Mì ramen ăn liền có tốt không? Hiểm họa từ món mì ăn liền

Mì ramen ăn liền có tốt không? Hiểm họa từ món mì ăn liền

Bạn đang muốn biết liệu mì ramen ăn liền có tốt cho sức khỏe không? Mì ramen ăn liền đã trở thành một phần không thể thiếu trong thực đơn của nhiều người, nhưng liệu mì ramen có chất dinh dưỡng không? Hãy đọc bài viết này để tìm ra câu trả lời!

Bạn đang đọc: Mì ramen ăn liền có tốt không? Hiểm họa từ món mì ăn liền

Mì ramen ăn liền là món ăn khoái khẩu được rất nhiều người lựa chọn bởi tính tiện lợi, tiết kiệm chi phí và thời gian. Tuy vậy, đã có nhiều ý kiến chỉ ra rằng ăn mì ramen nhiều sẽ mang lại nhiều hiểm họa khôn lường. Vậy mì ramen ăn liền có tốt không?

Nguồn gốc của mì ramen ăn liền

Mì ramen ăn liền có nguồn gốc từ Nhật Bản, món mì được làm từ bột mì, lúa mì, các loại dầu thực vật và một số hương liệu khác. Theo một vài báo cáo năm 2020, Trung Quốc/Hongkong, Indonesia, Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản là những quốc gia có lượng tiêu thụ mì gói nhiều nhất thế giới.

Bên trong mì ramen có chứa chất béo, natri, protein, chất xơ, sắt, niacin,… Tuy nhiên, loại mì ramen này vẫn thiếu rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể cùng với đó hàm lượng natri cao.

Mì ramen ăn liền có tốt không? Những hiểm họa từ món mì ăn liền

Mì ramen đã không còn xa lạ với chúng ta, món mì này được bán rất phổ biến với nhiều thương hiệu, mẫu mã khác nhau. Đã có nhiều ý kiến cho rằng, việc ăn nhiều mì ramen ăn liền sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe. Nếu bạn vẫn đang thắc mắc mì ramen ăn liền có tốt không thì có thể theo dõi thông tin dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.

Thiếu nhiều dưỡng chất quan trọng

Như đã nói ở trên, bên trong mì ramen vẫn chứa thành phần chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, những chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho cơ thể thì khá ít. Mì ramen ăn liền thiếu chất chống oxy hóa, chất xơ, protein, vitamin A, vitamin C, vitamin B12, canxi, kali,…

Trong khi đó, chất béo bão hòa lại có hàm lượng khá cao trong mì. Nếu ăn nhiều sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Vì vậy, nên hạn chế đưa mì ramen ăn liền vào các chế độ ăn chính hằng ngày nhé.

Mì ramen ăn liền có tốt không? Hiểm họa từ món mì ăn liền

Mì ramen ăn liền có tốt không? Mì ramen không chứa nhiều chất dinh dưỡng

Hàm lượng natri trong mì cao

Tùy vào mỗi loại mì và trọng lượng của một gói mì mà hàm lượng natri sẽ có sự chênh lệch. Tuy nhiên, theo đánh giá chung hàm lượng natri trong các gói mì ramen ăn liền đều ở mức cao, dao động từ 397 – 3678mg.

Việc tiêu thụ quá nhiều natri trong chế độ ăn uống có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Lượng natri dư thừa càng nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, bệnh về tim mạch, đột quỵ,…

Chứa nhiều bột ngọt và chất phụ gia chống oxy hóa (TBHQ)

Mì ramen ăn liền có tốt không? Trong mì ăn liền ramen chứa các thành phần chất tăng hương vị, chất bảo quản có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong đó, Tert-Butylhydroquinone (TBHQ) là thành phần phổ biến trong các loại mì ramen ăn liền.

Tert-Butylhydroquinone được xem là an toàn với sức khỏe nếu sử dụng với liều lượng nhỏ. Nếu tiếp xúc với Tert-Butylhydroquinone trong thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương thần kinh, tăng nguy cơ ung thư hạch, gây phì đại gan, rối loạn thị lực,…

Tăng hội chứng chuyển hóa ở nữ giới

Theo một vài nghiên cứu, việc ăn nhiều mì ramen ăn liền có thể làm tăng hội chứng chuyển hóa ở nữ giới. Dù họ có chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên đến đâu nhưng khi ăn nhiều mì ramen vẫn tăng nguy cơ mắc hội chứng này.

Bên cạnh đó, lượng chất béo bão hòa trong mì ramen ăn liền cũng làm tăng huyết áp, lượng đường trong máu cao và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở nữ giới. Do đó, phụ nữ nên lưu ý và chỉ nên ăn lượng mì ramen vừa phải.

Tìm hiểu thêm: Không ngủ được phải làm sao? 10 cách giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn

Mì ramen ăn liền có tốt không? Hiểm họa từ món mì ăn liền
Ăn nhiều mì ramen ăn liền tăng hội chứng chuyển hóa ở nữ giới

Kết hợp ăn uống lành mạnh cùng mì ramen ăn liền

Nếu bạn có sở thích ăn mì ramen ăn liền, có thể kết hợp ăn uống lành mạnh với mì ramen như sau:

  • Ăn thêm nhiều rau xanh khi nấu mì ramen, hãy thử bổ sung một số loại rau như: Xà lách, cà rốt, bông cải xanh, hành tây, nấm,… để bổ sung những dưỡng chất còn thiếu trong mì.
  • Bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa protein như: Trứng gà, thịt, cá, đậu phụ,…
  • Chọn những loại mì chứa hàm lượng natri thấp để hạn chế lượng natri nạp vào cơ thể.
  • Không sử dụng gói hương vị để giảm lượng natri, Tert-Butylhydroquinone để món mì ramen trở nên lành mạnh hơn.
  • Không nên ăn mì ramen mỗi ngày, có thể ăn cách ngày hoặc chỉ ăn 2 – 3 bữa trong tuần. Nên hạn chế ăn nhiều mì ramen sẽ càng tốt.

Mì ramen ăn liền có tốt không? Hiểm họa từ món mì ăn liền

>>>>>Xem thêm: Mồ hôi máu là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Ăn kèm rau xanh với mì ramen ăn liền

Việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối là không hề dễ dàng. Chúng ta cần có sự kiểm soát đối với những loại thực phẩm đóng gói để đảm bảo sức khỏe. Hãy tìm hiểu thật kỹ thành phần chứa trong các loại thực phẩm đóng gói trước khi nạp vào cơ thể để tránh những hiểm họa khôn lường.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc mì ramen ăn liền có tốt không? Hy vọng qua bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu, bạn sẽ hiểu hơn về món mì ramen ăn liền và có sự kiểm soát đối với món mì này.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *