Kỹ thuật đo ABI là gì? Chỉ định và chống chỉ định của nghiệm pháp đo ABI

Kỹ thuật đo ABI là gì? Chỉ định và chống chỉ định của nghiệm pháp đo ABI

Đo ABI là một xét nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh động mạch ngoại vi. Đây không chỉ là một loại bệnh lý bình thường, mà còn là dấu hiệu cảnh báo về những vấn đề sức khỏe nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao.

Bạn đang đọc: Kỹ thuật đo ABI là gì? Chỉ định và chống chỉ định của nghiệm pháp đo ABI

Đo ABI là một phương pháp dễ thực hiện, giúp bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác và đưa ra kế hoạch điều trị bệnh phù hợp. Cùng Nhà thuốc Long Châu tham khảo các thông tin về việc đo ABI trong bài viết dưới đây nhé.

Chỉ số đo ABI là gì?

Chỉ số đo ABI (Ankle Brachial Index) là chỉ số đo huyết áp cổ chân – cánh tay. Đây là kết quả của việc lấy số huyết áp tâm thu của cổ chân chia cho huyết áp ở cánh tay.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, chỉ số ABI được định nghĩa rằng: Chỉ số ABI được xác định bằng thương số, trong đó huyết áp cổ chân là tử số và huyết áp tâm thu cánh ty là mẫu số. Chỉ số ABI được đánh giá rất hiệu quả trong việc chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới. Đây không chỉ là một loại bệnh lý liên quan đến các phần chi, mà nó còn là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch hay đột quỵ.2

Ngày nay tỷ lệ mắc bệnh động mạch ngoại vi (hay động mạch ngoại biên) càng ngày càng tăng, tuy nhiên bệnh hầu như không có triệu chứng nên rất khó phát hiện ra bệnh. Vì vậy, khi phát hiện thì bệnh đã trở nên nghiêm trọng và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như hoại tử chi, viêm chi… Điều này cho thấy việc phát hiện sớm bệnh động mạch ngoại biên có ý nghĩa rất quan trọng như việc cảnh báo đột quỵ hay bệnh mạch vành. Một trong những cách để phát hiện sớm loại bệnh này đó là đo ABI.

Kỹ thuật đo ABI là gì? Chỉ định và chống chỉ định của nghiệm pháp đo ABI

Đo ABI có nghĩa là đo huyết áp cổ chân – cánh tay để chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới

Kỹ thuật đo ABI

Để đo ABI – đo huyết áp cổ chân cánh tay có thể áp dụng 2 phương pháp sau:

Cách đo thụ động

Phương pháp đo thụ động sẽ đo lần lượt huyết áp của các chi, tiếp theo là tính toán các chỉ số của mỗi bên. Sau đó sẽ lấy giá trị đã đo được ở huyết áp cổ chân và cánh tay để tính ra chỉ số ABI. Cách này có độ chính xác khá cao, tuy nhiên nó tốn khá nhiều thời gian và phải tính toán nhiều lần.

Cách đo tự động

Trong quá trình đo ABI tự động thì chỉ cần lắp thiết bị cảm biến đo ABI 1 lần vào cổ chân và cánh tay ở hai bên của bệnh nhân, sau đó thì kích hoạt máy đo. Sau khi bấm máy đo ABI thì nó sẽ tự động đo và tính toán ra các chỉ số, cuối cùng in ra kết quả.

Ưu điểm của cách đo ABI tự động là thực hiện một cách nhanh chóng, rút ngắn thời gian kiểm tra, thuận tiện trong thực hành y học. Tuy nhiên cách này dễ bị sai số nếu chuẩn bị kỹ thuật đo không tốt hoặc không cẩn thận.

Đo huyết áp tâm thu tứ chi (2 chi dưới lấy huyết áp tâm thu ở cổ chân) với công thức như sau:

ABI = (chỉ số huyết áp cao hơn ở cổ chân)/(chỉ số huyết áp cao hơn ở cánh tay).

Kỹ thuật đo ABI là gì? Chỉ định và chống chỉ định của nghiệm pháp đo ABI

Đo ABI tự động sẽ rút ngắn thời gian kiểm tra nhưng dễ bị sai số nếu chuẩn bị không tốt

Ý nghĩa của việc đo ABI

Đo ABI là một xét nghiệm để chẩn đoán bệnh động mạch. Phương pháp này nhằm xác định tình trạng lưu thông máu ở chi dưới, cũng như đánh giá mức độ tổn thương ở động mạch. Kết quả đo ABI sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác, từ đó đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp. Hơn nữa đo ABI cũng có thể theo dõi tình trạng của người bệnh sau khi điều trị. Cách chẩn đoán và đánh giá nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại vi dựa trên các chỉ số ABI như sau:

  • Khi chỉ số ABI > 1,3 có nghĩa là người bệnh có thành động mạch cứng do xơ vữa và vôi hoá. Khi đó, người bệnh cần được đi khám chuyên khoa.
  • Chỉ số ABI bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 1 – 1,3.
  • Chỉ số ABI ở mức 0,8 – 0,9 cho thấy bệnh động mạch chi dưới đang ở mức độ nhẹ, bệnh nhân cần được điều trị các yếu tố nguy cơ.
  • Chỉ số ABI ở mức 0,5 – 0,8 có nghĩa là bệnh động mạch chi dưới ở mức độ trung bình, cần đưa người bệnh đi khám chuyên khoa.
  • Nếu chỉ số ABI

Tuỳ vào tình trạng và các triệu chứng của bệnh đối với từng người, mà bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định để làm các xét nghiệm khác như: MSCT động mạch, DSA mạch máu, chụp cộng hưởng từ (MRI) từ mạch hoặc là siêu âm Doppler mạch máu.

Đối tượng được đo ABI

Các trường hợp được chỉ định và chống chỉ định khi đo ABI cụ thể như sau:

Trường hợp chỉ định đo ABI

Việc đo ABI được chỉ định ở những người có biểu hiện của bệnh động mạch ngoại vi như đau bắp chân khi đi lại, hoặc ở những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh như:

  • Người có độ tuổi trên 70 tuổi;
  • Người hút thuốc lá;
  • Bệnh đái tháo đường;
  • Tăng huyết áp, tăng mỡ máu;
  • Gia đình từng có người bị mắc bệnh động mạch ngoại biên.

Ngoài ra các đối tượng có các bệnh lý như:

  • Bệnh nhân được sàng lọc là có nguy cơ bị xơ vữa động mạch;
  • Được đánh giá là đau chi dưới;
  • Đánh giá có tiên lượng về bệnh mạch máu lan tỏa;
  • Được đáng giá có các biểu hiện của thiếu máu chi dưới như đau cách hồi, đau khi nghỉ, loét không liền lại hoặc bị hoại tử;
  • Đánh giá kết quả sau khi điều trị can thiệp hoặc thực hiện các phẫu thuật như nong, đặt stent bypass.

Tìm hiểu thêm: Ngộ độc vitamin B6: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

Kỹ thuật đo ABI là gì? Chỉ định và chống chỉ định của nghiệm pháp đo ABI
Người bị xơ vữa động mạch là đối tượng được chỉ định đo chỉ số ABI

Trường hợp chống chỉ định đo ABI

Có các trường hợp sau:

  • Người bệnh có huyết khối tĩnh mạch sâu;
  • Trường hợp bệnh nhân bị đau vùng cẳng chân hoặc bàn chân;
  • Bệnh nhân rơi vào tình trạng vôi hoá và cứng của động mạch.

Cần làm gì khi có chỉ số ABI bất thường?

Tuỳ vào chỉ số ABI đo được mà bác sĩ sẽ có các chỉ định điều trị phù hợp, cụ thể:

  • Thực hiện một lối sống lành mạnh, khoa học: Dừng lại việc hút thuốc lá, ăn nhiều chất xơ, ít đạm và cholesterol, thường xuyên tập thể dục thể thao…
  • Dùng một số thuốc để kiểm soát các chỉ số đường huyết, huyết áp và lượng cholesterol, giảm mỡ máu.
  • Dùng thuốc trị các triệu chứng của bệnh động mạch ngoại vị chi dưới như Cilostazol và Naftidrofuryl, thuốc hạ đường máu và chống tập kết tiểu cầu.
  • Ngoài ra, bệnh nhân có thể được điều trị bằng phẫu thuật như: Mở thông mạch máu bị tắc, cắt bỏ khối u tắc nghẽn, bắc cầu động mạch ngoại biên hay tạo hình mạch đặt stent…

Kỹ thuật đo ABI là gì? Chỉ định và chống chỉ định của nghiệm pháp đo ABI

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về trà Phổ Nhĩ giảm cân và những điều cần lưu ý khi sử dụng

Để có chỉ số ABI bình thường hãy thực hiện lối sống lành mạnh, nói không với thuốc lá

Đo ABI là phương pháp đo huyết áp động mạch cổ chân – cánh tay một cách nhanh chóng và dễ dàng, nhằm chẩn đoán bệnh động mạch ngoại vi. Việc đo ABI có thể phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe mạch máu, để từ đó giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bạn nên đo ABI định kỳ kể cả khi không có triệu chứng để có thể chẩn đoán và điều trị bệnh từ giai đoạn sớm (nếu có).

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *