Những bất thường trên móng tay là vấn đề mà bạn không thể chủ quan vì nó chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh tật. Vậy móng tay đen là biểu hiện của loại bệnh gì?
Bạn đang đọc: Móng tay đen là biểu hiện của bệnh gì?
Thông thường, các vấn đề về sức khỏe thể hiện trực tiếp thông qua màu sắc của da, lông, tóc… đặc biệt là màu của móng tay. Người có sức khỏe tốt thường ở hữu làn da tươi tắn và móng có màu hồng nhạt. Một số người có vấn đề về sức khỏe thì làn da dưới móng của họ chuyển sang màu tím và đen. Móng tay đen có phải là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm không?
Móng tay đen có nguy hiểm không?
Móng tay được cấu tạo gồm 3 phần: Mầm móng, giường móng và đĩa móng. Màu sắc của móng tay khi cơ thể khỏe mạnh là màu hồng nhạt, nhẵn, phần bán nguyệt gần gốc móng tay có màu trắng, bề mặt trơn, không có gờ rãnh hay đổi màu khác lạ.
Một số trường hợp, móng tay chuyển sang màu tái nhạt, màu đen, móng tay bị tím hoặc hình dáng móng thay đổi trở nên lõm xuống hay lồi hoặc sưng to,… thì chứng tỏ cơ thể đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Móng tay đen xuất hiện do chấn thương từ tác động bên ngoài hoặc do các dấu hiệu bệnh lý thì đều chứng minh cơ thể đang trong tình trạng bất thường. Móng tay đen hay tình trạng nổi các vạch có màu đen, nâu trên da chính dấu hiệu bất thường mà bạn không nên chủ quan mà cần đến các cơ sở y tế để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh nếu kèm theo đó là một số triệu chứng khác như:
- Hình dạng móng tay thay đổi, ngứa ngáy hoặc chảy máu.
- Những tổn thương có sự thay đổi rõ ràng về màu sắc, kèm theo đó là những vết loét hoặc sùi với đường viền không đều, không đối xứng và kích thước có thể đạt trên 6mm,….
- Những dấu hiệu trên có thể là do bệnh ung thư hắc tố gây ra. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như sinh thiết,…
Sự thay đổi màu móng có thể là triệu chứng ung thư hắc tố. Đây là một dạng nghiêm trọng nhất của ung thư da thể hiện rõ nét nhất qua sự thay đổi ở màu sắc của nốt ruồi, móng tay và móng chân. Nếu trên móng tay bị sọc dọc đen bất thường, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra nhé!
Bên cạnh đó, một số dấu hiệu bệnh lý biểu hiện thông qua màu sắc khác của móng tay. Vì vậy, việc nhận biết dấu hiệu móng tay đen và kịp thời phát hiện điều trị những bệnh lý nguy hiểm là vô cùng quan trọng.
Nguyên nhân gây ra tình trạng móng tay đen
Ngoài những dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp tình trạng bệnh lý bất thường thì móng tay đen cũng hình thành thông qua những yếu tố sinh lý của cơ thể.
Móng tay đen là sự biến đổi màu sắc của làn da bên dưới móng tay do tăng sinh tế bào sắc tố melanin. Melanin là một chất tích tụ trong cơ thể, chúng có vai trò chủ yếu trong việc hình thành nên sắc tố da. Ở điều kiện cơ thể bình thường, melanin sẽ không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, melanin tăng sinh và tích tụ nhiều tại làn da dưới móng tay khi cơ thể gặp các vấn đề bất thường như:
- Chấn thương, va đập: Khi bị chấn thương hoặc va đập ở ngón tay, melatonin sẽ tích tụ và thay đổi màu sắc làn da dưới móng thành màu tím hoặc đen. Một số trường hợp, máu tụ lại tại vị trí va đập này gây bầm.
- Tăng nồng độ melanin bất thường: Sử dụng các thuốc kháng sinh, thuốc tim mạch… cũng làm gia tăng nồng độ melanin gây đen móng tay.
- Móng tay đen do nấm móng: Các vi nấm tích tụ ở kẽ móng tay len lỏi ăn vào bề mặt trong của móng, gây nhiễm nấm móng, khiến móng tay đen.
- Sử dụng nhiều hóa chất gây hại cho móng: Các chất hóa học gây hại cho móng được đưa vào móng thông qua sơn móng tay, thuốc nhuộm tóc… Sơn móng tay thường xuyên làm móng mỏng dần và yếu đi, tiếp xúc lâu dài với các chất tẩy rửa mỏng gây đen móng.
Tìm hiểu thêm: Sử dụng lá muồng trâu trị vảy nến được không?
Cách khắc phục tình trạng móng tay đen
Trong một số trường hợp, móng tay đen do chấn thương hay va đập dẫn đến tụ máu bầm. Có thể thực hiện một số các sau đây để khắc phục:
- Giảm sưng và giảm đau bằng cách chườm đá;
- Giảm đau nhức bằng cách chườm nóng;
- Trứng gà giúp tan máu bầm: Luộc một quả trứng gà, sau đó lăn qua lăn lại tại vết bầm. Điều này giúp tan máu bầm tại vị trí bị va đập.
Sau khi thực hiện các gợi ý trên nhưng không thấy dấu hiệu được cải thiện, hãy đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
Những cách khắc phục trên chỉ giúp giải quyết tạm thời tình trạng đen của móng tay và không điều trị dứt điểm. Nếu móng tay bạn đang có các dấu hiệu bất thường sau đây, bạn hãy lập tức đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh sớm nhất.
- Móng tay đen do các bệnh lý về tim phổi gây ra;
- Móng tay đen có dạng dùi gây ra bởi tình trạng rối loạn nồng độ oxy trong máu;
- Móng tay xuất hiện đường vân đen do thiếu dinh dưỡng.
>>>>>Xem thêm: Thực hư về cách làm tan xương cá
Cách chăm sóc móng tay
Để có được một bộ móng chắc khoẻ và đẹp thì có thể áp dụng một số cách sau:
- Ưu tiên thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất (đặc biệt là bổ sung biotin). Tuy nhiên vẫn cần đảm bảo sự cân bằng giữa các nhóm dinh dưỡng, duy trì một chế độ ăn lành mạnh và khoa học. Các thực phẩm giàu biotin là các loại đầu, trứng, cá hồi,…
- Uống nhiều nước mỗi ngày để giảm tình trạng móng bị giòn và gãy.
- Hạn chế làm móng gel vì quá trình làm sẽ phải dùng tia UV để làm khô sơn móng cũng như các sản phẩm làm đẹp móng thường chứa hóa chất. Khi muốn tẩy sơn móng cũng sẽ cần đến hóa chất. Vì vậy, quá trình làm đẹp móng này khiến cho móng tay trở nên mỏng dần, yếu và dễ gãy nếu thực hiện thường xuyên.
- Thường xuyên dùng kem dưỡng da tay.
- Đeo găng tay khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa để rửa chén, giặt sạch quần áo, làm sạch đồ vật,…
- Cắt tỉa móng tay thường xuyên, để độ dài móng tay ngắn để tránh gãy, mềm.
- Không tiếp xúc với nước quá lâu.
Với những thông tin được chia sẻ trong bài về trên hy vọng giúp các bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây tình trạng móng tay đen. Móng tay đen nếu không gây ra bởi va đập, chấn thương thì nó là dấu hiệu cho thấy sức khỏe bạn đang có vấn đề nghiêm trọng. Hãy đi khám tổng quát định kỳ mỗi năm để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Móng tayCơ thể người