Mắt cá chân có tác dụng gì? Vấn đề thường gặp ở mắt cá chân

Mắt cá chân có tác dụng gì? Vấn đề thường gặp ở mắt cá chân

Các khớp và xương kết nối bàn chân và cẳng chân có vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ trọng lực cơ thể và đảm nhận chức năng vận động của chi dưới. Một trong số đó chính là xương mắt cá chân. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ đưa ra một số thông tin về mắt cá chân có tác dụng gì?

Bạn đang đọc: Mắt cá chân có tác dụng gì? Vấn đề thường gặp ở mắt cá chân

Mắt cá chân là một bộ phận thuộc hệ thống xương, khớp kết nối cẳng chân và bàn chân. Mắt cá chân có cấu trúc đặc biệt và chức chăng riêng biệt. Bất cứ vấn đề bất thường nào xảy ra ở mắt cá chân đều có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động của chi dưới và khả năng nâng đỡ cơ thể. Cùng tìm hiểu xem mắt cá chân có tác dụng gì và đâu là vấn đề thường gặp ở mắt cá chân để biết cách bảo vệ, chăm sóc cho bộ phận quan trọng này.

Mắt cá chân là gì? Vị trí ở đâu?

Trong ngôn ngữ đời thường, mắt cá chân là từ đề cập đến vùng xương nhô ra ở cổ chân. Nhưng trong lĩnh vực y học, nhắc đến mắt cá chân có nghĩa là đang đề cập đến phần nối giữa cẳng chân và bàn chân, nó bao gồm cả vùng cổ chân. Khớp mắt cá chân là một bộ phận phức tạp trong hệ thống xương khớp của chi dưới. Đây là một khớp lớn, được tạo thành từ 3 xương gồm:

  • Xương chày hay xương ống chân;
  • Xương mác – một xương mỏng chạy cạnh xương ống chân;
  • Xương bàn chân hay xương sên ở bàn chân nằm trên xương gót chân.

Các xương này được nối bởi khớp cổ chân hay khớp sên – cẳng chân. Khớp cổ chân là khớp hoạt dịch mang tính bản lề, liên kết đầu dưới xương chày, xương mác và xương sên.

Mắt cá chân có tác dụng gì? Vấn đề thường gặp ở mắt cá chân 1

Mắt cá chân là khớp lớn có vai trò vô cùng quan trọng

Mắt cá chân gồm có mắt cá chân ngoài và mắt cá chân trong. Trong đó:

  • Mắt cá chân ngoài có vị trí thấp hơn mắt cá chân trong khoảng 1cm là phần đầu dưới có hình tam giác của xương mác. Mặt sau mắt cá chân ngoài có rãnh mắt cá cho gân cơ mác đi qua. Ở đỉnh có hỗ mắt cá ngoài cho dây chằng mác – sên bám vào. Mặt khớp mắt cá tiếp giáp với xương sên.
  • Mắt cá chân trong thuộc phần đầu dưới của xương chày. Đầu xương chày có mặt ngoài, mặt trong, mặt dưới. Mặt ngoài có khuyết mác. Mặt dưới khớp tiếp giáp với xương sên. Mặt trong kéo dài xuống thấp hơn các mặt khác tạo nên mắt cá trong. Mắt cá trong cũng có rãnh mắt cá và diện khớp mắt cá.

Mắt cá chân có tác dụng gì?

Với cấu tạo phức tạp như trên thì mắt cá chân có tác dụng gì? Mắt cá chân có khả năng chịu trọng lượng lớn nên có vai trò nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể dồn xuống chân. Mắt cá chân cũng có vai trò cực quan trọng trong việc đảm nhận chức năng vận động, di chuyển cũng như khả năng chịu lực của cá chi dưới.

Phần kết nối cẳng chân và bàn chân là mắt cá chân. Chính hệ thống các dây chằng, khớp, xương phức tạp ở vùng mắt cá chân giúp bàn chân của chúng ta có thể cử động, di chuyển một cách linh hoạt, thực hiện nhiều chuyển động khó. Mắt cá chân giúp đảm bảo các cử động quay sấp như: Vặn ngoài, dạng mu bàn chân, gập mu bàn chân. Các cử động quay ngửa như khép và gập lòng bàn chân, vận động gót vặn trong.

Mắt cá chân có tác dụng gì? Vấn đề thường gặp ở mắt cá chân 2

Mắt cá chân có tác dụng gì và những vấn đề sức khỏe có thể xảy ra ở mắt cá chân

Khớp mắt cá chân cũng giúp chúng ta thực hiện các chuyển động lên xuống của bàn chân một cách thuận lợi. Khớp dưới sụn nằm bên dưới khớp mắt cá chân và giúp bàn chân có thể chuyển động từ bên này sang bên kia. Các dây chằng có kết cấu bằng mô dai có thể di chuyển bao quanh khớp dưới sụn và mắt cá chân sẽ liên kết các xương chân với nhau và liên kết chúng với xương bàn chân.

Vấn đề bất thường có thể xảy ra tại mắt cá chân

Vì có vai trò vô cùng quan trọng nên những bất thường xảy ra với mắt cá chân có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động và nâng đỡ cơ thể của cẳng chân, bàn chân. Một số vấn đề thường gặp ở mắt cá chân như:

  • Gãy mắt cá chân, vỡ mắt cá chân: Là tình trạng vỡ, gãy, nứt bất kỳ xương nào trong ba xương gồm xương chày, xương mác, xương sên ở mắt cá chân. Thường gặp nhất là gãy, vỡ xương chày hoặc xương mác.
  • Trật mắt cá chân: Là tình trạng đứt, giãn, tổn thương các sợi của dây chằng ở khớp cổ chân khiến mắt cá chân bị trật khỏi vị trí cố định thông thường.
  • Bong gân mắt cá chân: Đây là tình trạng tổn thương một hoặc nhiều dây chằng ở mắt cá chân. Nếu bong gân không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến sưng đau mãn tính.
  • Viêm khớp mắt cá chân: Tình trạng này xảy ra khi các mô mềm ở mắt cá chân bị viêm và nhiễm trùng.
  • Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm khớp tự miễn xảy ra khi cơ thể tấn công các mô khớp, gây viêm, sưng và đau mắt cá chân. Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trên cơ thể trong đó có cả khớp mắt cá chân.

Tìm hiểu thêm: Điện sinh lý tim: Tổng quan, giá trị, chỉ định và quy trình thực hiện thăm dò

Mắt cá chân có tác dụng gì? Vấn đề thường gặp ở mắt cá chân 3
Khớp mắt cá chân bị sưng đau do viêm hoặc chấn thương

Kiểm tra mắt cá chân bằng cách nào?

Mắt cá chân có tác dụng gì và các bất thường nào có thể xảy ra với mắt cá chân đến đây bạn đã biết. Vậy làm thế nào chúng ta có thể kiểm tra, đánh giá tình trạng mắt cá chân? Một số kỹ thuật chẩn đoán thường được áp dụng để khám mắt cá chân như:

  • Bác sĩ chuyên khoa khám lâm sàng để phát hiện các bất thường ở mắt cá chân.
  • Chụp X-quang mắt cá chân để phát hiện gãy xương, nứt, vỡ mắt cá chân, viêm mắt cá chân hay các vấn đề khác.
  • Chụp X-quang kích thích bằng cách gây áp lực lên vùng mắt cá chân rồi chụp X-quang để kiểm tra kích thích, phát hiện các vấn đề không nhìn thấy được qua kỹ thuật chụp X-quang thông thường.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI để thu thập hình ảnh đa chiều có độ phân giải cao của mắt cá chân giúp phát hiện các tổn thương dù là nhỏ nhất.

Cần làm gì để bảo vệ mắt cá chân?

Mắt cá chân quan trọng nhưng lại ở vị trí dễ bị tổn thương. Để bảo vệ mắt cá chân, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Khởi động kỹ cổ chân trước khi chơi thể thao, vận động mạnh, tập luyện để tránh đau khớp mắt cá chân.
  • Chọn giày thể thao có kích thước phù hợp với chân, tránh nguy cơ té ngã.
  • Ăn đa dạng các thực phẩm lành mạnh, đặc biệt là thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D, phốt pho,… tốt cho xương khớp.
  • Nếu thấy đau nhức hoặc bất kỳ vấn đề bất thường nào xảy ra ở khớp mắt cá chân cần đi khám chuyên khoa sớm để được điều trị kịp thời. Không tự ý chữa bong gân mắt cá chân, chữa gãy mắt cá chân tại nhà theo kinh nghiệm dân gian hoặc theo cách đắp bài thuốc lá truyền miệng. Nhất định bạn cần thăm khám và có sự tư vấn của bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ cách điều trị nào dù là theo Đông y hay Tây y.

Mắt cá chân có tác dụng gì? Vấn đề thường gặp ở mắt cá chân 4

>>>>>Xem thêm: Dương vật nổi mụn thịt: Những thông tin quan trọng nam giới cần biết!

Khám và điều trị kịp thời các vấn đề xảy ra ở mắt cá chân tránh ảnh hưởng lâu dài

Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về cấu tạo mắt cá chân cũng như giải đáp được thắc mắc: Mắt cá chân có tác dụng gì? Hãy chăm sóc thật tốt cho mắt cá chân của mình để chức năng vận động và nâng đỡ cơ thể của bàn chân không bao giờ bị ảnh hưởng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Dinh dưỡngChế độ ăn uống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *