Lợi ích của nấm sò đối với sức khỏe

Lợi ích của nấm sò đối với sức khỏe

Nấm sò là loại nấm phổ biến, là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ hấp dẫn người khác bởi hương vị thơm ngon, giòn ngọt, mà loại nấm này còn mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe. Vậy những lợi ích mà nấm sò mang đến cho sức khỏe là gì?

Bạn đang đọc: Lợi ích của nấm sò đối với sức khỏe

Nấm sò là loại nấm thường xuất hiện trong các món ăn chay hay món lẩu. Loại nấm này là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng bạn nên bổ sung vào bữa cơm gia đình. Vậy nấm sò là gì? Chúng có giá trị dinh dưỡng nào? Cần lưu ý gì khi sử dụng? Cùng bài viết sau tìm hiểu ngay nhé!

Nấm sò là gì?

Nấm sò có tên khoa học là pleurotus ostreatus, hay còn được biết đến là nấm bào ngư. Đây là một trong những dạng nấm tươi phổ biến được nhiều người ưa chuộng bởi chúng giàu chất giá trị dinh dưỡng và có giá cả phải chăng. Nấm sò mọc tự nhiên trên các thân cây ở hầu hết các cây của rừng ôn đới và nhiệt đới. Ngày nay, nấm sò được trồng với mục đích thương mại tại nhiều quốc gia, là món ăn phổ biến không chỉ của Việt Nam mà còn ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Loại nấm này dễ trồng với điều kiện khí hậu Việt Nam, nấm thường sinh trưởng và phát triển tốt trên rơm, rạ, bã mía,…

Nấm sò hay nấm bào ngư được nhiều người ưa thích bởi vị giòn ngọt, dễ ăn. Loại nấm này có mũ rộng, mỏng, hình giống như vỏ sò với đường kính khoảng 2 đến 4 cm. Nấm sò thường có hai loại là nấm sò trắng với mũ nấm màu trắng và nấm sò xám với mũ nấm có màu xám.

Nấm sò 1

Nấm sò hay nấm bào ngư được nhiều người ưa thích bởi vị giòn ngọt, dễ ăn

Nấm sò mang giá trị dinh dưỡng như thế nào?

Nấm sò là loại nấm giàu chất dinh dưỡng và mang dược tính.Vì thế mà bên cạnh việc dùng để chế biến các món ăn, nấm sò còn sử dụng như một bài thuốc chữa bệnh. Giá trị dinh dưỡng của nấm sò bao gồm 90.4% nước, 4% protein, 3.4% glucide, 3.3% vitamin PP,… Nấm sò ở dạng khối khô chứa hàm lượng protein lên đến 33 đến 43%. Bên cạnh đó, nấm sò còn chứa vitamin C, vitamin D, axit folic, axit béo không no, glutamic,… tốt cho sức khỏe.

Lợi ích của nấm sò đối với sức khỏe

Với các thành phần dinh dưỡng như đã kể trên, nấm sò để trở thành một món ăn giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người mới ốm dậy. Dùng nấm sò thường xuyên sẽ mang đến các lợi ích cho sức khỏe như:

  • Giảm cholesterol: Hàm lượng cholesterol cao có thể là nguyên nhân gây nên các bệnh xơ vữa động mạch. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất xơ chứa trong nấm sò có thể giảm lượng cholesterol trong máu.
  • Ổn định nồng độ đường trong máu: Hàm lượng beta-glucan (chất xơ hòa tan) có trong nấm sò giúp điều hòa nồng độ đường trong máu, rất tốt đối với các bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh đó, loại nấm này còn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.
  • Tăng cường sức khỏe của tim mạch: Nấm sò giúp tăng cường sức khỏe cho tim mạch bởi lượng chất xơ hòa tan là beta-glucan. Loại nấm này còn giúp giảm lượng chất béo trung tính, hạ huyết áp, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch hiệu quả.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Vitamin C và vitamin D có trong nấm sò giúp cơ thể tái tạo các tế bào khỏe mạnh từ đó tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Cải thiện sức khỏe làn da: Vitamin B3 có trong nấm sò giúp giảm tình trạng kích ứng, mẩn đỏ và viêm da.
  • Chống lão hóa: Nấm sò có chứa chất chống oxy hóa (selen,…), giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể và bảo vệ các tế bào tránh khỏi những tổn thương. Từ đó giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính nguy hiểm.
  • Cải thiện chức năng của não bộ: Nấm sò giàu lượng vitamin B3 (niacin), đây là một dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, đã được chứng minh có hiệu quả trong việc ngăn ngừa mắc bệnh Alzheimer và bệnh suy giảm nhận thức bởi tuổi già.
  • Kiểm soát và ngăn ngừa ung thư: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nấm sò có khả năng ngăn tế bào ung thư ruột và ung thư vú phát triển. Chiết xuất nấm sò còn hỗ trợ điều trị bệnh bạch cầu.

Nấm sò 2

Nấm sò giúp tăng cường sức khỏe cho tim mạch bởi lượng chất xơ hòa tan là beta-glucan

Bảo quản nấm sò đúng cách

Nấm sò là loại nấm giàu chất dinh dưỡng và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo những dưỡng chất này, bạn cần bảo quản nấm đúng cách như sau:

Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh

Nấm sò bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sẽ tươi ngon trong hơn một tuần. Nhưng nếu bạn bảo quản nấm ở nhiệt độ phòng, chúng chỉ có thể tươi từ 1 đến 2 ngày. Trước khi cho nấm sò vào tủ lạnh ngăn mát, bạn nên cho chúng vào một chiếc hộp nhựa hoặc túi nhựa có lót sẵn tấm khăn giấy. Nấm có đặc tính thoát ẩm, vì thế mà tấm khăn giấy này có thể bị ướt, khi đó, bạn nên thay khăn mới, để tạo điều kiện bảo quản nấm tốt nhất.

Lưu ý khi đặt nấm vào tủ lạnh, nên tránh những thực phẩm cứng và nặng khác đè lên nấm. Nấm cũng dễ hút mùi nên cần đặt chúng xa các thực phẩm có mùi nặng như sầu riêng, hành tây,…

Bảo quản ở ngăn đông tủ lạnh

Khi được bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh, nấm sò có thể giữ được độ tươi ngon trong vòng một tháng. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần cho nấm đã sơ chế vào hộp nhựa đậy kín miệng hoặc túi zip và đặt vào ngăn đông tủ lạnh. Trước khi chế biến nấm, bạn nên rã đông chúng với nước lạnh.

Những lưu ý khi sử dụng nấm sò

Nấm sò là một thực phẩm mang đến nhiều dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi dùng, bạn cần lưu ý những vấn đề sau để không mắc phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Không dùng dụng cụ bằng nhôm

Khi bạn sử dụng chảo nhôm hoặc nồi nhôm để chế biến món nấm sò, các hoạt chất có trong nấm sẽ tác dụng với nhôm, từ đó làm màu sắc của nấm chuyển sang thâm đen hơn. Việc này ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của món ăn và làm giảm đi một phần độ ngon của nó. Vì thế, bạn cần tránh dùng các dụng cụ bằng nhôm khi chế biến món nấm sò để đảm bảo món ăn được bắt mắt và thơm ngon.

Tìm hiểu thêm: Nhựa số 3 là gì? Nhựa số 3 có tái sử dụng được hay không và những thông tin cần biết

Nấm sò 3
Cần tránh dùng các dụng cụ bằng nhôm khi chế biến món nấm sò

Không chế biến nấm chung với đồ mát

Nấm sò có tính mát và vị ngọt. Vì thế, khi dùng chung loại nấm này với các thực phẩm có tính hàn (tính mát) trong một thời gian dài sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy, khó tiêu, lạnh bụng. Đối tượng có thể trạng yếu hay gặp tình trạng đầy bụng không nên sử dụng nấm sò.

Bên cạnh đó, để tránh bị đau bụng khi ăn nấm sò, bạn không nên uống cùng các đồ lạnh như trà đá, cà phê hoặc các thức uống giúp hạ nhiệt.

Không dùng nhiều dầu mỡ

Nấm sò có đặc tính hút chất lỏng và nước. Vì thế mà khi chế biến, không nên cho quá nhiều dầu, việc này sẽ làm cản trở sự hấp thu dưỡng chất của nấm vào cơ thể. Bên cạnh đó việc này cũng có thể khiến bạn bị khó tiêu, chướng bụng hoặc nặng hơn có thể bị trào ngược dạ dày.

Chế biến ở nhiệt độ cao

Khi chế biến các món ăn với nấm sò, nên chế biến ở nhiệt độ cao. Vì khi ở nhiệt độ thấp, nấm sẽ ra nhiều nước hơn, làm cho món ăn của bạn mất đi hương vị và đồng thời tính thẩm mỹ của món ăn cũng giảm theo. Vì thế, để đảm bảo độ thơm ngon của món nấm, hãy lưu ý chế biến ở nhiệt độ cao nhé!

Nấu chín nấm

Đối với nấm sò, bạn cần nấu khoảng 5 đến 10 phút để nấm chín hoàn toàn. Việc này vừa đảm bảo vệ sinh vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Vì khi nấm chưa chín, các vi khuẩn trong nấm chưa được tiêu diệt sẽ gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Nấm sò 4

>>>>>Xem thêm: Những ai nên và không nên thực hiện tiêm phòng Rubella?

Đối với nấm sò, bạn cần nấu khoảng 5 đến 10 phút để nấm chín hoàn toàn

Nấm sò là loại nấm dễ tìm, lại mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe của chúng ta. Như đã kể trên, nấm sò giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ kiểm soát cũng như ngăn ngừa bệnh tiểu đường, tim mạch,… Vì thế, hãy nên bổ sung loại nấm này vào thực đơn hàng ngày của gia đình mình nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Dinh dưỡngThông tin sức khỏe

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *