Lở miệng ở môi kéo dài có nguy hiểm không?

Lở miệng ở môi kéo dài có nguy hiểm không?

Lở miệng ở môi là triệu chứng tổn thương ở môi và vùng da xung quanh miệng do một loại virus tấn công cơ thể khi sức đề kháng suy yếu. Lở miệng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào gây ra nhiều cản trở trong việc ăn uống và giao tiếp mỗi ngày.

Bạn đang đọc: Lở miệng ở môi kéo dài có nguy hiểm không?

Lở miệng ở môi là một trong các vấn đề sức khỏe răng miệng thường gặp, do virus herpes simplex loại 1 gây ra. Dù triệu chứng này có thể hết trong vài ngày nhưng vết loét của chúng lại gây ra cảm giác vô cùng khó chịu. Do đó thắc mắc làm sao để điều trị và cải thiện nhanh chóng biểu hiện lở miệng ở môi hiện đang được nhiều người quan tâm, mời mọi người cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Lở miệng ở môi là bệnh gì?

Lở miệng ở môi hay còn được biết đến là bệnh nhiệt miệng hoặc loét miệng, xuất hiện khi gặp các yếu tố như:

  • Bị tổn thương lớp niêm mạc trong khoang miệng do vô tình cắn trúng môi hoặc đánh răng quá mạnh.
  • Ăn nhiều đồ cay nóng, mắc bệnh về gan hoặc gặp căng thẳng kéo dài.
  • Thiếu dinh dưỡng, nhiễm herpes simplex virus (HSV), HIV,…

Các mức độ lở miệng ở môi tùy vào cơ địa mỗi người sẽ có các biểu hiện và thời gian lành vết thương khác nhau, bình thường sẽ rơi vào từ 1 – 3 tuần thì vết lở sẽ lành.

Lở miệng ở môi kéo dài có nguy hiểm không?

Lở miệng ở môi là bệnh lý răng miệng thường gặp ở mọi lứa tuổi

Các cấp độ bị lở miệng ở môi, bệnh lở miệng kéo dài có gây nguy hiểm không?

Người bệnh lở miệng phải trải qua những giai đoạn nào, nếu kéo dài hơn thời gian bình thường, có gây ra biểu hiện nghiêm trọng nào không?

5 mức độ khi bị lở miệng

Có 5 giai đoạn người bị lở miệng cần phải trải qua, bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Cảm giác ngứa râm ran, nóng rát tại vị trí loét trong 24 giờ.
  • Giai đoạn 2: Các bọng nước tròn to từ 1 – 2mm bắt đầu xuất hiện.
  • Giai đoạn 3: Các bọng nước dần phát triển và vỡ ra hình thành các vết loét.
  • Giai đoạn 4: Các vết loét đóng vảy, nứt và gây ngứa.
  • Giai đoạn 5: Vết lở bong ra.

Bên cạnh các triệu chứng trên, người bệnh có thể gặp thêm nhiều biểu hiện khác nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời.

Lở miệng ở môi kéo dài có nguy hiểm không?

Các bọng nước to tròn vỡ ra tạo thành vết loét gây khó chịu

Bệnh lở miệng kéo dài có gây nguy hiểm không?

Thực tế bệnh lở miệng là căn bệnh răng miệng hầu hết mọi người đều từng mắc phải, thêm nữa ở một số cơ địa còn gây sốt cao và cảm giác khó chịu. Trong đó nếu kéo dài tình trạng vết loét, tái diễn thường xuyên sẽ làm xuất hiện vết loét màu đỏ hoặc màu trắng đục ở môi, má, lưỡi và nướu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý dưới đây.

  • Bệnh bạch sản niêm: Trở thành nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh bạch sản niêm mạc miệng, có mảng màu trắng xám ở bất cứ nơi nào trong miệng.
  • Bệnh giời leo: Miệng sưng đỏ, xuất hiện bóng nước trên da.
  • Bệnh tưa miệng: Do nấm candida gây ra làm xuất hiện các mảng trắng và đỏ xuất hiện trong miệng.
  • Bệnh phong: Bệnh mãn tính có thể gây phát ban, viêm trong miệng hoặc trên da.
  • Bệnh loét miệng ở trẻ em: Dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng khi xuất hiện các mảng đỏ nhỏ, nhưng lại có có cảm giác đau đớn.
  • Tỷ lệ cao là biểu hiện ung thư hoặc tiền ung thư khi xuất hiện các mảng đỏ lở loét xuất hiện trên nướu.

Tìm hiểu thêm: Nhóm các xoắn khuẩn gây bệnh

Lở miệng ở môi kéo dài có nguy hiểm không?
Các dấu hiệu lở miệng kéo dài có thể là triệu chứng báo hiệu của một số bệnh lý

5 cách cải thiện chứng lở miệng ở môi hiệu quả tại nhà

Người bị lở miệng ở môi ban đầu sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng đau, rát quanh vùng miệng gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt mỗi ngày, để cải thiện tình trạng này, mọi người có thể áp dụng các cách điều trị sau đây:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi vệ sinh răng miệng mỗi ngày giúp bạn đánh bay các mảng bám tích tụ bên trong răng, phòng ngừa bị sưng nướu hoặc sưng lợi, cụ thể:

  • Đánh răng 2 lần/ngày, 2 phút/lần. Đặc biệt là vệ sinh lưỡi hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám.
  • Súc miệng bằng nước muối ít nhất 2 lần một ngày để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vết loét.
  • Sử dụng bàn chải mềm tránh cọ xát vào vết thương và tránh sử dụng kem đánh răng chứa sodium lauryl sulfate – thành phần gây nhiệt miệng.

Lở miệng ở môi kéo dài có nguy hiểm không?

Có thể sử dụng chỉ nha khoa để lấy đi các thức ăn còn thừa, sót lại trong miệng

Uống đủ nước mỗi ngày

Khi lở miệng ở môi, các vết loét có thể gây đau nhức, do đó cần uống nhiều nước để giữ ẩm cho môi và miệng, đồng thời cũng giúp loại bỏ các thức ăn thừa, vi khuẩn còn sót lại trong miệng gây mùi hôi. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống thêm các loại nước trái cây khác.

Bổ sung các dưỡng chất cần thiết

Khi sức đề kháng suy yếu cũng là lúc vi khuẩn dễ xâm nhập và gây ra các bệnh về răng miệng, bạn cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết dưới đây để tăng hệ miễn dịch trong cơ thể và phục hồi vết thương nhanh chóng.

  • Vitamin B: Giúp tăng cường miễn dịch, đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương trong các thực phẩm như cá hồi, thịt bò, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Vitamin C: Thuộc những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như trái cây họ cam quýt, chẳng hạn như cam, quýt, bưởi, chanh,… Có tác dụng chống viêm, giảm sưng đau vết loét.
  • Sắt: Giữ vai trò thúc đẩy quá trình sản xuất tế bào mới ở niêm mạc miệng, có nhiều trong các loại thịt như thịt bò, thịt cừu, hải sản và các loại đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, hạt điều,…

Hạn chế các món ăn gây lở miệng

Bên cạnh các dưỡng chất cần bổ sung giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, cũng có các món ăn có thể làm tình trạng lở miệng thêm nghiêm trọng, cụ thể

  • Thức ăn cay nóng với nhiều gia vị cay như ớt, tiêu, hạt tiêu;
  • Thức uống quá nóng hoặc quá lạnh;
  • Hoa quả chứa nhiều axit như chanh, tắc, thơm;
  • Thức uống có cồn như rượu, bia.

Sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên

Bên cạnh thuốc điều trị, các thực phẩm nào nên ăn và không nên ăn khi bị lở miệng ở môi, bạn có thể sử dụng thêm các nguồn nguyên liệu thiên nhiên tại nhà để cải thiện tình trạng này mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Mật ong: Có khả năng kháng khuẩn và virus, phòng ngừa nhiễm trùng và đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương. Bạn có thể sử dụng mật ong để pha với nước ấm mỗi ngày hoặc sử dụng tăm bông chấm mật ong tươi lên vết loét.

Sữa chua: Rèn luyện thói quen ăn sữa chua vào buổi sáng hoặc tối để cân bằng vi khuẩn đường ruột, giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm và loét niêm mạc miệng.

Dầu dừa: Hỗ trợ làm lành vết lở miệng ở môi, rút ngắn thời gian lành vết thương. Mỗi ngày bạn có thể bôi một lượng dầu dừa vừa đủ lên vết lở để nguyên trong 30 phút, rồi súc miệng lại với nước sạch.

Lở miệng ở môi kéo dài có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc Telogen

Mật ong có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục vết lở nhờ đặc tính kháng viêm

Nhà thuốc Long Châu hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên xoay quanh triệu chứng lở miệng ở môi, bạn đọc sẽ hiểu rõ nguyên nhân gây ra và dấu hiệu qua từng giai đoạn, để có cách điều trị và phòng ngừa tốt nhất.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *