Ngôi thai bất thường: Nguyên nhân, chẩn đoán và hướng xử trí

Ngôi thai bất thường: Nguyên nhân, chẩn đoán và hướng xử trí

Ngôi thai là một trong những yếu tố quyết định việc lựa chọn phương pháp sinh cho mẹ bầu khi vượt cạn. Đa số các trường hợp khi chuyển dạ, thai nhi ở ngôi chỏm. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp khác thì ngôi thai được chẩn đoán là bất thường. Vậy ngôi thai bất thường là gì?

Bạn đang đọc: Ngôi thai bất thường: Nguyên nhân, chẩn đoán và hướng xử trí

Việc phát hiện bất thường về ngôi thai trong những tuần cuối thai kỳ khiến mẹ bầu vô cùng lo lắng. Vậy ngôi thai bất thường có nguy hiểm không? Hướng xử trí khi ngôi thai bất thường là gì? Câu trả lời sẽ được Nhà thuốc Long Châu bật mí trong bài viết sức khỏe hôm nay.

Tổng quan về ngôi thai bất thường

Tư thế của thai nhi so với cổ tử cung của mẹ được biểu thị thông qua ngôi thai. Tuỳ vào sự chuyển động của từng bé mà vị trí của ngôi thai sẽ có sự khác nhau.

Thông thường, thai nhi sẽ không có ngôi thai cố định khi chưa gần kề ngày sinh. Ngôi thai sẽ dần ổn định theo thời gian. Trước khi sinh, đa số các bé ở tư thế ngôi thai đầu, hiểu một cách đơn giản là đầu của em bé sẽ áp vào cổ tử cung. Đây chính là lời lý giải cho câu hỏi vì sao các bé đều ra đời với phần đầu lọt ra trước.

Những trường hợp thai nhi không ở ngôi thai đầu mà thay vào đó là ngôi ngang (lưng và vai của bé ốp vào cổ tử cung) hay ngôi mông (mông em bé áp vào cổ tử cung)… được coi là có ngôi thai bất thường.

Ngoài ra cũng có một số trường hợp sinh non bị ngôi thai bất thường xuất phát từ việc em bé chưa có đủ thời gian để có thể xoay chuyển về tư thế ngôi đầu.

Ngôi thai bất thường: Nguyên nhân, chẩn đoán và hướng xử trí

Siêu âm giúp xác định ngôi thai của thai nhi là bình thường hay bất thường

Các kiểu ngôi thai bất thường

Các kiểu ngôi thai bất thường có thể kể đến như:

Ngôi mông

Ở thai ngôi mông, em bé nằm dọc, đầu quay về phía trên ngực còn chân và mông hướng về đáy khung xương chậu của mẹ. Ngôi mông bao gồm 2 loại đó là:

  • Ngôi mông hoàn toàn: Chân và mông của thai nhi nằm phía trước eo trên. Kết quả siêu âm cho thấy hình ảnh thai nhi ở tư thế ngồi, đùi gập vào trong và đầu gối thì co lại. Khi sinh, phần mông của bé sẽ là bộ phận lộ diện đầu tiên.
  • Ngôi mông không hoàn toàn: Bao gồm 3 kiểu đó là kiểu mông (khi sinh phần mông sẽ có xu hướng lọt ra trước và thai nhi ở trong tư thế duỗi thẳng chân lên đầu), kiểu bàn chân và kiểu ngồi (khi sinh, chân sẽ ra trước bởi chân của thai nhi ở vị trí thấp hơn mông).

Theo thống kê, trong tổng số các ca sinh thì ngôi mông chiếm khoảng 3 – 4%. Nguyên nhân khiến thai nhi ở ngôi mông có thể do tử cung của mẹ kém phát triển, chuyển dạ sinh non, dị tật thai nhi hoặc các bất thường ở tử cung người mẹ như u xơ tử cung, dị dạng tử cung…

Các mẹ có thể nhận biết thai ngôi mông thông qua một số dấu hiệu như sờ bụng thấy tử cung có dạng hình trứng và trục dọc, cảm nhận rõ tim thai ở ngang rốn hoặc phía trên rốn, thai nhi thường cử động đạp ở vùng hạ vị và mẹ bầu có thể cảm thấy tức ở một bên hạ sườn do bị đầu thai nhi chèn ép.

Trong quá trình chuyển dạ, mặc dù tử cung đã mở nhưng khi thực hiện thăm khám âm đạo lại thấy đỉnh xương cùng, chân hoặc diện mông thay vì thấy ngôi chỏm.

Ngôi thai bất thường: Nguyên nhân, chẩn đoán và hướng xử trí

Hình ảnh của thai ngôi mông

Ngôi mặt

Ngôi mặt chiếm 0,2% trong tổng số các ca sinh đang trong quá trình chuyển dạ. Lúc này, mặt của em bé sẽ ngửa tối đa, có thể biểu hiện ngay từ đầu hoặc do thai nhi cúi đầu không tốt.

Thai nhi ở tư thế mặt có thể do một số nguyên nhân như mẹ có khối u nằm trong tiểu khung, sự bất tương xứng của đầu thai nhi và khung chậu, sự bất thường ở thai nhi, nhau thai bám thấp, dây rốn quấn cổ hoặc có thể là do đa ối…

Bác sĩ có thể sờ thấy rãnh sâu ở giữa lưng và đầu của thai nhi khi khám bụng. Trong quá trình mẹ chuyển dạ, nếu đầu ối còn cao thì sẽ rất khó để có thể sờ thấy mặt thai nhi song khi màng ối đã vỡ, tử cung mở rộng thì khám qua âm đạo có thể sờ thấy mũi, miệng, xương gò má, vòm mắt của thai nhi và lúc này có thể xác định thai đang ở ngôi mặt.

Ngôi trán

Thai nhi ở tư thế đầu nửa cúi nửa ngửa thì rất có thể ngôi thai là ngôi trán. Tuy nhiên, trường hợp này thường rất hiếm gặp, chỉ có thể phát hiện ra khi sản phụ đã chuyển dạ ở giai đoạn tiến triển.

Cũng giống như ngôi mặt, nguyên nhân dẫn đến thai ngôi trán là do em bé cúi đầu không tốt và điều này có thể xuất phát từ sự bất cân xứng đầu chậu hoặc do hệ quả của việc bác sĩ thực hiện các biện pháp xoay thai.

Khi khám bụng, bác sĩ sẽ thấy các đặc điểm của ngôi trán khá tương đồng với ngôi mặt song so với ngôi mặt thì ngôi trán có phần rãnh gây nông hơn và sờ được ụ cằm. Khi tử cung đã mở rộng, khám qua âm đạo sẽ cảm nhận được miệng, mũi như thai ngôi mặt.

Ngôi ngang

Ngôi ngang chiếm tỷ lệ khoảng 0,5% trên tổng số các ca sinh. Ngôi ngang còn được biết đến với tên gọi là ngôi vai. Thai nhi ở ngôi thai này sẽ nằm ngang so với hướng cổ tử cung. Thai sẽ là ngôi chếch nếu trục dọc của thai tạo cắt trục dọc của mẹ một góc nhọn song đây cũng là ngôi tạm thời, khi mẹ bước vào giai đoạn chuyển dạ, thai nhi sẽ điều chỉnh về ngôi dọc hoặc ngôi ngang.

Nguyên nhân dẫn đến ngôi ngang bao gồm mẹ sinh nở nhiều lần, tử cung đổ ra phía trước, khung chậu của mẹ hẹp, dị dạng tử cung, có khối u tiền đạo, tình trạng đa ối, dây rốn ngắn hoặc nhau đóng tiền đạo…

Mẹ có thể nhận biết thai ngôi ngang thông qua việc sờ nắn bụng. Lúc này bụng của mẹ sẽ bị bè ngang với đáy của tử cung. Nắn bụng sẽ thấy đầu thai nhi nằm ở một phần bên hông, mông thì nằm phía bên hông còn lại, lưng có thể quay ra phía trước hoặc phía sau.

Khi khám qua ngả âm đạo sẽ không thấy đầu và mông của thai nhi. Bác sĩ chỉ có thể sờ được xương đòn hoặc xương bả vai của bé khi cổ tử cung mở rộng và thai nhi xuống thấp.

Tìm hiểu thêm: Thuốc 7 màu có trị lác đồng tiền được không?

Ngôi thai bất thường: Nguyên nhân, chẩn đoán và hướng xử trí
Mẹ có thể nhận biết thai ngôi ngang thông qua việc sờ nắn bụng

Ngôi phức tạp

Ở thai ngôi phức tạp, một chi của thai nhi bị sa xuống dọc theo ngôi thai hoặc cả 2 chi đều sa vào tiểu trung của mẹ. Phổ biến nhất của ngôi phức tạp là ngôi chỏm kèm sa một bàn tay hoặc cả cảnh tay.

Ngoài ra, ngôi thai phức tạp còn kèm với sa dây rốn. Chính vì thế mà tiên lượng thường nặng. Nguyên nhân dẫn đến dạng ngôi thai này có thể do đầu thai cao, thai nhỏ, khung chậu của mẹ hẹp hoặc trường hợp đa sản…

Chẩn đoán và hướng xử trí ngôi thai bất thường

Ngôi thai bất thường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của thai nhi đồng thời làm tăng nguy cơ tai biến cho người mẹ. Do vậy, việc xác định chính xác ngôi thai có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Để xác định chính xác ngôi thai, bên cạnh việc sờ nắn bụng và thăm khám âm đạo, bác sĩ thường sẽ kết hợp với một số phương pháp như nghe tim thai, siêu âm hoặc chụp X quang.

Sau khi đã xác định được chính xác ngôi thai, các bác sĩ sẽ cân nhắc các phương án xử lý phù hợp với từng dạng ngôi thai cụ thể để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Cụ thể:

  • Bác sĩ sẽ dựa trên ngôi thai và tình trạng cụ thể của sản phụ để lựa chọn phương pháp sinh thường hoặc sinh mổ.
  • Nếu phát hiện ngôi thai bất thường ở tuần thai thứ 36 – 37, bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật xoay ngôi thai. Trước khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ chỉ định cho sản phụ truyền thuốc làm giãn nở tử cung. Tuy nhiên tùy vào tình trạng sức khoẻ của thai phụ và thai nhi mà bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng.

Ngôi thai bất thường: Nguyên nhân, chẩn đoán và hướng xử trí

>>>>>Xem thêm: Uống xạ đen có giảm cân không?

Mẹ bầu nên thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ vào những tuần cuối của thai kỳ

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về ngôi thai bất thường mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến quý độc giả. Hy vọng qua bài viết hôm nay, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về các kiểu ngôi thai bất thường, nguyên nhân cũng như các phương pháp chẩn đoán và xử trí ngôi thai bất thường.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *