Kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà phụ huynh cần biết

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà phụ huynh cần biết

Trẻ em dưới 6 tuổi là giai đoạn cần được quan tâm bởi bé sẽ học hỏi và phát triển rất nhanh. Vậy nên có nhiều khóa học dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non được các phụ huynh quan tâm là vậy.

Bạn đang đọc: Kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà phụ huynh cần biết

Trẻ mầm non học hỏi rất nhanh và bé đang bước vào giai đoạn quan sát và muốn khám phá vạn vật xung quanh. Phụ huynh cần nắm bắt thời điểm này để dạy cho trẻ những nếp sống chuẩn mực. Vậy có những kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà bé nên biết? Bài viết sẽ bật mí cụ thể đến bạn, các bố mẹ có thể tham khảo.

Tại sao trẻ phải học kỹ năng sống?

Kỹ năng sống là những kỹ năng cơ bản mà một con người cần phải có để được sống khoẻ mạnh, an toàn, chất lượng hơn. Trang bị cho bản thân những kỹ năng sống đúng đắn sẽ giúp cá nhân có thể tương tác với mọi người xung quanh một cách hiệu quả, cũng như ứng phó linh hoạt với vấn đề, tình huống bất ngờ xảy ra trong cuộc sống.

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà phụ huynh cần biết

Kỹ năng sống rất quan trọng để trẻ phát triển toàn diện

Thực tế kỹ năng sống cho trẻ mầm non rất cần thiết, chúng đa dạng và được dạy theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào môi trường, phương pháp giáo dục. Tuy nhiên nhìn chung các kỹ năng này rất tốt để tôi luyện cho trẻ đưa ra quyết định đúng đắn, dễ dàng quản lý bản thân để hướng đến cuộc sống lành mạnh, chất lượng hơn. Việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ sớm quyết định đến tính cách, định hướng của bé về sau. Cụ thể bé sẽ rèn luyện được những khả năng:

  • Bé biết cách giao tiếp với mọi người, biết cách ứng xử chuẩn mực.
  • Bé sớm hiểu về bản thân, sống lành mạnh, tích cực và phát triển toàn diện khi trưởng thành.
  • Trẻ dễ dàng hòa nhập vào tập thể, khẳng định được sự tự tin của mình.
  • Bé học được cách bình tĩnh, xử lý tính huống, biết cách nhìn nhận bản thân và hoàn thiện mình một cách tích cực.

Vậy có thể thấy dạy cho trẻ những kỹ năng sống từ khi bé đang ở độ tuổi mầm non là việc nên làm. Bố mẹ hãy tích lũy thật nhiều kiến thức, tạo điều kiện để bé phát triển đa dạng trong nhiều môi trường lành mạnh. Đặc biệt với những ai đang có con từ độ tuổi từ 2.5 đến 5 tuổi thì đây được cho là “thời điểm vàng” để bé tìm hiểu, học hỏi và ghi nhớ bởi trẻ sẽ tiếp thu rất nhanh.

Những kỹ năng sống cho trẻ mầm non phụ huynh cần biết

Như đã đề cập, dạy cho con các kỹ năng sống trong những năm tháng đầu đời ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về sau của trẻ. Một số kỹ năng mà trẻ cần nắm như:

Kỹ năng tự ăn uống

Các chuyên gia khuyến cáo nên dạy cho trẻ từ sớm kỹ năng tự ăn uống. Đơn giản như trẻ có thể tự xúc cơm, uống nước mà không cần dựa dẫm vào bất kỳ ai để bé sớm tự lập. Đặc biệt lúc con bắt đầu ăn dặm thì bố mẹ nên khuyến khích bé tự ăn. Mặc dù thời gian đầu sẽ rất khó khăn khi thực hiện kỹ năng này nhưng nếu kiên trì thì bé sẽ học hỏi nhanh.

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà phụ huynh cần biết

Tự ăn uống là kỹ năng sống cho trẻ mầm non nên biết sớm

Kỹ năng chăm sóc bản thân

Với các bé còn nhỏ tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi thường được bố mẹ chiều chuộng và làm giúp nhiều điều trong sinh hoạt hằng ngày. Điều này gây ra cảm giác phụ thuộc và dựa dẫm ở trẻ. Phụ huynh nên dạy cho con cách tự giác đánh răng, vệ sinh cá nhân, tự đi ngủ đúng giờ, tự chuẩn bị áo quần và mặc chúng mỗi ngày. Khi bé được tôi luyện được khả năng chăm sóc bản thân thì bé dễ dàng thích nghi với mọi môi trường sống.

Kỹ năng ứng xử

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non nên được bố mẹ chú trọng hơn cả là khả năng ứng xử. Lúc bé còn nhỏ tuổi, trẻ đa phần sẽ thích bắt chước những lời nói và hành động của người xung quanh. Tuy nhiên đây cũng là lúc trẻ tò mò và thích thú với những thói hư, tật xấu. Trẻ cần được hướng dẫn kỹ năng giao tiếp từ những điều cơ bản nhất như chào hỏi lễ phép, nhường nhịn, ăn nói lịch sự.

Kỹ năng bảo vệ bản thân

Kể từ khi bé bắt đầu được gửi đi học, trẻ đã phải đối diện nhiều rủi ro khó lường, đe dọa tới sự an toàn và tính mạng. Trẻ cần được dạy cách nhận biết các nguy cơ như không nên đi theo người lạ, tránh chơi các trò chơi mạo hiểm, tránh tiếp xúc với những khu vực nguy hiểm. Ngoài ra hãy dạy cho bé tập bơi càng sớm càng tốt, với kỹ năng này bé vừa bảo vệ mình trước những môi trường nhiều nước và vừa phát triển thể chất tốt.

Tìm hiểu thêm: Nhận biết đau rễ dây thần kinh tọa theo từng vị trí

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà phụ huynh cần biết
Bé nên biết kỹ năng bảo vệ bản thân, tránh các yếu tố nguy hiểm

Kỹ năng kiên nhẫn, vượt khó

Thực tế đây là một kỹ năng rất khó để trẻ có thể theo đuổi một cách nhất quán. Bởi chúng còn khá khó đối với người trưởng thành. Tuy nhiên muốn con độc lập và biết tự thúc đẩy bản thân vươn lên, phụ huynh cần dạy cho bé cách kiên trì để giải quyết vấn đề, biết tự lực để vượt qua khó khăn. Đơn giản như tập cho bé thói quen tự đứng dậy sau khi ngã, tự thu dọn đồ chơi sau khi bày bừa dù chúng có nhiều đến đâu, tự thức dậy vào mỗi sáng để đi học đúng giờ.

Ngoài những kỹ năng này, còn rất nhiều những thói quen khác mà trẻ phải học như kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tập trung. Và dường như các kỹ năng này sẽ phát triển dần theo sự thay đổi của cuộc sống vậy nên bé và bố mẹ phải luôn tìm hiểu và học hỏi không ngừng.

Những lưu ý khi dạy trẻ kỹ năng sống

Hướng dẫn con là một hành trình dài và cần nhiều nỗ lực cũng như kiên nhẫn. Trong quá trình dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Phụ huynh phải là tấm gương của con: Thực tế bạn không thể yêu cầu con mình làm theo những gì bản thân mình còn chưa làm được. Hãy là tấm gương của con để trẻ thường xuyên chứng kiến những thói quen tốt của bố mẹ và noi theo. Đơn giản như nếu bạn muốn bé duy trì thói quen đọc sách, bạn hãy đọc sách thường xuyên.
  • Trò chuyện cùng con: Trong quá trình dạy dỗ, hướng dẫn bé có lối sống, cách tư duy đúng đắn, bạn cần thường xuyên trò chuyện và lắng nghe con. Giao tiếp cùng bé với thái độ ôn hoà, đồng cảm sẽ giúp bé cảm nhận được tình yêu thương và trở nên tự tin, ngoan ngoãn hơn. Đặc biệt một khi trẻ đang làm sai, phụ huynh cần bình tĩnh hướng dẫn con, nói chuyện cùng bé để trẻ hiểu được vấn đề thay vì quát nạt, đánh đập.
  • Tán dương và phê bình thường xuyên: Trẻ sẽ không biết mình sai khi thiếu sự phê bình từ người lớn. Tuy nhiên hãy đưa ra các đánh giá khách quan, phê bình con với thái độ ôn hòa nhất có thể nhưng đủ để trẻ biết mình sai. Ngoài ra cần tán dương sự tiến bộ của bé, khuyến khích trẻ tự lập và nhìn nhận hành vi của mình. Những lời khen đúng lúc chính là động lực để bé tiếp tục phát triển tốt hơn.

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà phụ huynh cần biết

>>>>>Xem thêm: Tóc ít bẩm sinh thì phải làm sao để cải thiện?

Phụ huynh cần kiên nhẫn và làm gương cho bé

Trên đây là những chia sẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn hiểu hơn các kỹ năng mà bé cần trang bị cũng như biết cách hướng dẫn bé ngày càng hoàn thiện bản thân.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *