Viêm tai giữa có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó một số trường hợp cần can thiệp phẫu thuật bao gồm: Viêm tai giữa mủ mạn tính, thủng màng nhĩ, viêm xương chũm, cholesteatoma,… Vậy khi nào nên mổ viêm tai giữa?
Bạn đang đọc: Mổ viêm tai giữa khi nào? Phương pháp chăm sóc hậu phẫu cần biết
Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt dưới 12 tháng tuổi. Bệnh thường diễn biến cấp tính và có thể khỏi hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu không được xử trí kịp thời, viêm tai giữa có thể trở thành mạn tính và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy khi nào nên mổ viêm tai giữa? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm xảy ra ở tai giữa, khu vực nằm sau màng nhĩ. Tai giữa là một khoang nhỏ chứa các xương nhỏ giúp truyền âm thanh từ màng nhĩ đến tai trong. Có hai dạng chính của viêm tai giữa:
- Viêm tai giữa cấp tính: Là tình trạng nhiễm trùng khởi phát đột ngột, thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Triệu chứng bao gồm: Đau tai (đây là triệu chứng phổ biến nhất, đặc biệt ở trẻ em), sốt, khó ngủ, chảy nước mũi, mất thính giác tạm thời, ù tai và buồn nôn. Viêm tai giữa cấp tính thường tự khỏi trong vòng 2 – 3 tuần. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến biến chứng như: Viêm tai giữa có dịch tiết, mất thính giác vĩnh viễn hoặc viêm tai xương chũm.
- Viêm tai giữa có dịch tiết: Là tình trạng tai giữa có dịch ứ đọng trong hơn 3 tháng. Dịch này có thể là: Thanh dịch, dịch nhầy hoặc keo dính. Triệu chứng bao gồm: Giảm thính giác, ù tai, nặng tai. Viêm tai giữa có dịch tiết thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi.
Nguyên nhân của viêm tai giữa có thể bao gồm:
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên, như cảm lạnh hoặc cúm;
- Dị ứng;
- Cấu trúc tai bất thường;
- Tiếp xúc với khói thuốc lá.
Nếu viêm tai giữa không để lại bất kỳ biến chứng nào trong quá trình điều trị thì đây là điều đáng mừng. Tuy nhiên, nếu điều trị không hợp lý thì người bệnh dễ gặp các biến chứng sau phẫu thuật nguy hiểm như: Chảy mủ tai, thủng màng nhĩ, mất thính lực tạm thời hoặc nghe kém, chậm nói (ở trẻ em bị nhiễm trùng tai tái phát), viêm xương chũm, các biến chứng nội sọ (viêm màng não, áp xe màng não, tắc tĩnh mạch não,…), viêm tai giữa chảy mủ mạn tính, thủng màng nhĩ, liệt mặt ngoại biên, cholesteatoma.
Khi nào nên mổ viêm tai giữa?
Các biến chứng viêm tai giữa để lại có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Vậy khi nào nên mổ viêm tai giữa?
Dưới đây là một số biến chứng viêm tai giữa cần phẫu thuật:
- Mất thính lực: Viêm tai giữa, đặc biệt là thủng màng nhĩ hoặc nhiễm trùng tai, có thể dẫn đến mất thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn. Mất thính lực ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và phát triển ngôn ngữ, nhất là ở trẻ nhỏ. Phẫu thuật có thể giúp vá lại màng nhĩ hoặc phục hồi chức năng nghe.
- Chảy mủ tai: Viêm tai giữa mủ cấp tính hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa có thể dẫn đến chảy mủ tai dai dẳng. Chảy mủ tai ảnh hưởng đến thính lực và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng. Phẫu thuật đặt ống thông khí giúp dẫn lưu dịch, ngăn ngừa chảy mủ và cải thiện thính lực.
- Cholesteatoma: Cholesteatoma là u nang da hình thành trong tai giữa do viêm tai giữa mạn tính. U nang phát triển, phá hủy các cấu trúc tai, dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn. Phẫu thuật là phương pháp duy nhất để loại bỏ cholesteatoma và ngăn ngừa biến chứng.
- Viêm tai xương chũm mạn tính: Viêm tai xương chũm là nhiễm trùng xương chũm sau tai, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp xe não hoặc viêm màng não. Phẫu thuật giúp loại bỏ phần xương bị nhiễm trùng và dẫn lưu mủ.
Sau khi phẫu thuật, bạn cần chú ý đến các dấu hiệu bất thường như:
- Sốt cao;
- Đau nhức tai dữ dội;
- Chảy máu hoặc mủ tai;
- Mất thính lực;
- Nhức đầu, chóng mặt.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ biến chứng, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được điều trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Bé 8 tháng ăn bao nhiêu ml cháo là đủ? Nguyên tắc ăn dặm cho trẻ 8 tháng
Chăm sóc hậu phẫu mổ viêm tai giữa như thế nào?
Việc chăm sóc sau phẫu thuật đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ hồi phục của người bệnh. Dưới đây là một số lưu ý cần thiết:
- Giữ gìn tai sạch sẽ và tránh nước vào tai: Lau tai nhẹ nhàng bằng khăn mềm, ẩm. Sử dụng bông gòn hoặc tăm bông để thấm nước sau khi tắm hoặc bơi lội. Tránh ngoáy tai mạnh hoặc sử dụng các vật dụng sắc nhọn để làm sạch tai.
- Nghỉ ngơi và hạn chế hoạt động: Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi. Tránh các hoạt động nặng nhọc hoặc gây áp lực lên tai, như tập thể dục mạnh, đi máy bay, lặn biển. Hạn chế lái xe máy trong thời gian ngắn sau phẫu thuật do có thể ảnh hưởng đến thăng bằng.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định: Uống thuốc giảm đau, kháng sinh và các loại thuốc khác theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuân thủ thời gian và liều lượng sử dụng thuốc.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn thức ăn mềm, nguội trong 5 – 7 ngày đầu sau phẫu thuật. Bổ sung nhiều vitamin, protein và các thực phẩm giàu dinh dưỡng. Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 lít).
- Theo dõi và tái khám định kỳ: Theo dõi các dấu hiệu bất thường như sưng tấy, chảy máu, đau nhức tai. Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng hồi phục và phát hiện sớm các biến chứng.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý:
- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế.
- Việc tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật sẽ giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng và giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
>>>>>Xem thêm: Cách dưỡng môi ban đêm cho đôi môi căng mọng, hồng hào
Qua bài viết trên, hy vọng bạn hiểu được tầm quan trọng của việc điều trị viêm tai giữa và giải đáp được thắc mắc khi nào nên mổ viêm tai giữa. Bất cứ khi nào bạn nghi ngờ mình có dấu hiệu được liệt kê trong bài viết thì bạn nên chú ý và đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm