Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin cụ thể về muối tinh luyện cũng như các loại muối cơ bản hiện nay trên thị trường. Cùng khám phá ngay nhé!
Bạn đang đọc: Muối tinh luyện là gì? Một số loại muối cơ bản mà bạn cần biết
Muối là một trong những nguyên liệu quan trọng khi chế biến các món ăn và làm gia vị. Không có muối, bữa ăn sẽ trở nên nhạt nhẽo và kém ngon miệng hơn. Tuy nhiên, mỗi loại muối đều sẽ có cấu tạo khác nhau. Vậy muối tinh luyện là gì? Có những loại muối cơ bản nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các loại muối trong bài viết dưới đây nhé!
Muối tinh luyện (muối thường) là gì?
Muối tinh luyện hay muối ăn là loại muối được sử dụng phổ biến trên thế giới. Muối tinh luyện có cấu trúc tinh thể hình khối vuông và có kích thước tinh thể nhỏ nhất trong các loại muối. Loại muối này đã trải qua quá trình tinh chế cường độ cao và được loại bỏ hoàn toàn hầu hết các khoáng chất vi lượng cũng như các tạp chất khác.
Một số loại muối xay nhuyễn có thể gặp vấn đề kết tủa và tạo thành các cục vón. Để giải quyết vấn đề này, một số chất chống kết tủa được thêm vào trong quá trình tinh chế muối, giúp muối trở nên mịn màng hơn và không bị vón cục.
Thành phần của muối ăn có chứa đến 97% natri clorua tinh khiết, thậm chí có thể cao hơn. Tại một số nơi trên thế giới, muối tinh luyện cũng được bổ sung thêm iốt để giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu iốt – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm chức năng tuyến giáp, thiểu năng trí tuệ và một số vấn đề sức khỏe khác.
Nếu bạn không thường xuyên tiêu thụ muối giàu i-ốt, có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm khác có chứa i-ốt vào chế độ ăn hàng ngày. Chẳng hạn như cá, trứng, rong biển hoặc sữa.
Một số loại muối cơ bản khác được sử dụng hiện nay
Ngoài muối tinh luyện, trên thị trường còn có một số loại muối cơ bản được sử dụng phổ biến như:
Muối biển
Muối biển được thu hoạch từ nước biển bằng phương pháp làm bay hơi. Giống như muối tinh luyện thông thường, chúng có chứa thành phần chính là natri clorua. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng khu vực địa lý và quy trình chế biến, loại muối này có thể sẽ còn sót lại các khoáng chất vi lượng khác như sắt, kẽm và kali.
Đặc điểm của muối biển là màu sắc càng đậm thì hàm lượng dinh dưỡng và nồng độ tạp chất càng cao. Tuy nhiên, với tình trạng ô nhiễm nước biển đáng báo động như hiện nay có thể khiến muối biển có chứa kim loại nặng, đặc biệt là chì. Điều này có thể gây nguy hại cho sức khỏe khi tiêu thụ vào cơ thể.
Ngoài ra, muối biển còn có thể chứa vi nhựa từ các chất thải nhựa. Mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng về mức độ ảnh hưởng của các vi nhựa đến sức khỏe vào cơ thể. Nhưng một số nhà khoa học cho rằng, chúng vẫn có nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
So với muối tinh chế, muối biển có cấu trúc thô hơn và thường có kích thước hạt khá lớn vì không được nghiền nhuyễn. Do đó, khi sử dụng muối biển trong thực phẩm, bạn sẽ cảm nhận được hương vị đậm đà hơn. Hương vị của mỗi thương hiệu muối biển mang lại cũng sẽ khác nhau, tùy thuộc vào thành phần khoáng chất và tạp chất trong quá trình chế biến.
Muối hồng Himalaya
Muối Himalaya được khai thác từ Khewra ở Pakistan – mỏ muối lớn thứ hai trên thế giới. Trong thành phần của muối Himalaya có chứa một lượng nhỏ oxy sắt (rỉ sét), một chất giúp tạo nên màu hồng cho muối. Do đó, loại muối này còn có tên gọi khác là muối hồng Himalaya. Ngoài ra, muối hồng còn có chứa một loạt các loại khoáng chất như magie, canxi, sắt và kali. Nhờ đó mà loại muối này thường có hàm lượng natri thấp hơn so với muối tinh luyện.
Tìm hiểu thêm: Khi nào nên đi khám tâm lý cho trẻ?
Muối Himalaya mang đến hương vị đặc biệt hơn so với các loại muối khác. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều người ưa thích nó. Sự đa dạng về màu sắc của muối Himalaya cũng có thể làm cho các món ăn trở nên hấp dẫn hơn.
Muối Kosher
Tên gọi muối Kosher bắt nguồn từ những quy định nghiêm ngặt trong chế độ ăn của người Do Thái truyền thống. Muối Kosher có cấu trúc thô, dễ bong và có khả năng chiết máu đặc biệt hiệu quả. Đây cũng chính là điểm tạo nên sự khác biệt giữa muối Kosher so với những loại muối khác.
Mặc dù muối Kosher có cấu trúc và hương vị riêng biệt, nhưng sẽ rất khó để nhận biết sự khác biệt về hương vị so với các loại muối khác khi hòa tan vào thực phẩm. Ngoài ra, loại muối này thường chứa ít chất phụ gia, chẳng hạn như chất chống vón cục hoặc i-ốt.
>>>>>Xem thêm: Triệt lông sau bao lâu thì rụng? Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lông rụng
Sự khác biệt về hương vị giữa các loại muối
Các đầu bếp và những người yêu thích ẩm thực thường sẽ lựa chọn loại muối dựa vào cấu trúc, hương vị, màu sắc và tính tiện lợi trong quá trình nấu ăn.
Trong muối thường có chứa một số tạp chất, bao gồm các khoáng chất vi lượng có thể sẽ làm ảnh hưởng đến màu sắc và hương vị của muối. Hơn nữa, kích thước hạt muối cũng tạo ra sự khác biệt trong hương vị của món ăn, ví dụ như muối có hạt lớn thường mang lại vị đậm đà và lưu giữ được lâu hơn trên đầu lưỡi của bạn.
Nhưng khi hòa tan vào các món ăn, các loại muối thường không có sự khác biệt đáng kể về hương vị. Nếu bạn thích rắc muối bằng ngón tay, bạn nên chọn loại muối có kích thước hạt lớn để giúp việc xử lý trở nên dễ dàng hơn.
Loại muối nào sẽ tốt cho sức khỏe nhất?
Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào để so sánh rõ ràng về mức ảnh hưởng của các loại muối đối với sức khỏe con người. Trên thực tế, các loại muối đều có thành phần cấu tạo cơ bản và gần như tương tự nhau, bao gồm natri clorua và một lượng nhỏ khoáng chất.
Khi chọn mua muối, nên tránh các sản phẩm chứa nhiều chất phụ gia và các chất chống đông cũng được các nhà sản xuất thêm vào muối trong quá trình chế biến. Cần nhớ rằng, mục đích chính của việc sử dụng muối là làm tăng thêm hương vị cho món ăn, không phải để điều trị hoặc cải thiện sức khỏe.
Trên đây là bài viết tổng hợp các thông tin liên quan đến muối tinh luyện cũng như các loại muối cơ bản được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những loại muối này nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:muốiGia vị