Nang đám rối mạch mạc: Nguyên nhân và cách điều trị

Nang đám rối mạch mạc: Nguyên nhân và cách điều trị

Thông thường, nhiều mẹ bầu khá lo lắng về vấn đề nang đám rối mạch mạc trong thời kỳ mang thai. Vậy bạn đã biết hiện tượng này là gì? Nguyên nhân gây nên tình trạng nang đám rối là do đâu? Để hiểu rõ thêm thông tin, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Nang đám rối mạch mạc: Nguyên nhân và cách điều trị

Trong quá trình mang thai, thai nhi bất thường về số lượng nhiễm sắc thể chỉ chiếm khoảng 2.1%, phần lớn hầu hết các thai nhi dị tật thường có thể quan sát được dựa trên siêu âm. Do đó tình trạng nang đám rối mạch mạc thường được các mẹ bầu quan tâm.

Thế nào là nang đám rối mạch mạc?

Nang đám rối mạch mạc là không gian nhỏ giữa các đám rối màng mạch chứa dịch não tủy và các mảnh vỡ tế bào trong màng mạch tâm thất của não thai nhi. Kích thước của các nang này rất đa dạng tùy thuộc vào mức độ phát triển của chúng. Chúng có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên não thất và có thể là một nang hoặc đa nang.

Trong quá trình phát triển, các nang đám rối mạch mạc có thể bị nhầm lẫn với các đám rối màng mạch cho không đồng nhất. Vì vậy, để xác định chính xác các nang đám rối mạch mạc, kích thước tối thiểu cần đạt như sau:

  • Giai đoạn từ 13 tuần đến 21 tuần tuổi: Kích thước nang đạt 2,5 mm.
  • Giai đoạn từ 22 đến 38 tuần tuổi: Kích thước nang từ 2mm.

Thông thường, nang đám rối mạch xuất hiện khi mẹ bầu mang thai ở độ tuổi trên 32 tuổi hoặc khi đã trải qua nhiều lần sinh nở hoặc nạo phá thai trước đó.

Nguyên nhân gây nang đám rối mạch mạc

Phần lớn các trường hợp không liên quan đến các bất thường khác, tuy nhiên nang đám rối mạch mạc hai bên thường được xem xét như một dấu hiệu đối với các thể dị bội. Các bác sĩ chỉ ra rằng nguyên nhân dẫn đến nang đám rối mạch mạc hai bên có thể kể đến như:

  • Trisomy 18;
  • Trisomy 21;
  • Hội chứng Klinefelter;
  • Hội chứng Aicardi.

Nang đám rối mạch mạc có nguy hiểm không?

Khi tiến hành siêu âm thai nhi ở khoảng 16 đến 24 tuần tuổi, tỷ lệ xuất hiện nang đám rối mạch mạc ở thai nhi bình thường là khoảng 2%. Trong số này, 90% nang đám rối mạch mạc này thường tự giảm đi khi thai được 26 – 28 tuần tuổi và không gây ảnh hưởng đáng kể tới thai nhi.

Nang đám rối mạch mạc: Nguyên nhân và cách điều trị

Siêu âm thai ở tuần 16 – 24 giúp tỷ lệ nang đám rối mạch sẽ giảm đi

Để phát hiện sớm nang đám rối mạch mạc từ tuần 14 – 19 tuần tuổi, mẹ bầu cần nên tiến hành thực hiện xét nghiệm Triple test hoặc chọc ối để chẩn đoán. Do những nang này thường là nang sinh lý, có kích thước nhỏ nên khó xác định.

Phần lớn các trường hợp xuất hiện nang đám rối mạch ở thai nhi thường không liên quan đến bất thường khác. Tuy nhiên, đây lại là một dấu hiệu cảnh báo những bất thường về nhiễm sắc thể. Do đó, thai nhi cần được theo dõi trong quá trình khám thai và siêu âm định kỳ.

Khi kích thước nang đám rối mạch mạc tăng lên và có một số bất thường khi làm các xét nghiệm, có thể đây là dấu hiệu nguy hiểm liên quan đến các hội chứng như Hội chứng Edward (Trisomy 18), Hội chứng Down (Trisomy 21), Hội chứng Klinefelter, Hội chứng Aicardi. Các biến chứng có thể xuất hiện khi nang đám rối mạch mạc hai bên phát triển không lường trước được như:

  • Não úng thủy tắc nghẽn.
  • U nang não thất (ependymal).
  • Hyperplasia villous.
  • Xuất huyết não thất bán cấp.
  • Tổn thương nội sọ dạng nang.

Mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm gì?

Mẹ bầu sẽ được các bác sĩ tiến hành thực hiện siêu âm chi tiết về hình thái thai nhi để kiểm tra xem về những bất thường. Trong trường hợp không phát hiện bất thường nào, đa phần không cần thêm bất kỳ xét nghiệm nào khác. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn cân nhắc, ra quyết định.

Tuy nhiên, nếu siêu âm phát hiện thêm các bất thường, bác sĩ có thể đề xuất xét nghiệm để có thêm thông tin về nhiễm sắc thể của thai nhi. Các lựa chọn có thể bao gồm xét nghiệm tiền sản không xâm lấn (NIPT) hoặc chọc ối, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và quyết định của bạn.

Nang đám rối mạch mạc: Nguyên nhân và cách điều trị

Mẹ bầu cần nên tiến hành thực hiện xét nghiệm NIPT

Nang đám rối mạch mạc có ảnh hưởng đến thai nhi sau sinh không?

Nang đám rối mạch mạc có thể xuất hiện một hoặc hai bên não thất với nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau tùy từng trường hợp. Tần suất xuất hiện của nang đám rối mạch mạc ở thai nhi bình thường là khoảng 1 – 2%, thường được phát hiện qua siêu âm ở tuần thai 16 – 24. Đáng chú ý là hơn 95% trường hợp nang tự biến mất mà không cần can thiệp y tế vào tuần thứ 28. Nang đám rối mạch mạc cũng có thể xuất hiện ở người lớn, nhưng không được theo dõi suốt cuộc đời của họ.

Tìm hiểu thêm: Các loại thuốc liệt dương nam giới cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng

Nang đám rối mạch mạc: Nguyên nhân và cách điều trị
Nếu trẻ được chẩn đoán mang bộ nhiễm sắc thể thường sẽ không gây ảnh hưởng sau sinh

Mặc dù nang đám rối mạch mạc thường biến mất và ít quan trọng trong hầu hết các trường hợp, nhưng vẫn xuất hiện một số trường hợp nhỏ thai nhi xuất hiện nang đám rối mạch mạc liên quan đến nhiễm sắc thể trisomy 18. Trong trường hợp đã phát hiện những bất thường về nang đám rối mạch mạc, các bác sĩ sẽ cân nhắc và quan sát bào thai để loại trừ các bất thường.

Một số nghiên cứu về trẻ được chẩn đoán có bộ nhiễm sắc thể thường và nang đám rối mạch trước sinh sẽ không để lại sự khác biệt về chức năng của não bộ, các hành vi và vận động của trẻ sau này. Do đó, không cần thực hiện đánh giá sau sinh trong trường hợp này.

Điều trị nang đám rối mạch mạc

Nang đám rối mạch mạc thường tự giảm mức độ hoặc biến mất vào khoảng tuần 26 – 28 và thường không có ý nghĩa lớn trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, nếu phát hiện bất thường về nang đám rối mạch, cần nên quan sát cẩn thận thai nhi để loại trừ các bất thường khác. Mức độ nguy hiểm sẽ tăng lên nếu nang đám rối mạch mạc lớn (đường kính > 1cm) ở cả hai bên, đa nang, và kết hợp với cấu trúc bất thường. Ngoài ra, nang đám rối mạch là mối quan tâm đặc biệt nếu độ tuổi của mẹ trên 32 tuổi hoặc nếu các kết quả sàng lọc huyết thanh cho thấy bất thường.

Việc thực hiện chọc ối sẽ được xem xét khi có những bất thường khác hoặc có nguy cơ cao về Trisomy 18. Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá kết quả phát triển thần kinh ở trẻ em sinh ra sau khi được chẩn đoán có nang đám rối màng mạch cho thấy không có sự khác biệt đáng kể trong khả năng nhận thức thần kinh, chức năng vận động hoặc hành vi so với trẻ không có nang đám rối mạch mạc. Khi phát hiện nang đám rối mạch mạc, cần tiến hành khảo sát tỉ mỉ và cẩn trọng đối với các cơ quan khác của thai nhi.

Nang đám rối mạch mạc: Nguyên nhân và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu có u trong não là gì? Các phương pháp điều trị u não

Phương pháp chọc ối sẽ được thực hiện nếu có những bất thường về nhiễm sắc thể

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nguyên nhân và cách điều trị nang đám rối mạch mạc. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết về hiện tượng này trong thời kỳ mang thai để có hướng điều trị thích hợp cho thai nhi kịp thời nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *