kiêng ăn gì

Thực phẩm có chứa đường (đồ ngọt)

Thực phẩm chế biến như: Bánh quy, bánh ngọt, kẹo, đồ uống có đường, đồ ăn đóng gói, có chứa đường tinh luyện gây ảnh hưởng nhiều đến bệnh ở tuyến giáp.

Lượng đường cao trong các loại thực phẩm này làm tăng đường trong máu, có thể dẫn đến thừa cân và các bệnh lý khác. Ngoài ra, tuyến tụy và gan cũng có thể bị tổn hại, khi bạn ăn nhiều đường tinh luyện. Thay vào đó, người bệnh có thể ăn những thực phẩm lành mạnh thay thế như: Trái cây, rau xanh, thịt nạc (gà không da, cá…).

Lúa mạch, lúa mì và mì ống

Gluten được tìm thấy trong các loại ngũ cốc như: Lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen và các loại ngũ cốc. Tuy nhiên, người bị suy giáp nên cân nhắc giảm lượng gluten nạp vào trong cơ thể. Với người bệnh celiac, chất gluten có thể gây kích ứng đường ruột, cản trở sự hấp thu thuốc điều trị bệnh tuyến giáp.

Nếu người bệnh tuyến giáp chọn ăn thực phẩm chứa gluten, nên chọn các loại bánh mì, mì ống làm từ ngũ cốc nguyên hạt, có nhiều chất xơ và các vi chất khác giúp cải thiện sức khỏe đường ruột.

Nội tạng động vật

Nội tạng động vật là câu trả lời cho câu hỏi bướu giáp keo kiêng ăn gì. Người bệnh tuyến giáp nên hạn chế ăn nội tạng vì bộ phận này chứa lượng axit lipoic khá cao. Acid lipoic làm ảnh hưởng, tương tác với một số loại thuốc trị bệnh tuyến giáp. Nếu ăn quá nhiều, tuyến giáp sẽ dễ bị rối loạn.

Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu có dùng được mặt nạ đất sét không?

Người bị bướu giáp keo kiêng ăn gì để bảo vệ sức khỏe?
Acid lipoic từ nội tạng động vật có thể làm rối loạn chức năng tuyến giáp

Bổ sung quá nhiều chất xơ từ các loại đậu và rau

Ăn đủ chất xơ là tốt cho cơ thể, nhưng ăn quá nhiều có thể làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh bướu giáp. Người lớn từ 50 tuổi trở xuống nên bổ sung khoảng từ 25 đến 38 gram chất xơ mỗi ngày.

Lượng chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây, đậu các loại vượt quá mức sẽ ảnh hưởng đến đường ruột, ngăn cản sự hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Nếu người bệnh ăn kiêng nhiều chất xơ, cần hỏi ý kiến bác sĩ để tăng liều thuốc tuyến giáp cao hơn, vì có thể cơ thể người ăn nhiều chất xơ hấp thu lượng thuốc ít hơn.

Cà phê, bia rượu

Thực phẩm, đồ uống có chứa caffeine như: Cà phê, trà, soda, socola… có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng cường giáp, làm cơ thể cảm thấy khó chịu và tim đập nhanh.

Rượu có thể gây ức chế chức năng tuyến giáp, làm giảm sản xuất hormone ở tuyến giáp. Uống rượu thường xuyên làm phá hủy các tế bào nang giáp, làm giảm tổng lượng hormone tuyến giáp trong máu, gây ra bệnh suy giáp.

Nhóm thực phẩm tốt cho bướu tuyến giáp

Thông tin phía trên đã giải đáp cho câu hỏi bướu giáp keo kiêng ăn gì. Bên cạnh đó, một số thực phẩm tốt, được khuyến cáo nên bổ sung cho người bị bướu giáp keo bao gồm:

  • Các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất như sắt, kẽm, selen,… như các loại hạt và đậu (trừ đậu nành), nấm, thịt gia cầm, trà xanh,…
  • Gia vị như nghệ, ớt xanh, tiêu.
  • Chất béo không bão hòa như các loại dầu thực vật, trái bơ,…

Người bị bướu giáp keo kiêng ăn gì để bảo vệ sức khỏe?

>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Bắp chân to có cao được không?

Bổ sung vitamin và các khoáng chất thiết yếu tốt cho người bị bướu giáp keo

Vậy là bài viết đã cung cấp thông tin cho chủ đề bướu giáp keo kiêng ăn gì và gợi ý một số thực phẩm tốt cho người bị bướu giáp. Chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học hợp lý, tăng cường thể dục thể thao và tuân thủ điều trị giúp người bệnh bướu giáp keo có chất lượng cuộc sống tốt nhất.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *