Bạn đang đọc: Một số bài thuốc dân gian trị loãng xương bạn có thể tham khảo
Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương và khiến cho chúng trở nên yếu và dễ gãy. Bệnh diễn biến một cách thầm lặng và dần dần giảm đi khả năng chịu lực của hệ thống xương. Bên cạnh việc dùng thuốc, có thể sử dụng các bài thuốc dân gian trị loãng xương để hỗ trợ điều trị căn bệnh này.
Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp ở những người lớn tuổi. Tình trạng này có thể được điều trị theo tây y hoặc đông y, tùy lựa chọn của mỗi người. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian trị loãng xương bạn có thể tham khảo.
Ai có nguy cơ mắc tình trạng loãng xương?
Loãng xương có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người có độ tuổi trên 50. Tuổi càng cao, nguy cơ loãng xương càng tăng. Phụ nữ trải qua giai đoạn mãn kinh sẽ có nguy cơ gặp tình trạng loãng xương cao hơn. Nguyên nhân là do nồng độ estrogen giảm. Estrogen vốn là hormon giúp bảo vệ xương, khi lượng hormon này giảm sẽ dẫn đến tình trạng mất xương. Nếu không được điều trị thích hợp sẽ dẫn đến loãng xương và nặng hơn là gãy xương.
Loãng xương với các triệu chứng như mỏi gối, đau lưng, chân tay tê lạnh và hơi co rút,… Theo y học cổ truyền, để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị loãng xương, cần sử dụng các bài thuốc dân gian trị loãng xương. Cụ thể là sử dụng các loại dược liệu để giúp bổ trợ cho tỳ, can, thận, tạng tăng cường sử dụng các khoáng chất giàu photpho, canxi, vitamin D giúp xương chắc khỏe.
Bài thuốc dân gian trị loãng xương
Các bài thuốc dân gian trị loãng xương được nhiều người tin tưởng, áp dụng bao gồm:
Tập toàn đại bổ
Nguyên liệu của bài thuốc này bao gồm 14g nhân sâm, 14g phục linh, 14g bạch thược, 14g xuyên khung, 14g đương quy, 14g hoàng kỳ, 14g tục đoạn, 20g thục địa, 12g bạch truật, 12g đỗ trọng, 6g nhục quế, 4g cam thảo. Sắc mỗi ngày 1 thang thuốc bao gồm các nguyên liệu trên. Đây là bài thuốc có tác dụng mạnh gân xương, bổ huyết, thích hợp cho các đối tượng loãng xương, nhức mỏi tay chân, ăn uống kém.
Lục vị địa hoàng gia vị
Nguyên liệu cần chuẩn bị là 30g thục địa, 16g hoài sơn, 14g sơn thù, 14g đơn bị, 12g phục linh, 12g trạch tả. Sắc những vị thuốc này mỗi ngày 1 thang. Uống bài thuốc này giúp lợi gân cốt, bổ can, thận âm. Thích hợp cho người bị đau mỏi gối, thể chất gầy, đen, nóng nhiệt.
Hữu hy ẩm gia giảm
Nguyên liệu của bài thuốc này bao gồm 32g thục địa, 16g sơn thù, 16g hoài sơn, 16g thỏ ty tử, 16g đỗ trọng, 14g đương quy, 14g phục linh, 8g trạch tả, 4g nhục quế, 4g phụ tử chế. Sắc và uống các vị thuốc này mỗi ngày 1 thang, thích hợp cho người bị co rút chân tay, người bị đau lưng, mỏi gối.
Thể tỳ thận dương hư
Nguyên liệu gồm có 16g ngưu tất, 16g ngũ gia bì, 16g nam tục đoạn, 12g cẩu tích, 12g tang ký sinh, 12g tần giao, 12g cam thảo, 10g đỗ trọng, 10g dâm dương hoắc, 10g đại tào, 10g quế. Sắc các nguyên liệu kể trên với nước, chia làm 3 phần, uống trong ngày giúp hỗ trợ trị loãng xương.
Tứ quân tử thang gia vị
Nguyên liệu bài thuốc gồm có 12g bạch truật, 12g hoài sơn, 12g bạch linh, 12g đảng sâm, 10g cam thảo, 10g đương quy, 10g hoàng kỳ. Sắc các nguyên liệu này với nước, chia 2 phần uống trong ngày, uống sau ăn 30 phút. Đây là bài thuốc hỗ trợ trị loãng xương do nguyên nhân tỳ vị hư nhược. Người bệnh sẽ gặp triệu chứng như ngại vận động, chướng bụng, chóng mặt, đau mỏi tứ chi, mạch yếu, lưỡi nhạt màu, có rêu lưỡi trắng.
Độc hoạt tang ký sinh thang
Bài thuốc này hỗ trợ trị thể can thận âm hư và phong thấp xâm nhập. Nguyên nhân đến từ việc cơ thể bị lão hóa, gan thận âm suy giảm, điều này sẽ làm cho sức đề kháng bị suy yếu. Gió ẩm sẽ nhân cơ hội này xâm nhập vào trong cơ thể, tụ lại ở gân cốt, dẫn tới khí huyết ngưng trệ. Từ đó sẽ làm cho xương khớp bị đau nhức và tăng tình trạng loãng xương.
Đối với bài thuốc này cần chuẩn bị 15g thục địa, 15g đẳng sâm, 15g ngưu tất, 15g phòng phong, 15g đỗ trọng, 15g tang ký sinh, 15g xuyên khung, 12g bạch linh, 10g quế chi, 10g bạch thược, 8g tế tân, 8g độc hoạt, 8g tần giao. Sắc các nguyên liệu vừa liệt kê ở trên với nước, sau đó chia làm 2 lần và uống trong ngày, uống sau ăn 30 phút.
Đông y thể khí huyết ứ trệ
Khi khí huyết bên trong cơ thể không được lưu thông như bình thường chúng sẽ tụ lại tại các khớp và gây tình trạng đau nhức. Bài thuốc sau đây sẽ hỗ trợ điều trị tình trạng này.
Cần chuẩn bị 20g tô mộc, 16g hoàng kỳ, 12g xuyên khung, 12g huyết đằng, 12g tục đoạn, 12g phòng sâm, 12g bạch truật, 12g xạ tiền, 12g cam thảo, 12g hương phụ tử chế, 10g hồng hoa, 10g ngải diệp, 10g trần bì, 10g uất kim. Sắc các dược liệu này với nước, chia 3 phần và uống trong ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc dân gian trị loãng xương
Một vài lưu ý bạn cần thực hiện khi sử dụng bài thuốc dân gian trị loãng xương bao gồm:
- Trước khi điều trị loãng xương với phương pháp đông y, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nên sử dụng bài thuốc với đúng thành phần, đúng liều lượng.
- Trong quá trình sử dụng bài thuốc dân gian, nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường hoặc tình trạng đau khớp, loãng xương càng nặng hơn, phải ngừng dùng thuốc ngay và đến gặp bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
- Cần kiên trì sử dụng vì bài thuốc đông y cần thời gian mới có thể phát huy tác dụng.
- Phối hợp với chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D, canxi, chất xơ, chất khoáng như ngũ cốc, rau quả,… Đồng thời hạn chế những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ rượu bia.
- Nên tiếp xúc với ánh nắng 30 phút/ngày, vào 7 giờ đến 9 giờ sáng để góp phần giúp xương chắc khỏe.
Tìm hiểu thêm: Thủy đậu ở người lớn có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ngừa biến chứng
Cách phòng ngừa loãng xương
Theo các chuyên gia, để phòng chống tình trạng loãng xương hiệu quả, bạn cần thực hiện:
- Tập thể dục thường xuyên và duy trì cân nặng ổn định;
- Nên vận động, đi lại nhẹ nhàng, không nên ngồi một chỗ quá lâu;
- Không nên sử dụng rượu bia hoặc các thức uống có cồn, trà, cà phê,… Không sử dụng các chất kích thích, thuốc lào, thuốc lá vì chúng có thể làm giảm khả năng hấp thu canxi, từ đó tăng nguy cơ gãy xương và gãy xương;
- Bổ sung canxi, vitamin D, magie, kẽm, sắt, protein,… cùng những dưỡng chất có lợi cho xương khớp như trứng, sữa, cá, thịt, hoa quả tươi, yến mạch, ngũ cốc, các loại đậu,… Những thực phẩm này sẽ giúp phòng ngừa loãng xương và các bệnh xương khớp như viêm khớp, thoát vị đĩa đệm,…;
- Có thể tắm nắng trong khung giờ từ 7 giờ đến 9 sáng để cung cấp vitamin D, nhằm giúp cơ thể cải thiện khả năng hấp thu canxi;
- Bổ sung canxi cho cơ thể bằng các viên uống bổ sung hoặc thực phẩm như sữa ít béo, các loại cá, rau lá xanh đậm,…
>>>>>Xem thêm: Tại sao bắp tay to? Dừng ngay những thói quen khiến bắp tay to
Bài viết trên vừa chia sẻ bài thuốc dân gian trị loãng xương cũng như cách phòng ngừa căn bệnh này. Lưu ý rằng loãng xương có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Vì thế, hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên để nâng cao đề kháng cơ thể nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Loãng xươngBệnh xương khớpCơ xương khớp