Liệt mềm cấp tính là gì? Phòng ngừa liệt mềm cấp tính như thế nào?

Liệt mềm cấp tính là gì? Phòng ngừa liệt mềm cấp tính như thế nào?

Khi nhắc đến liệt thì thường đề cập đến tình trạng không hoạt động của một hoặc nhiều bộ phận của cơ thể, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tinh thần và cuộc sống. Ở bài viết này nhà thuốc Long Châu sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin về một thể lâm sàng của tình trạng liệt, đó là liệt mềm cấp tính.

Bạn đang đọc: Liệt mềm cấp tính là gì? Phòng ngừa liệt mềm cấp tính như thế nào?

Liệt hay còn gọi là liệt vận động là tình trạng mất chức năng của một hoặc nhiều cơ của cơ thể, có nhiều kiểu liệt khác nhau có thể tùy theo vị trí như liệt nửa người, liệt 2 chân… hoặc theo tính chất liệt như liệt mềm, liệt cứng, liệt kín đáo… Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về liệt mềm cấp tính qua bài viết này nhé!

Liệt mềm cấp tính là gì? triệu chứng?

Liệt mềm là tình trạng các cơ co lại và trở nên nhão hơn, đây là hậu quả của tình trạng yếu cơ. Liệt mềm cấp tính là khi tình trạng liệt mềm trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến khu vực chất xám của tủy sống, khiến các cơ và phản xạ của cơ thể trở nên yếu hơn bình thường.

Hầu hết người bệnh khi bị liệt mềm đều sẽ có những triệu chứng sau:

  • Giảm trương lực cơ (độ chắc của cơ giảm, tăng độ gấp duỗi và độ ve vảy).
  • Giảm hoặc mất phản xạ gân xương.

Ngoài ra, một số người sẽ có các dấu hiệu:

  • Da mặt yếu hoặc chảy xệ, sụp mí mắt;
  • Khó di chuyển mắt;
  • Khó nuốt, nói lớ;
  • Đau ở tay hoặc chân;
  • Đau ở cổ hoặc lưng;
  • Trong một số trường hợp hiếm khác, người bệnh có thể có triệu chứng như: Tê hoặc ngứa trong người, bí tiểu…

Nếu nặng hơn, liệt mềm cấp tính có thể dẫn tới:

  • Tình trạng suy hô hấp xảy ra khi các cơ quan trở nên yếu và người bệnh cần phải sử dụng máy trợ thở.
  • Biến chứng thần kinh nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng như nhiệt độ cơ thể thay đổi, huyết áp không ổn định,…

Liệt mềm cấp tính là gì? Phòng ngừa liệt mềm cấp tính như thế nào?

Liệt mềm cấp tính là tình trạng các cơ và phản xạ trở nên yếu hơn mức bình thường

Nếu người bệnh có những triệu chứng trên cần phải được đưa gấp vào các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, tránh những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Chẩn đoán liệt mềm cấp tính như thế nào?

Chẩn đoán bệnh sẽ dựa vào bệnh sử của bệnh nhân, kết quả thăm khám hệ thần kinh và các chẩn đoán hình ảnh cần thiết, cụ thể như:

  • Kiểm tra hệ thần kinh của bệnh nhân bằng cách chạm vào những khu vực mà người bệnh cảm thấy yếu, trương lực cơ và phản xạ cơ kém. Đánh giá qua những test thăm khám, từ đó khu trú được vị trí tổn thương.
  • MRI: MRI giúp bác sĩ quan sát tủy sống và não của người bệnh.
  • Chọc dò não tủy để lấy dịch đem đi làm xét nghiệm, với những trường hợp nghi ngờ do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,…

Các bác sĩ có thể hội chẩn với các chuyên gia về thần kinh và truyền nhiễm để hỗ trợ chẩn đoán liệt mềm. Với sự giúp đỡ của các xét nghiệm và kiểm tra, họ có thể phân biệt giữa liệt mềm cấp tính và các tình trạng thần kinh khác.

Liệt mềm cấp tính là gì? Phòng ngừa liệt mềm cấp tính như thế nào?

Chụp MRI giúp bác sĩ chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh

Liệt mềm có những loại nào? Một số nguyên nhân gây liệt mềm

Liệt 2 chi dưới

Đây là hội chứng thường gặp, biểu hiện là giảm hoặc mất vận động tự chủ hai chân do tổn thương thấn kinh trung ương hay ngoại vi, một số trường hợp liệt 2 chân do tổn thương vỏ não.

Có 2 thể trên lâm sàng đó là liệt cứng và liệt mềm, liệt cứng thì nguyên nhân chắc chắn do tổn thương thần kinh trung ương, còn liệt mềm thì có thể ở trung ương hoặc ngoại vi. Dưới đây là một vài nguyên nhân gây liệt 2 chân do tổn thương ngoại vi:

  • Viêm sừng trước tủy cấp (bệnh bại liệt): Do virus bại liệt phá hủy tế bào vận động gây liệt vận động các cơ chi phối, hiện nay bệnh ít gặp do chính sách tiêm phòng vaccine đầy đủ. Khi viêm sừng trước tủy cấp cả 2 bên mới gây tình trạng liệt hai chân. Biểu hiện lâm sàng chung là có tình trạng nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa, đau lan tỏa,… Khi nhiệt độ giảm thì xuất hiện liệt, liệt nhanh trong vài giờ và có dấu hiệu màng não. Liệt mềm ngoại vi, không đối xứng, teo cơ sớm, không rối loạn cảm giác, không rối loạn cơ tròn.
  • Bệnh đa dây thần kinh: Bệnh mạn tính thường gặp, ở giai đoạn toàn phát các biểu hiện rối loạn cảm giác – vận động kiểu liệt mềm ngoại vi đối xứng hai bên, cảm giác đau tăng lên ban đêm đi kèm tăng nhạy cảm. Mất phản xạ gân xương và xét nghiệm dịch não tủy bình thường.
  • Guillain Barre: Đặc trưng bởi tình trạng rối loạn cảm giác – vận động đối xứng hai bên và có thể tự khỏi. Tỷ lệ mắc mới từ 1 – 2/100.000, gặp ở cả hai giới nhưng tăng nhẹ ở phụ nữ sau 40 tuổi.
  • Hội chứng đuôi ngựa: Tổn thương các rễ vùng chóp cùng đuôi ngựa. Có các triệu chứng như rối loạn cảm giác khu trú, rối loạn cơ tròn – sinh dục, rối loạn dinh dưỡng (loét tỳ đè),…

Tìm hiểu thêm: Sót nhau sau sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Liệt mềm cấp tính là gì? Phòng ngừa liệt mềm cấp tính như thế nào?
Liệt 2 chân do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Liệt nửa người

Là hiện tượng giảm hoặc mất vận động chủ động nửa bên cơ thể bao gồm tay, chân cùng bên, có thể có hoặc không kèm theo liệt mặt cùng bên.

Liệt mềm nửa người thường chỉ xuất hiện tạm thời, ngay sau tổn thương. Có thể liệt hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, xuất hiện ở các cơ duỗi ở chi trên, cơ gấp ở chi dưới. Biểu hiện lâm sàng như giảm trương lực cơ, giảm hoặc mất phản xạ gân xương. Ngoài ra có thể có dấu hiệu bệnh lý bó tháp.

Chẩn đoán nguyên nhân dựa vào hỏi bệnh, khám lâm sàng, định khu tổn thương từ đó chỉ định các cận lâm sàng sao cho phù hợp để làm rõ chẩn đoán.

Nếu tình trạng liệt nửa người đột ngột xuất hiện thì có thể do những nguyên nhân sau:

  • Chấn thương, vết thương sọ não: Lâm sàng sẽ thấy tình trạng liệt nửa người kèm theo giãn đồng tử. Chụp phim CT thấy thấu kính hai mặt lồi nằm giữa xương sọ và màng cứng.
  • Tai biến mạch máu não: Bao gồm nhồi máu não và xuất huyết não, cả 2 đều có tình trạng liệt nửa người đột ngột, xuất huyết não sẽ kèm theo rối loạn ý thức và có biểu hiện của hội chứng màng não còn nhồi máu não thì sẽ không có đặc điểm trên.
  • Các nguyên nhân khác: Viêm tĩnh mạch não, co thắt động mạch não sau xuất huyết dưới nhện, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn…

Còn nếu tình trạng liệt nửa người xuất hiện từ từ thì có thể do một trong các nguyên nhân:

  • Các khối choán chỗ: Liệt nửa người tiến triển tăng dần kèm theo hội chứng tăng áp lực nội sọ, có thể có biểu hiện động kinh.
  • Viêm não bán cấp: Thường có hội chứng nhiễm trùng và các triệu chứng tổn thương thần kinh như rối loạn ý thức, động kinh, rối loạn trương lực. Liệt nửa người xuất hiện rõ dần, biểu hiện ở cả 2 bên.

Liệt nửa người và liệt 2 chi dưới là hai thể lâm sàng phổ biến của tình trạng liệt mềm cấp tính, mỗi thể có những đặc điểm khác nhau và do nhiều nguyên nhân gây ra. Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất chính là điều trị nguyên nhân, chính vì thế khi có những dấu hiệu trên hãy đến cơ sở y tế để được bác sĩ và chuyên gia thăm khám, điều trị kịp thời.

Liệt mềm cấp tính là gì? Phòng ngừa liệt mềm cấp tính như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Thắt ống dẫn trứng có làm giảm ham muốn tình dục không?

Tình trạng liệt nửa người ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh

Phòng ngừa liệt mềm cấp tính như thế nào?

Tình trạng liệt mềm cấp tính ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, vì vậy phải có những phương pháp phòng bệnh hiệu quả:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, đảm bảo vệ sinh cơ thể, môi trường xung quanh;
  • Tránh đứng gần người bệnh, đặc biệt là các bệnh do nhiễm virus như bại liệt…;
  • Tránh chạm tay lên mặt, đặc biệt là khi tay chưa được rửa sạch;
  • Thường xuyên khử trùng và làm sạch các bề mặt hay chạm vào, kể cả đồ chơi của trẻ nhỏ;
  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi thì dùng khăn giấy hoặc ống tay áo, không được dùng tay.

Nhà thuốc Long Châu hy vọng bài viết này có thể giải đáp những thắc mắc của người đọc về tình trạng liệt mềm cấp tính. Nếu có những triệu chứng, dấu hiệu nào nêu trên hãy đi thăm khám tại bệnh viện, các cơ sở y tế để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *