Mặt nạ ngủ là loại mặt nạ dưỡng da được dùng vào ban đêm. Công dụng chính của sản phẩm là cấp ẩm và bổ sung dưỡng chất cho da khi chúng ta đang ngủ và làn da đang phục hồi. Vậy mặt nạ ngủ có nên dùng hàng ngày không?
Bạn đang đọc: Mặt nạ ngủ có nên dùng hàng ngày không?
Một trong số những loại mặt nạ được cộng đồng yêu thích làm đẹp đánh giá cao nhất hiện nay chính là mặt nạ ngủ. Nếu như những loại mặt nạ khác chỉ nên đắp trong thời gian 15 – 20 phút, thì mặt nạ ngủ có thể đắp qua đêm mà không sợ da bị mất đi độ ẩm tự nhiên. Điều này khiến nhiều người băn khoăn là mặt nạ ngủ có nên dùng hàng ngày không?
Mặt nạ ngủ là loại mặt nạ gì?
Mặt nạ ngủ là gì? Mặt nạ ngủ là loại mặt nạ được sử dụng vào ban đêm, khi chúng ta đi ngủ. Các loại mặt nạ ngủ thường ở dạng gel hoặc kem lỏng, dễ thẩm thấu, mát, không gây bết dính da khi bôi. Bạn có thể dùng mặt nạ ngủ sau các bước chăm sóc da hàng ngày và trước khi đi ngủ. Và điều đặc biệt là chúng ta sẽ lưu lại trên da qua đêm và rửa đi lớp mặt nạ vào sáng hôm sau. Mặt nạ ngủ có công dụng chính là cấp nước, dưỡng ẩm cho da.
Mặt nạ ngủ đặc biệt phù hợp với da khô thiếu nước, da xỉn màu, da hỗn hợp thiên khô, da dầu. Nhiều người nghĩ da dầu nhờn không cần cấp ẩm. Nhưng bản chất của việc tiết dầu nhờn chính là do da khô nên cần tiết nhiều dầu nhờn để cân bằng độ ẩm trên da.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại mặt nạ ngủ đến từ các thương hiệu khác nhau. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn loại mặt nạ ngủ phù hợp nhất với làn da của mình. Một số sản phẩm mặt nạ ngủ dành cho da mụn như: Laneige Cica Sleeping Mask, Capsule Recipe Pack 10ml, Natura Siberica (Night Detox).
Mặt nạ ngủ có tác dụng gì?
Nhiều người muốn biết mặt nạ ngủ có nên dùng hàng ngày không vì loại mặt nạ này nhiều lợi ích hơn chúng ta vẫn nghĩ. Trên thực tế, việc đắp mặt nạ ngủ ngoài tác dụng cung cấp độ ẩm, phòng ngừa khô da còn có tác dụng kiểm soát tiết dầu nhờn, phòng ngừa da bị mụn. Vì khi dầu nhờn tiết quá nhiều do khô da, lượng dầu nhờn dư thừa sẽ tích tụ lại ở lỗ chân lông. Điều này vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển và gây mụn.
Một số sản phẩm mặt nạ ngủ còn được bổ sung thêm nhiều vitamin và dưỡng chất có lợi cho da. Một làn da đủ ẩm, được cung cấp đủ dưỡng chất sẽ tăng sức đề kháng, tăng cường hàng rào bảo vệ da tự nhiên. Các thành phần dưỡng trắng, tái tạo da trong mặt nạ sẽ giúp da mặt của bạn khỏe từ bên trong, đẹp ở bên ngoài.
Mặt nạ ngủ có nên dùng hàng ngày không?
Muốn sở hữu làn da đẹp bạn nhất định phải chăm sóc da thường xuyên. Tuy nhiên, mỗi sản phẩm lại cần dùng với tần suất hợp lý mới phát huy tác dụng. Ví dụ, bạn cần tẩy trang, rửa mặt, bôi serum, kem dưỡng da hàng ngày nhưng không nên đắp mặt nạ hàng ngày dù là bất kỳ loại mặt nạ nào.
Với câu hỏi mặt nạ ngủ có nên dùng hàng ngày không, lời khuyên của các chuyên gia là không. Bạn có thể sử dụng mặt nạ ngủ 2 – 3 lần mỗi tuần là đủ. Nếu thời tiết hanh khô hơn, bạn có thể sử dụng cách ngày. Với làn da tiết nhiều dầu nhờn, da mụn, bạn chỉ nên đắp tối đa 2 lần mỗi tuần.
Để mặt nạ ngủ phát huy tác dụng, bạn cần sử dụng đúng quy trình các bước như sau: Tẩy trang – rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt – dùng toner cân bằng da – dùng serum, kem dưỡng loại phù hợp – bôi mặt nạ ngủ đều khắp bề mặt da. Sau khi bôi mặt nạ, bạn có thể massage nhẹ nhàng khoảng 2 phút để các dưỡng chất trong mặt nạ thấm sâu vào da.
Với đặc tính chất gel mỏng nhẹ, dễ thẩm thấu, bạn sẽ thấy lớp mặt nạ ngủ nhanh chóng khô đi mà không hề gây căng rát, không gây nhờn bết khó chịu. Bạn có thể đi ngủ ngay sau khi mặt nạ khô mà không hề cảm thấy phiền toái. Sáng hôm sau khi thức dậy, bạn chỉ cần rửa mặt nhẹ nhàng là đã có thể cuốn trôi lớp mặt nạ ngủ.
Tìm hiểu thêm: Dị dạng mạch vành là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Dùng mặt nạ ngủ cần lưu ý gì?
Mặt nạ ngủ có nên dùng hàng ngày không đến đây bạn đã rõ. Tuy nhiên, để mặt nạ ngủ phát huy tối đa tác dụng, ngoài dùng với tần suất hợp lý bạn còn phải dùng đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý bạn không nên bỏ qua khi đắp mặt nạ ngủ:
- Trước khi dùng mặt nạ ngủ hay bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào khác, bạn cần đảm bảo da mặt được vệ sinh kỹ càng. Nếu da mặt chưa được làm sạch, việc đắp mặt nạ ngủ qua đêm sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi.
- Nếu bạn sở hữu làn da dầu, hãy chọn loại mặt nạ ngủ dạng gel lỏng, dễ thẩm thấu, không gây bí da.
- Khi đắp mặt nạ ngủ, bạn chỉ nên thoa một lớp mỏng vừa lên khắp mặt, không nên đắp một lớp quá dày gây lãng phí và cũng không mang lại hiệu quả cao hơn.
- Đắp mặt nạ trước khi đi ngủ 15 phút là đủ thời gian để mặt nạ se lại, không làm bẩn chăn gối.
- Ngay sáng hôm sau bạn nên rửa mặt và rửa sạch mặt nạ ngay, không nên để quá lâu sẽ gây bít tắc lỗ chân lông.
- Không được sử dụng mặt nạ ngủ thay serum hay kem dưỡng hàng ngày, vì tác dụng của các sản phẩm này là khác nhau.
- Bạn sẽ không thể dùng hết một hũ mặt nạ trong vài lần. Vì vậy, hãy bảo quản mặt nạ ngủ đúng cách để mặt nạ không bị biến đổi thành phần. Ngược lại, nếu bảo quản không đúng cách, vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập vào hũ mặt nạ sẽ là nguyên nhân gây kích ứng da hoặc nổi mụn sau khi dùng.
- Không tự ý phối trộn mặt nạ ngủ với các thành phần nguyên liệu khác vì nếu các thành phần tương tác với nhau có thể gây ra tác dụng phụ cho da.
- Hiện nay có nhiều loại mỹ phẩm giả được bán trôi nổi ngoài thị trường. Bạn nên chọn loại mặt ngủ chất lượng, hàng chính hãng, thương hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng. Dùng hàng chính hãng bạn mới cảm nhận được hiệu quả của mặt nạ ngủ và tránh nguy cơ bị kích ứng da.
>>>>>Xem thêm: Top 5 sữa tăng cân cho bé 2 tuổi tốt mà các mẹ nên tin dùng
Hy vọng với thông tin trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn là mặt nạ ngủ – một loại mặt nạ dưỡng da đặc biệt hơn bất kỳ loại mặt nạ nào khác. Vậy mặt nạ ngủ có nên dùng hàng ngày không? Câu trả lời là không nên sử dụng hàng ngày. Tuy rằng trong mặt nạ ngủ có chứa rất nhiều dưỡng chất và độ ẩm, nhưng nếu bạn sử dụng mặt nạ ngủ quá thường xuyên sẽ gây phản tác dụng, khiến da tiết nhiều dầu hơn, mất đi độ ẩm tự nhiên và dễ bị mụn hơn. Vì thế bạn cần sử dụng mặt nạ ngủ ở mức vừa phải, phù hợp với từng loại da, thời tiết và môi trường sống. Hãy chọn cho riêng mình một loại mặt nạ ngủ phù hợp và sử dụng mặt nạ ngủ một cách hiệu quả.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm