Cảm giác đau là một trong những cơ chế phản xạ của cơ thể, triệu chứng đau xuất hiện báo hiệu cơ thể đang gặp một điều gì có thể gây hại. Đau là cơ chế bảo vệ cơ thể, tuy nhiên ở một số người mắc chứng loạn cảm đau, họ luôn cảm thấy rất đau dù không có tác động nguy hiểm nào đến từ bên ngoài.
Bạn đang đọc: Loạn cảm đau là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị loạn cảm đau
Đau dự báo nguy cơ và tổn thương mà con người đang gặp phải. Nhưng ở những người bị loại cảm đau, dù chỉ có sợi lông chạm vào da của họ, họ cũng cảm thấy rất đau. Triệu chứng dễ nhận biết nhất của loạn cảm đau chính là bệnh nhân luôn cảm nhận được cảm giác đau từ những tác nhân kích thích không gây đau. Vậy nguyên nhân gì dẫn đến loạn cảm đau? Tìm hiểu về chứng “Loạn cảm đau” trong bài viết của Nhà thuốc Long Châu ngay dưới đây nhé!
Loạn cảm đau là gì?
Loạn cảm đau hay Allodynia được cho là một triệu chứng có liên quan đến bệnh lý thần kinh hoặc nó chỉ xuất hiện một cách đơn độc và có tính chất đau cấp tính. Tuy nhiên, loạn cảm đau lại không phải là tăng đáp ứng với kích thích gây đau.
Ở người bình thường, cảm giác đau chỉ xuất hiện khi cơ thể chịu phải kích thích mạnh. Bên cạnh đó, một số người dù bị tổn thương rất nhỏ nhưng lại có cảm giác đau giữ dội như trong trường hợp tăng cảm đau, cảm giác đau sẽ ngày càng tăng lên hoặc sẽ tăng nhạy cảm với kích thích đau nhẹ. Đối với những bệnh nhân bị loạn cảm đau, đau xuất hiện ngay sau khi va chạm mà trên thực tế điều đó không hề gây ra những đau đớn gì.
Loạn cảm đau được chia thành 3 nhóm chính dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Cảm giác đau tồn tại trong cả 3 nhóm và là triệu chứng chính. Thông thường, một người chỉ gặp phải 1 loại cảm đau, tuy nhiên một số trường hợp bệnh nhân gặp phải cả 3 loại loạn cảm đau. Loạn cảm đau bao gồm các nhóm:
- Loạn cảm đau cơ học: Sự chuyển động trên da gây ra loại cảm đau này. Ví dụ, khi người bệnh chỉ dùng một chiếc khăn để lau khô người sau khi tắm, khi đắp chăn hoặc chỉ là không khí, gió từ quạt thổi qua da người bệnh cũng có thể có cảm giác đau.
- Loạn cảm đau xúc giác: Tức là bệnh nhân có cảm giác đau khi chạm như cầm nắm đồ vật, ma sát giữa da và quần áo, thắt lưng, quần áo bó chặt hay dây đai của áo ngực…
- Loạn cảm đau nhiệt: Nhiệt độ lạnh hoặc nhiệt nóng hay nhiệt chỉ ở mức vừa phải loạn cảm đau cũng xảy ra và gây tổn thương mô của người bệnh.
Nguyên nhân gây loạn cảm đau là gì?
Loạn cảm đau xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên người ta vẫn chưa phát hiện được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Một trong những nhà nghiên cứu cho rằng loạn cảm đau có thể xuất hiện do thụ thể nhận cảm đau bị tổn thương hoặc sự tăng đáp ứng. Bên cạnh đó, một vài bệnh lý cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng loạn cảm đau như:
- Bệnh đau nửa đầu: Chứng đau đầu thường đi cùng một vài triệu chứng khác như buồn nôn, nôn hoặc nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng.
- Đau thần kinh sau khi bị zona: Bệnh zona gây ra biến chứng trên hệ thần kinh khiến các dây thần kinh bị tổn thương và hình thành đau thần kinh dai dẳng và nó làm tăng nguy cơ mắc loạn cảm đau.
- Đau cơ xơ hóa: Hiện tượng đau toàn thân do đau cơ xơ hóa gây ra. Yếu tố di truyền và loạn cảm đau có mối liên hệ chặt chẽ với đau cơ xơ hóa.
- Bệnh tiểu đường: Dây thần kinh có thể bị tổn thương ở những bệnh nhân bị đái tháo đường kéo dài, đồng thời tăng khả năng bị loạn cảm đau. Ngoài ra, tiểu đường có thể làm giảm NGF ở người bệnh dẫn đến tăng cảm đau và loạn cảm đau.
- Hội chứng đau vùng phức hợp: Tình trạng đau kéo dài xảy ra ở người bị mắc hội chứng này và nó có thể gây ảnh hưởng đến một chi, nhất là khi người bệnh đã từng bị chấn thương ở vị trí này.
Triệu chứng và dấu hiệu của loạn cảm đau
Một trong những cơ chế điển hình bảo vệ cơ thể là cảm giác đau, đau báo hiệu những nguy hiểm mà con người đang gặp phải. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị loạn cảm đau, dù không có tác nhân hoặc kích thích nào gây đau, họ vẫn có cảm giác đau, ví dụ như dùng tóc hoặc lông lướt trên da của họ.
Dấu hiệu dễ nhận dạng nhất của người bị loạn cảm đau là cảm giác đau xuất hiện khi có những kích thích không gây đau tác động đến cơ thể. Triệu chứng này có thể biến đổi từ nhẹ đến nặng hoặc mức độ nghiêm trọng hơn. Cảm giác đau của mỗi người bệnh cũng khác nhau, một số người cảm thấy đau như bỏng rát, trong khi đó những người khác lại thấy đau nhức như kim chích hoặc đau như bị người khác siết mạnh.
Hội chứng loạn cảm đau không chỉ gây ra những đau đớn trên người bệnh nhân mà nó còn khiến các hoạt động thường ngày bị rối loạn, khiến cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị suy giảm. Loạn cảm đau nếu không được điều trị, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng khác như: Lo âu, lo lắng, mệt mỏi, stress, rối loạn giấc ngủ hay thậm trí là mắc bệnh trầm cảm…
Tìm hiểu thêm: Hội chứng Zinner: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa
Phương pháp điều trị loạn cảm đau
Hiện nay, loạn cảm đau chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Người bệnh chỉ có thể làm giảm tình trạng bệnh bằng cách sử dụng thuốc hoặc thay đổi lối sống. Các loại thuốc hỗ trợ làm giảm triệu chứng của loạn cảm đau bao gồm:
- Thuốc giảm đau tại chỗ: Thuốc giảm đau không chứa steroid, thuốc dạng kem và mỡ có chứa lidocain giúp giảm đau hiệu quả ở người bệnh loạn cảm đau.
- Thuốc Pregabalin: Thuốc có tác dụng trong điều trị đau thần kinh do biến chứng zona thần kinh, đau cơ xơ hóa, đái tháo đường hay chấn thương cột sống. Do đó, thuốc có tác dụng giảm đau trong chứng loạn cảm đau.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh loạn cảm đau có thể kiểm soát cơn đau bằng cách điều trị những bệnh lý gây ra loạn cảm đau hoặc thay đổi lối sống như:
- Tập thể dục nhẹ nhàng, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc.
- Không sử dụng các chất kích thích như bia rượu, cafe, thuốc lá… sẽ có hiệu quả ở nhiều mức độ.
- Duy trì lối sống lành mạnh, điều này không thể chữa khỏi hoàn toàn chứng loạn cảm đau, tuy nhiên nó giúp nâng cao sức khỏe, góp phần trong việc điều trị bệnh.
- Những căng thẳng hay stress có thể làm gia tăng tình trạng đau, hạn chế căng thẳng là cách giúp cho cơn đau giảm bớt.
- Xác định và hạn chế các tác nhân, kích thích gây đau: Điều này giúp phòng ngừa và hạn chế cơn đau xảy ra trên bệnh nhân.
>>>>>Xem thêm: Hội chứng Munchausen là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hội chứng Munchausen
Chứng loạn cảm đau là tình trạng đau cấp tính, nó không gây ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, loạn cảm đau làm cho cuộc sống hàng ngày của người bệnh bị xáo trộn và gặp nhiều khó khăn, từ đó gây ra nhiều bệnh lý tâm thần khác có liên quan. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm là điều cần thiết, nếu có bất kỳ triệu chứng bệnh bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được giải quyết.
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin về chứng loạn cảm đau cho bạn, nếu bạn đọc có thắc mắc hãy gửi câu hỏi đến trang web của Nhà thuốc Long Châu để được giải đáp.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm