Một số dấu hiệu tai biến ở người trẻ cần lưu ý

Một số dấu hiệu tai biến ở người trẻ cần lưu ý

Tai biến hay đột quỵ đã và đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tàn tật và tử vong ở Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung. Đây là tình trạng khẩn cấp, cần phát hiện và can thiệp kịp thời để tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau. Tai biến hiện nay đang có dấu hiệu trẻ hóa. Vậy dấu hiệu tai biến ở người trẻ là gì? Cách phòng ngừa ra sao?

Bạn đang đọc: Một số dấu hiệu tai biến ở người trẻ cần lưu ý

Theo một thống kê cho thấy, tai biến ở người trẻ chiếm khoảng 15% tổng số ca tai biến. Điều đáng lo ngại ở đây là con số này đang ngày càng tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh đó, những người trẻ cũng chưa thật sự quan tâm đến việc phòng ngừa tình trạng nguy hiểm này. Cùng tìm hiểu bài viết sau để nhận biết được nguyên nhân và dấu hiệu tai biến ở người trẻ.

Tai biến ở người trẻ là gì?

Tai biến ở người trẻ là tình trạng tai biến xảy ra đối với độ tuổi dưới 45 tuổi, do nguyên nhân tắc nghẽn mạch máu não hoặc xuất huyết não. Trước đây, tai biến thường chỉ xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, người già trên 65 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng tai biến đang dần trẻ hóa.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ người trẻ và người trong độ tuổi trung niên bị tai biến chiếm đến 1/3 tổng số ca bị tai biến. Mỗi năm, tỷ lệ tai biến ở người trẻ tăng lên khoảng 2%, trong đó nam giới có tỷ lệ mắc cao gấp 4 lần so với nữ giới.

Theo thông tin của Hội đột quỵ thế giới năm 2022, mỗi năm, có tới 16% ca bị tai biến nằm trong độ tuổi 15 đến 49 tuổi. Theo đó, trong tổng 6,5 triệu ca tử vong do tai biến hàng năm, có tới 6% là người trẻ.

Dấu hiệu tai biến ở người trẻ  1

Tai biến ở người trẻ là tình trạng tai biến xảy ra đối với độ tuổi dưới 45 tuổi

Nguyên nhân gây tai biến ở người trẻ

Mặc dù nguy cơ tai biến sẽ tăng khi tuổi tác càng tăng, nhưng tình trạng này vẫn có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Cần biết những nguyên nhân gây tai biến ở người trẻ để biết cách phòng bệnh hiệu quả. Nguyên nhân gây nên tình trạng này sẽ được chia sẻ sau đây:

Rối loạn mỡ máu

Những người trẻ tuổi với thói quen ăn uống không khoa học, thường xuyên ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, thức ăn nhanh, các thực phẩm được chế biến sẵn,… sẽ có nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu cao. Tỷ lệ Apoprotein A-I và Apolipoprotein B ở những đối tượng này có liên quan mật thiết tới tình trạng tai biến và những bệnh về não bộ khác.

Lười vận động, béo phì

Khi bạn càng ít vận động, nguy cơ thừa cân và béo phì sẽ càng tăng. Lười vận động, ít tập thể dục, ngồi máy tính liên tục nhiều giờ đồng hồ cũng chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng tai biến ngày càng trẻ hóa. Các nghiên cứu cho thấy đối tượng có tỉ số BMI lớn hơn 30 và vòng eo trên 80cm có nguy cơ bị tai biến cao hơn nhiều lần so với người có chỉ số bình thường.

Đái tháo đường

Người có thói quen ăn nhiều bánh kẹo ngọt, trà sữa,… sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Có tới 30% trường hợp tai biến ở người trẻ liên quan đến đái tháo đường. Người bị tiểu đường sẽ dễ tổn thương các tế bào nội mạc, khiến mỡ có thể chui qua lớp nội mạc và đi vào trong một cách dễ dàng hơn. Từ đó hình thành nên các mảng xơ vữa, gây nên hẹp lòng mạch và tăng nguy cơ đột quỵ.

Tăng huyết áp

Người có thói quen thường xuyên ăn các thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn có chứa nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. Đây cũng chính là nguyên nhân gây tai biến ở người trẻ.

Dấu hiệu tai biến ở người trẻ  2

Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây tai biến ở người trẻ

Sử dụng rượu bia, thuốc lá

Sử dụng rượu bia hoặc các thức uống có cồn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến ở những người trẻ tuổi. Bên cạnh đó, việc hút thuốc thường xuyên cũng làm gia tăng nguy cơ mắc tai biến. Bởi thuốc lá chứa hơn 7000 chất độc. Khi các chất này đi vào máu, chúng sẽ phá hủy tế bào trong cơ thể, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng xơ vữa mạch máu não.

Sử dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai tương đối an toàn. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng với liều lượng cao hoặc không đúng chỉ định thì loại thuốc này sẽ làm tăng huyết áp, tăng khả năng đông máu, từ đó dẫn đến tình trạng tai biến do thiếu máu cục bộ.

Dấu hiệu tai biến ở người trẻ

Các dấu hiệu tai biến ở người trẻ thường gặp, bạn cần lưu ý bao gồm:

  • Thay đổi giọng nói, khó nói, nói ngọng hoặc nói bị dính chữ, lệch miệng, méo miệng. Thậm chí, người bệnh còn có thể không nói được.
  • Đau đầu hoặc nhức đầu dữ dội. Sử dụng thuốc giảm đau nhưng cơn đau vẫn không thuyên giảm. Tuy nhiên, đau đầu không phải là triệu chứng điển hình của tai biến ở người trẻ. Nhiều ca tai biến ở người trẻ nhưng lại không có biểu hiện nhức đầu.
  • Khuôn mặt của người có dấu hiệu tai biến sẽ bị mất cân đối, một bên sẽ bị chảy xệ, khi họ cười cũng sẽ méo mó.
  • Yếu một bên cơ thể, khó khăn khi vận động chân tay. Tai biến thường khiến cho người bệnh không thể nâng cả hai tay qua đầu cùng một lúc.
  • Mờ mắt, hoa mắt, mất thị lực, nhìn không rõ,… cũng là một trong những dấu hiệu tai biến ở người trẻ.

Tìm hiểu thêm: Trồng răng cấm giá bao nhiêu? Nên chọn phương pháp nào?

Dấu hiệu tai biến ở người trẻ 3
Đau đầu hoặc nhức đầu dữ dội cũng là một dấu hiệu tai biến ở người trẻ

Điều trị tai biến ở người trẻ

Các phương pháp hiện nay được áp dụng để điều trị tai biến ở người trẻ như:

Thuốc tiêu sợi huyết

Các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết (tiêu huyết khối) với các trường hợp thiếu máu cục bộ dẫn đến tình trạng tai biến. Loại thuốc này có thể làm giảm tỷ lệ tàn tật ở người tai biến, đồng thời tăng khả năng phục hồi nếu được sử dụng thuốc trong những giờ đầu sau khi xuất hiện tình trạng tai biến (3-4.5 giờ đầu, có thể mở rộng tới 6 giờ).

Can thiệp nội mạch

Các biện pháp can thiệp nội mạch có thể áp dụng như:

  • Lấy huyết khối trực tiếp: Lấy huyết khối khỏi mạch máu não, đồng thời giúp tái thông mạch máu.
  • Tiêu sợi huyết tại chỗ: Áp dụng trong trường hợp không thể lấy hết huyết khối, phải tiêm thuốc nhằm tiêu sợi huyết tại chỗ làm tan cục máu đông.
  • Đặt stent động mạch não: Thực hiện khi mạch máu não hẹp, có xơ vữa nhiều.

Thuyên tắc nội mạch (Coiling)

Sử dụng vòng xoắn bằng kim loại nhằm bí[hình 4]t túi phình đang bị vỡ, ngăn không cho máu chảy ra ngoài. Đây là phương pháp được đánh giá là tối ưu khi điều trị tai biến ở người trẻ.

Xạ phẫu lập thể

Xạ phẫu lập thể giúp sửa chữa các dị dạng mạch máu não nhờ vào việc đưa dòng tia xạ cao vào trong não. Phương pháp này có thể can thiệp được những vị trí nằm sâu mô não, mang lại hiệu quả cao trong điều trị.

Phẫu thuật

Áp dụng trong trường hợp lấy đi khối máu tụ, giải áp các vùng mô bị tổn thương, bao gồm:

  • Phẫu thuật bóc tách phần mạch cảnh;
  • Phẫu thuật cắt phần dị dạng động tĩnh mạch (AVM);
  • Phẫu thuật kẹp các mạch máu đang chảy.

Dấu hiệu tai biến ở người trẻ  4

>>>>>Xem thêm: Sữa tăng cường hệ miễn dịch cho người lớn và những điều cần biết

Phẫu thuật áp dụng trong trường hợp lấy đi khối máu tụ, giải áp các vùng mô bị tổn thương

Phòng ngừa tai biến ở người trẻ

Trong bối cảnh tai biến đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều bạn càng quan tâm hơn đến việc phòng ngừa. Cách tốt nhất để phòng ngừa tai biến là xây dựng và duy trì một lối sống khoa học như sau:

  • Nghỉ ngơi phù hợp, tránh tình trạng căng thẳng thường xuyên;
  • Ăn uống lành mạnh, ăn nhiều trái cây và rau củ quả, hạn chế hoặc không ăn thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chất béo;
  • Không sử dụng chất kích thích;
  • Tránh uống rượu bia, thức uống chứa cồn hoặc nước có gas;
  • Thường xuyên tham gia thể thao, tập thể dục, hạn chế việc ngồi một chỗ quá lâu;
  • Kiểm soát các bệnh lý liên quan đến tai biến như bệnh tim mạch, tiểu đường,…;
  • Khám sức khỏe định kỳ, tầm soát tai biến ở người trẻ.

Thông qua bài viết trên, hi vọng bạn sẽ nhận ra dấu hiệu tai biến ở người trẻ và biết cách phòng tránh tình trạng nguy hiểm này. Đừng chủ quan tai biến chỉ xảy ra ở người cao tuổi, con số này đang dần tăng lên ở người trẻ. Hãy xây dựng một lối sống lành mạnh và khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện những yếu tố nguy cơ tai biến để can thiệp kịp thời nhé!

Xem thêm: Những dấu hiệu tai biến mà bạn không thể chủ quan

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Tai biếnBệnh thần kinh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *