Mắt trũng có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Đa số những người gặp phải tình trạng mắt trũng thường đi kèm với nếp nhăn và sự mệt mỏi ở vùng da quanh mắt. Điều này khiến họ trông già hơn so với tuổi thật. Vậy mắt trũng là gì cũng như nguyên nhân và cách khắc phục ra làm sao? Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Mắt trũng là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng mắt trũng
Vùng da quanh mắt rất dễ bị ảnh hưởng do tuổi tác và thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Tình trạng dễ xuất hiện nhất chính là mắt trũng. Mắt trũng là hiện tượng hốc mắt bị trũng và sâu hơn bình thường khiến khuôn mặt trông mệt mỏi, già hơn so với tuổi thật. Trước khi tìm ra cách khắc phục, chúng ta cũng nên tìm hiểu thêm mắt trũng là gì cũng như nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Mắt trũng là gì?
Mắt trũng là hiện tượng hốc mắt bị trũng và sâu hơn bình thường khiến vùng da quanh mắt bị trũng hoặc kéo vào trong. Nhãn cầu rút vào hốc mắt làm cho khuôn mặt trông mệt mỏi, già hơn so với tuổi thật.
Mắt trũng là một vấn đề liên quan đến thẩm mỹ bởi vì nó khiến người gặp phải tình trạng này trông già hơn và thiếu tự nhiên. Nó thường phổ biến ở lứa tuổi từ 30 trở lên, đặc biệt là ở người già. Tuy nhiên, những người trẻ tuổi có thể bị mắt trũng do chấn thương, phẫu thuật hoặc giảm cân quá đà. Vậy nguyên nhân nào khiến tình trạng mắt trũng xuất hiện? Chúng ta sẽ thảo luận chi tiết về nguyên nhân gây ra tình trạng mắt trũng ngay sau đây.
Những nguyên nhân gây ra tình trạng mắt trũng
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng mắt trũng. Các nguyên nhân phổ biến nhất là:
- Di truyền: Một số người có mắt trũng ngay từ khi còn trẻ. Nguyên nhân có thể là do di truyền hoặc có thể nằm ở đặc điểm cấu trúc của mô mềm và xương của mỗi người. Nếu đây là nguyên nhân gây nên thì việc khắc phục sẽ khó khăn hơn.
- Liên quan đến tuổi tác: Sau tuổi 30, đặc biệt là tuổi trung niên, mô mỡ sẽ bị teo, xương cốt thay đổi, da mất đi độ đàn hồi, lúc này sẽ xuất hiện nhiều nếp nhăn. Vùng da mắt nhạy cảm hơn các vùng da khác nên dễ bị chảy xệ, hốc hác và xuất hiện nếp nhăn.
- Mắt trũng thường do mí mắt sụp xuống: Nguyên nhân là do khi cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, các cơ nâng mí mắt tách ra khỏi sụn mí mắt khiến hốc mắt lún sâu hơn và mí mắt bị sụp xuống. Nếu bạn nhướng mày và mở to mắt, mắt bạn sẽ trũng sâu.
- Do phẫu thuật: Trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ như cắt mí mắt hay nâng chân mày, bác sĩ phải loại bỏ mỡ thừa ở hốc mắt. Nếu vết mổ quá lớn, mắt bạn có thể bị trũng sau phẫu thuật.
- Do mất nước: Khi cơ thể mất nước, mắt bạn sẽ trông mệt mỏi hơn. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, do nam giới thường uống nhiều rượu nên có nguy cơ bị mắt trũng do mất nước cao hơn phụ nữ.
- Thiếu vitamin C và vitamin K: Vitamin K có tác dụng rất tốt trong việc đông máu, còn vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn và làm dịu các vết bầm tím. Vì vậy, thiếu hụt vitamin C và vitamin K khiến hốc mắt lún sâu hơn bình thường.
- Thiếu ngủ, thức khuya: Đây là nguyên nhân rất phổ biến khiến mắt bị trũng, quầng thâm. Vì vậy, tình trạng mắt trũng trông mệt mỏi, buồn ngủ ở người mất ngủ thường được biểu hiện rõ ràng.
- Viêm xoang: Cấu trúc vùng xoang có liên quan chặt chẽ với vùng ổ mắt. Người bị viêm xoang thường bị nghẹt mũi, có thể khiến vùng xung quanh mắt bị trũng sâu.
- Dị ứng: Dị ứng có thể khiến mắt người mắc phải dễ bị quầng thâm, ngứa, mẩn đỏ thậm chí là làm mắt trũng.
Tìm hiểu thêm: Mẹo giúp giảm đau khi tiêm insulin với đầu kim PIC Insupen Original
Bởi vì các nguyên nhân trên làm cho mắt chúng ta xuất hiện các dấu hiệu của mắt trũng như: Mắt hốc hác, mắt không cân xứng, mắt rất dễ bị khô do bị thiếu nước. Ngoài ra, vùng da xung quanh mí mắt rất dễ chảy xệ. Từ đó làm cho vẻ ngoài nhìn có vẻ mệt mỏi và uể oải. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng mắt trũng này. Trừ khi đôi mắt trũng của bạn là do di truyền hoặc một vấn đề liên quan đến sức khỏe khác, bạn có thể thử các biện pháp sau để cải thiện đôi mắt của mình.
Làm sao để khắc phục tình trạng mắt trũng?
Để đối phó với tình trạng mắt trũng, bạn có thể sử dụng một số phương pháp sau:
Trang điểm làm đầy hốc mắt
Ngoài những phương pháp trên, bạn cũng có thể làm đầy hốc mắt bị trũng bằng cách trang điểm. Khi trang điểm, bạn có thể chuốt mascara hoặc kết hợp mi giả và eyeliner để tạo điểm nhấn và giúp đôi mắt trông to tròn hơn. Khi chọn phấn mắt, bạn nên chọn những gam màu như cam đất, vàng cam,… để hốc mắt trông đầy đặn hơn. Phương pháp này đòi hỏi sự sáng tạo và có hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định để giúp bạn cảm thấy tự tin khi gặp gỡ, tương tác với mọi người xung quanh.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Việc thay đổi một số thói quen sinh hoạt lành mạnh sau sẽ tạo nên sự thay đổi đáng kể:
- Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử: Để bảo vệ đôi mắt, bạn nên hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính. Đeo kính khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi tác động của tia UV, bụi bẩn.
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng: Một trong những nguyên nhân khiến mắt trũng là do sự suy giảm tổng hợp collagen và elastin, giảm lớp mỡ ở lớp hạ bì. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần bổ sung cho cơ thể những thực phẩm chứa chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, beta-carotene.
- Đắp mặt nạ chuyên dụng quanh mắt: Sử dụng mặt nạ chuyên dụng lên mắt có thể cải thiện tình trạng mắt trũng. Tác dụng của phương pháp này là cung cấp cho mắt những dưỡng chất cần thiết, dưỡng ẩm, làm mềm da mắt và giảm quầng thâm. Tuy nhiên, để có kết quả tốt nhất thì nên thực hiện trong thời gian dài.
- Massage quanh mắt: Đây là phương pháp đơn giản nhưng nếu sử dụng liên tục sẽ có thể cải thiện tình trạng mắt trũng. Các động tác massage nhẹ nhàng kích thích tuần hoàn máu, làm mịn vùng da dưới mắt, xóa mờ nếp nhăn, giúp đôi mắt trông trẻ trung hơn.
>>>>>Xem thêm: Virus HPV type 16 gây bệnh gì? Phòng ngừa như thế nào?
Để giảm tình trạng mắt trũng, bạn nên kiên trì, duy trì lối sống khoa học, không thức khuya và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe và vẻ đẹp cho đôi mắt.
Tuy nhiên, nếu mắt bạn bị mắt trũng bất thường và không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Các bác sĩ sẽ hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin về mắt trũng. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm