Nghiên cứu cho thấy Covid-19 nhẹ cũng có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ

Nghiên cứu cho thấy Covid-19 nhẹ cũng có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ

Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ là một trong những dấu hiệu hậu Covid nhiều người gặp phải. Một nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra rằng ngay cả khi bạn bị Covid-19 nhẹ cũng có thể khiến bạn mất ngủ. Vậy cụ thể như thế nào, mọi người cùng xem qua nhé!

Bạn đang đọc: Nghiên cứu cho thấy Covid-19 nhẹ cũng có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ

Theo nghiên cứu mới, ngày 7 tháng 2 năm 2024 – Ngay cả một trường hợp nhiễm Covid-19 nhẹ cũng có thể khiến mọi người khó ngủ.

Nghiên cứu cho thấy Covid-19 nhẹ có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ

CBS News đưa tin, người ta đã xác định rằng các vấn đề về giấc ngủ có liên quan đến Covid-19 đối với những bệnh nhân mắc bệnh nặng đến mức phải nhập viện. Nghiên cứu này nhằm mục đích xem liệu những người mắc bệnh nhẹ có bị ảnh hưởng tương tự hay không.

Nghiên cứu từ Việt Nam đã được công bố trên tạp chí Frontiers in Public Health.

Dự án có sự tham gia của 1.056 bệnh nhân Covid-19 không nhập viện. Họ được đánh giá về chứng mất ngủ, trầm cảm và lo âu.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 76,1% trong số họ bị mất ngủ và 22,8% bị mất ngủ trầm trọng. 1/3 số người tham gia cho biết họ có chất lượng giấc ngủ kém hơn, thời gian ngủ ngắn hơn và khó ngủ hơn. Một nửa cho biết họ thức dậy vào ban đêm nhiều hơn sau khi bị nhiễm trùng. Nghiên cứu cho thấy những người bị trầm cảm hoặc lo lắng có nhiều khả năng bị mất ngủ hơn.

Các nhà nghiên cứu thông tin: “Các yếu tố nguy cơ khác của chứng mất ngủ bao gồm các tình trạng mãn tính đã có từ trước và trình độ học vấn cao hơn, trong khi các triệu chứng và thời gian mắc bệnh Covid-19 không có liên quan đáng kể”.

Họ nói thêm rằng: “Nghiên cứu của chúng tôi nhấn mạnh gánh nặng đáng kể về chứng mất ngủ ở những người vượt qua Covid-19 không nhập viện và mối liên quan đáng kể của chứng trầm cảm và lo lắng đối với sự phát triển của tác động lâu dài này của Covid-19”.

Nghiên cứu cho thấy Covid-19 nhẹ cũng có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ

76,1% trong số người tham gia nghiên cứu bị mất ngủ và 22,8% bị mất ngủ trầm trọng

Tác hại của mất ngủ trong hội chứng hậu Covid-19 là gì?

Mất ngủ khiến cơ thể người bệnh lúc nào cũng cảm thấy uể oải, mệt mỏi, ảnh hưởng không chỉ đến chất lượng cuộc sống, chất lượng công việc mà còn đến sức khỏe tinh thần của bệnh nhân.

Mất ngủ làm ảnh hưởng rất lớn đến sự điều hòa thần kinh của não bộ, do đó có thể không điều chỉnh được sự thăng bằng, gây té ngã khi vận động hoặc gặp phải tai nạn giao thông khi lưu thông trên đường hoặc bị tai nạn lao động và làm giảm hiệu suất công việc một cách đáng kể.

Ngoài ra, mất ngủ kéo dài còn có thể ảnh hưởng đến não bộ, tim mạch và toàn thân như bị rối loạn nhịp tim, suy tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp và xuất hiện các vấn đề tâm thần như lo âu, trầm cảm, thậm chí xuất hiện suy nghĩ tiêu cực.

Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của cơ thể có thể bị ảnh hưởng xấu, làm cho cơ thể dễ bị nhiễm bệnh hơn, nhất là các bệnh nhiễm trùng. Đồng thời hệ chuyển hóa cũng bị rối loạn, tăng nguy cơ béo phì, thậm chí bị tiểu đường.

Đối với phụ nữ có thai, nếu mắc Covid-19, tiếp đến lại vướng vào hội chứng hậu Covid thì có thể có nguy cơ sinh non, nhẹ cân.

Tìm hiểu thêm: Cây phèn đen trị gai cột sống được không?

Nghiên cứu cho thấy Covid-19 nhẹ cũng có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ
Mất ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, thể chất, tinh thần của người bệnh

Biện pháp khắc phục mất ngủ do Bộ Y tế khuyến cáo

Ngoài việc thăm khám khoa “Hậu Covid” tại các bệnh viện, người bệnh hậu Covid cũng nên áp dụng những biện pháp sau để hạn chế tối đa tình trạng mất ngủ:

  • Khi tắm rửa thì nên sử dụng nước ấm để thư giãn và thoải mái tinh thần trước khi lên giường đi ngủ. Một số người bệnh bị hậu Covid còn mắc thêm chứng đau xương-khớp dai dẳng nên đây cũng là một biện pháp làm dịu đi triệu chứng đau nhức.
  • Hằng ngày nên đi ngủ sớm, nên đi ngủ trước 23 giờ và tuyệt đối tránh thức khuya.
  • Bổ sung đủ lượng nước uống hằng ngày (1,5 – 2 lít) và thêm nước ép trái cây như nước cam, dưa hấu,…
  • Chia nhỏ bữa ăn hằng ngày và cần đảm bảo đủ các nhóm chất dinh dưỡng như đạm, đường bột, chất xơ, chất béo. Lượng thức ăn hàng ngày nên dễ tiêu, ăn vừa đủ, không nên ăn no quá vì hệ tiêu hóa hậu Covid-19 còn yếu. Nên ăn thêm các loại hạt để bổ sung chất béo tốt và lượng omega-3 cần thiết cho cơ thể và trí não.
  • Cố gắng tạo môi trường ngủ thích hợp (tốt nhất trong một môi trường tối và yên tĩnh, không quá nóng, không được lạnh). Trước khi ngủ nên dành một chút thời gian để thư giãn (tập thở sâu hoặc xoa bóp tay, chân, bụng,…, nghe nhạc, đọc sách báo,…).
  • Không nên uống cà phê, trà đặc vào buổi chiều vì có thể gây mất ngủ và đi tiểu đêm. Hiện tượng tiểu đêm là kẻ thù của rối loạn giấc ngủ. Nên cố gắng duy trì ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm và cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng giờ giấc như nhau trong tất cả các ngày trong tuần. Ngoài ra, nên cố gắng ngủ trưa trong ngày khoảng 1 giờ đồng hồ là tốt nhất.

Nghiên cứu cho thấy Covid-19 nhẹ cũng có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ

>>>>>Xem thêm: 9 món ngon chữa thiếu máu dễ làm

Bổ sung đủ nước lọc và nước ép trái cây cho cơ thể mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng

Bài viết trên đây đã thông tin đến bạn đọc nghiên cứu mới nhất về vấn đề Covid-19 có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ. Do tác động đến nội tiết tố và quá trình trao đổi chất, ở những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid bị mất ngủ cũng có nguy cơ béo phì, đái tháo đường hoặc trầm cảm cao hơn. Vì vậy, nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng về giấc ngủ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì cần tới cơ sở y tế để được tư vấn cũng như có can thiệp phù hợp.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *