Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bổ máu và những điều bạn cần biết

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bổ máu và những điều bạn cần biết

Thiếu máu là một tình trạng bệnh lý phổ biến có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Các triệu chứng thường gặp bao gồm da xanh xao, đau đầu, chóng mặt, và khó thở. Trong những tình huống như vậy, bác sĩ thường sẽ xem xét và cân nhắc việc kê đơn thuốc bổ máu phù hợp để điều trị. Tuy nhiên, có một số lưu ý khi sử dụng thuốc bổ máu mà bạn cần biết.

Bạn đang đọc: Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bổ máu và những điều bạn cần biết

Thuốc bổ máu là một lựa chọn phổ biến, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và những người trải qua tình trạng thiếu máu hoặc thiếu sắt. Tuy nhiên, việc sử dụng những loại thuốc này không nên tự y án mà cần được chỉ định bởi bác sĩ. Việc sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy một số lưu ý khi sử dụng thuốc bổ máu là gì?

Thiếu máu và triệu chứng của thiếu máu

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi, dẫn đến tình trạng thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Mức nồng độ hemoglobin thấp hơn 13g/dl (đối với nam giới), 12g/dl (đối với nữ giới), và 11g/dl (đối với người lớn tuổi) được xem là biểu hiện của thiếu máu. Đối với trẻ nhỏ, giá trị bình thường thay đổi theo độ tuổi và cần tham khảo các bảng liên quan đến độ tuổi của trẻ.

Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi

Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi

Thiếu máu không phải là một bệnh mà là một biểu hiện của một số rối loạn cơ bản trong cơ thể. Ngay cả khi thiếu máu nhẹ mà không có triệu chứng, việc tìm kiếm nguyên nhân chính là quan trọng để có thể chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Tình trạng này đòi hỏi sự theo dõi và can thiệp từ các chuyên gia y tế để ngăn chặn sự phát triển của vấn đề và duy trì sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

Khi trải qua tình trạng thiếu máu, bạn có thể trải qua những triệu chứng phổ biến như:

  • Yếu đuối và mệt mỏi, cảm giác người xanh xao.
  • Cảm giác chân không yên.
  • Khó thở, đặc biệt khi bạn gắng sức hoặc tham gia các hoạt động vận động.
  • Tình trạng hôn mê hoặc gần như mất ý thức.
  • Nhịp tim đập nhanh hơn bình thường.
  • Đau ngực và giảm khả năng chịu đựng khi tham gia tập thể dục.
  • Hội chứng Pica: Có ham muốn ăn những chất không có giá trị dinh dưỡng như đất sét, thuỷ tinh,…

Một số đặc điểm của thuốc bổ máu

Thuốc bổ máu có thể hiểu là loại thuốc được thiết kế để bổ sung các dưỡng chất cần thiết, nhằm giúp cơ thể duy trì lượng máu đủ để nuôi dưỡng và hỗ trợ các hoạt động sống. Thành phần của thuốc thường bao gồm các chất cấu tạo tế bào máu. Các loại thuốc giúp bổ máu khác nhau có thể chứa các thành phần và tỉ lệ khác nhau, nhưng đa phần chúng đều bao gồm ít nhất một hoặc cả ba thành phần chính quan trọng: Sắt, vitamin B12 và acid folic.

Bác sĩ thường chỉ định cho các trường hợp dưới đây uống thuốc bổ máu:

  • Người bị mất nhiều máu: Những người trải qua xuất huyết dạ dày, xuất huyết đường ruột, tiểu ra máu, hành kinh kéo dài hoặc những người sử dụng chế độ chạy thận nhân tạo thường mất nhiều máu và cần bổ sung nhiều hơn.
  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai có nhu cầu sử dụng sắt tăng cao, đặc biệt trong giai đoạn hình thành phôi thai cho đến khi mang thai 6 tháng. Mẹ bầu cần bổ sung 955 mg sắt mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Do đó, việc bổ sung thông qua chế độ dinh dưỡng hoặc viên uống bổ sung là quan trọng.
  • Người chế độ ăn thiếu dinh dưỡng: Những người ăn ít, ăn không đa dạng, đặc biệt là những người ăn chay, thường thiếu sắt dẫn đến tình trạng thiếu máu. Sắt có vai trò quan trọng trong việc tạo hồng cầu.
  • Người hấp thụ kém: Những người mắc các bệnh về đường ruột và người lớn tuổi thường có khả năng hấp thụ sắt giảm. Các người đang sử dụng thuốc có tính kiếm cũng có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ sắt từ thức ăn.

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị thiếu máu

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị thiếu máu

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bổ máu mà bạn cần biết

Điều đầu tiên cần lưu ý khi sử dụng thuốc bổ máu đó là chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ và cần tuân thủ theo liều dùng, cách dùng mà bác sĩ đã khuyến nghị. Bên cạnh đó, cần lưu ý một số vấn đề sau:

Xem xét các thành phần có trong thuốc

Mặc dù việc dùng thuốc bổ máu cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, tuy nhiên bạn cũng nên nắm được các đặc điểm thành phần của loại thuốc mà mình đang uống để chủ động hơn trong việc xử trí các tác dụng phụ nếu có của thuốc.

Thuốc giúp bổ máu thường chứa các thành phần cấu tạo nên tế bào máu và các thành phần phụ trợ. Các chất này thường có sẵn trong thực phẩm, nhưng do cơ thể không thể tự nạp đầy đủ hoặc gặp vấn đề về hấp thụ, tiêu hóa, dẫn đến thiếu hụt. Như đã nói, sắt, vitamin B12 và acid folic là 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình tạo máu của cơ thể. Việc thiếu ít nhất 1 trong số chúng cũng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình này. Thuốc giúp bổ máu thường cung cấp đủ 3 yếu tố này cho cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Tác hại của gạo lứt ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Mách bạn một số lưu ý khi sử dụng thuốc bổ máu 3
Một lưu ý khi sử dụng thuốc bổ máu là nắm được các đặc điểm thành phần của thuốc

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc bổ máu, đặc biệt là thuốc bổ sung sắt có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, táo bón, nóng trong, nổi mụn,… Ngoài ra, cần lưu ý rằng, không được tự ý tăng liều để tránh nguy cơ ngộ độc sắt, đặc biệt là đối với trẻ em. Các biểu hiện của ngộ độc sắt có thể bao gồm:

  • Sốt.
  • Chóng mặt.
  • Huyết áp thấp và nhịp tim tăng nhanh hoặc yếu.
  • Đau đầu.
  • Khó thở và có chất lỏng trong phổi.
  • Da có màu xám hoặc hơi xanh.
  • Da và mắt có thể trở nên vàng (tình trạng da vàng do tổn thương gan).
  • Co giật.

Trong trường hợp có dấu hiệu của ngộ độc sắt, việc đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và giúp họ nhanh chóng hồi phục.

Lưu ý khi sử dụng thuốc bổ máu là những điều bạn cần biết để giảm tác dụng phụ do thuốc

>>>>>Xem thêm: Các nhóm thuốc trị cảm cúm và lưu ý khi sử dụng

Chóng mặt là một trong những biểu hiện ngộ độc sắt

Một điều nữa cần lưu ý khi sử dụng thuốc bổ máu là cần chú ý đến việc không nên tiêu thụ những thức ăn có thể làm giảm hấp thu sắt, như trà hoặc cà phê. Đồng thời, tránh giữ các sản phẩm chứa sắt trong miệng quá lâu để tránh tạo ra cảm giác khó chịu do vị kim loại.

Trên đây là những lưu ý khi sử dụng thuốc bổ máu mà chúng tôi cung cấp đến bạn. Hy vọng với bài viết, bạn đã có cho mình những thông tin cơ bản về thuốc bổ máu để có thể bổ sung chúng một cách hiệu quả và an toàn nhất. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng hoặc biểu hiện nào không bình thường, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Thuốc bổ máuuống thuốc đúng cách

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *