Mùi cồn có độc không và những lưu ý khi sử dụng cồn

Mùi cồn có độc không và những lưu ý khi sử dụng cồn

Mùi cồn có độc không là một thắc mắc được nhiều người quan tâm hiện nay. Bởi hiện nay loại dung dịch này mang đến nhiều công dụng khác nhau và được sử dụng phổ biến.

Bạn đang đọc: Mùi cồn có độc không và những lưu ý khi sử dụng cồn

Mùi cồn có độc không nếu vô tình chúng ta ngửi thấy chúng thường xuyên? Cồn là loại dung dịch với đa dạng các công dụng khác nhau, giúp mọi người giải quyết được nhiều vấn đề. Tuy nhiên ít ai để ý đến mặt trái khi sử dụng, vì thế hãy theo chân nhà thuốc Long Châu làm rõ chúng nhé!

Tìm hiểu về cồn, ngửi mùi cồn có độc không?

Cồn là dung dịch lỏng thường dùng để phục vụ mục tiêu tẩy rửa, sát trùng và khử khuẩn ở vết thương không hở. Tùy thuộc vào mỗi loại cồn sẽ có tên gọi khác nhau như cồn 70 độ, cồn 90 độ… Số 70 hoặc 90 chính là tượng trưng cho nồng độ có ở cồn.

Mùi cồn có độc không và những lưu ý khi sử dụng cồn

Cồn là gì và mùi cồn có độc không

Từ khi dịch COVID – 19 xảy ra thì vấn đề sức khỏe luôn được đặt lên hàng đầu, khi đó nhu cầu sử dụng cồn để diệt khuẩn lại tăng cao hơn. Có thể thấy tại thời điểm đó chính là khởi đầu mới cho sự phát triển của thị trường cồn.

Khi mua và sử dụng cồn, một vấn đề lớn mà mọi người ít ai chú ý đó là mùi cồn có độc không? Điều này sẽ được lý giải tùy thuộc vào mức độ tiếp xúc của chúng ta và còn nhiều yếu tố liên quan khác nữa. Vì thế bạn hãy đọc các nội dung tiếp theo để tìm được giải đáp thắc mắc một cách chi tiết.

Bật mí công dụng chính mà cồn mang lại

Cồn có công thức hóa học là C2H6O hoặc C2H5OH, người ta điều chế cồn dưới dạng dung dịch với các thể tích khác nhau và tỷ lệ khác nhau. Chính vì thế, chúng cũng có rất nhiều công dụng khác nhau trong cuộc sống, cụ thể:

Công dụng sát khuẩn cực tốt

Trong y tế người ta thường sử dụng cồn để vệ sinh các dụng cụ y tế để diệt vi khuẩn. Các loại cồn có nồng độ càng cao thì sát khuẩn càng tốt, do đó nếu bạn muốn loại bỏ được hầu hết vi khuẩn thì nên chọn loại cồn 90 độ. Tuy nhiên cũng cần lưu ý nhiều rủi ro xảy ra vì nồng độ cao có thể gây kích ứng.

Dễ dàng thấy được các bệnh viện, cơ sở y tế sử dụng cồn với dung tích rất lớn bởi ngoài vệ sinh dụng cụ chúng còn được dùng để vệ sinh vết thương. Khi sử dụng cồn để rửa các vết thương không hở thì sẽ giúp ngăn ngừa được vi khuẩn xâm nhập vào da.

Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc bệnh nhân sau đặt máy tạo nhịp tim

Mùi cồn có độc không và những lưu ý khi sử dụng cồn
Công dụng chính mà cồn mang lại

Thành phần để điều trị thuốc gây mê, thuốc ngủ

Đây là một trong những thành phần quan trọng để điều trị thuốc gây mê và thuốc ngủ. Với một tỷ lệ nhỏ các hoạt chất trong cồn sẽ giúp cơ thể không bị phụ thuộc bởi thành phần khác có trong thuốc.

Một trong những ưu điểm quan trọng của việc sử dụng cồn trong điều trị thuốc là khả năng tạo ra các dạng thuốc dễ dàng hòa tan và phân tán hoạt chất. Cồn là một dung môi có khả năng hòa tan và giúp kiểm soát lượng hoạt chất cần thiết trong từng liều thuốc.

Sát khuẩn các vết tiêm chích

Khi tiến hành tiêm chích hay hiến máu người ta thường sử dụng cồn để lau chùi vùng chích kim tiêm. Việc lau trước khi tiêm nhằm giúp loại bỏ vi khuẩn sẽ xâm nhập vào da trong điều kiện môi trường vô cùng thuận tiện là vết thương hở. Đối với lau sau khi tiêm cồn cũng giúp cầm máu rất tốt.

Ngửi mùi cồn có độc không? Tác hại khi uống phải cồn

Vậy ngửi mùi cồn có độc không? Trên thực tế thì việc chúng ta ngửi cồn không có ảnh hưởng đối với cơ thể, tuy nhiên nếu bạn mua phải cồn công nghiệp lại là một vấn đề lớn. Thành phần của cồn công nghiệp là methanol, đây là một trong những hợp chất độc hại do đó thường được hạn chế sử dụng.

Công thức hóa học của methanol là CH3OH, với công thức này chúng sẽ có khả năng hòa tan các chất khi sử dụng chế tạo sơn, chất tẩy rửa và chất đông lạnh. Một khi cơ thể tiếp xúc thì chúng sẽ bị oxi hóa ngay lập tức và ảnh hưởng đến cơ thể.

Nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc uống phải cồn thì nguy cơ ngộ độc là rất lớn. Cơ thể bạn sẽ trở nên mệt mỏi, buồn nôn, mờ mắt và tệ hơn nữa là co giật và hôn mê. Điều này còn có thể dẫn đến tổn thương hoạt động của hệ thần kinh và dẫn đến tử vong.

Chính vì những tác hại này mà cồn công nghiệp thường không được sử dụng nhiều. Tuy nhiên tại các cơ sở y tế vẫn kinh doanh, điều này có thể dẫn đến nhầm lẫn khi mua, vì thế bạn cần cẩn thận khi lựa chọn sản phẩm.

Một số lưu ý khi sử dụng cồn cần biết

Vậy là câu hỏi mùi cồn có độc không đã được giải đáp, bạn cần đọc hướng dẫn thật kỹ trước khi sử dụng thì chúng sẽ không ảnh hưởng gì.

Mùi cồn có độc không và những lưu ý khi sử dụng cồn

>>>>>Xem thêm: Tham khảo các cách điều trị vảy nến da đầu bằng lá trầu không

Cần lưu ý khi sử dụng cồn tránh rủi ro

Tuy nhiên hãy tham khảo thêm một số lưu ý sau để tránh được nhiều trường hợp rủi ro nhất có thể:

  • Các loại cồn có nồng độ càng cao nếu sử dụng với tần suất lớn thì càng gây ảnh hưởng đến cơ thể. Đặc biệt là cồn 70 độ và 90 độ, đây là hai loại cồn có tỷ lệ tương ứng lần lượt là 7:3, 9:1 do đó nồng độ cồn rất cao.
  • Sử dụng nhiều cồn sẽ gây nên tình trạng nứt nẻ da, do đó nếu dùng cồn để rửa tay bạn nên sử dụng với một lượng vừa đủ. Đặc biệt da tay là vùng da khá nhạy cảm do đó hãy thoa đều toàn bộ bề mặt từ kẽ tay đến từng ngón tay. Điều này giúp phân bổ đều lượng cồn trên da và tiêu diệt sạch được vi khuẩn.
  • Lưu ý tiếp theo là không nên lau tay bằng khăn giấy hay bất cứ một loại khăn nào bởi chúng sẽ thấm hút cồn mà gây mất công dụng. Cồn có đặc tính là khô nhanh do đó hãy đợi một vài phút để tay tự khô.
  • Mặc dù có công dụng hiệu quả trong khử khuẩn tuy nhiên bạn vẫn nên rửa tay kỹ với xà phòng và nước. Đây mới chính là phương pháp hiệu quả nhất để loại bỏ vi khuẩn gây hại.
  • Một lưu ý cực kỳ quan trọng là bạn không nên tiếp xúc trực tiếp các vết thương hở hoặc vết bỏng nặng với cồn, chúng sẽ khiến tình trạng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Với những thông tin mà nhà thuốc Long Châu cung cấp hy vọng rằng thắc mắc của bạn về mùi cồn có độc không đã được giải đáp. Hãy đọc thật kỹ những thông tin trên để trở tránh được những rủi ro không mong muốn và trở thành người tiêu dùng thông minh.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *