Sỏi thận là một trong những bệnh lý thường gặp nhất hiện nay. Nó là nguyên nhân gây ra các cơn đau ở vùng lưng dưới. Vậy khi nào nên tán sỏi thận?
Bạn đang đọc: Khi nào nên tán sỏi thận? Sỏi thận có tự đào thải được không?
Theo thống kê của Bộ Y tế, trong số các trường hợp mắc bệnh sỏi tiết niệu tại Việt Nam thì có đến 50% người bệnh bị sỏi thận. Trong đó, sỏi có kích thước lớn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh. Điều này khiến cho nhiều người không khỏi đặt câu hỏi: “Khi nào nên tán sỏi thận?”. Nếu vẫn chưa giải đáp được câu hỏi này, hãy để Nhà thuốc Long Châu giúp bạn đi tìm câu trả lời nhé!
Biến chứng của sỏi thận
Trước khi tìm hiểu về vấn đề: “Khi nào nên tán sỏi thận?”, bạn đọc cũng cần nắm được các biến chứng mà căn bệnh sỏi thận mang lại. Thông thường, sỏi thận có thể tự tan và được đào thải ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu. Tuy nhiên, nếu kích thước của viên sỏi quá lớn, không điều trị kịp thời, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng như sau:
- Tắc đường tiểu: Các viên sỏi có xu hướng tích tụ lại ở ống dẫn nước tiểu, cản trở quá trình bài tiết nước tiểu. Từ đó, gây ra tình trạng tắc nghẽn nước tiểu.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Các bề mặt của sỏi thường không nhẵn, mịn mà gồ ghề, thô cứng nên khi vận động, nó sẽ cọ xát vào ống tiết niệu. Lúc này, đường tiết niệu sẽ trở nên phù nề, tổn thương, dẫn đến căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Thận ứ nước: Thận ứ nước cũng bắt nguồn từ việc người bệnh bị tắc đường tiểu. Đây cũng chính là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh suy thận cấp, lâu dần trở thành suy thận mãn tính.
- Suy thận: Đây là biến chứng nặng nề khi tình trạng sỏi thận không được điều trị đúng cách, khiến thận bị ứ nước hoặc nhiễm trùng đường tiểu giai đoạn nặng.
- Vỡ thận: Mỗi quả thận chỉ có thể giãn nở đến một kích thước nhất định. Khi lượng nước tiểu vượt quá ngưỡng cho phép, nó sẽ gây ra sức ép lớn khiến cho thận bị vỡ và rò rỉ nước tiểu ra ngoài.
Sỏi thận có thể tự đào thải không?
Như đã nói ở trên, sỏi thận hoàn toàn có thể tự đào thải ra khỏi cơ thể tùy thuộc vào kích thước và vị trí của viên sỏi.
Cụ thể:
- Về kích thước: Sỏi có thể dễ dàng thoát ra khỏi cơ thể nếu nó nhỏ hơn 5mm. Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng 80% sỏi có kích thước dưới 4mm sẽ được đẩy ra sau 31 ngày. Nếu có kích thước khoảng 4 – 6mm, thời gian trung bình để cơ thể đào thải toàn bộ sỏi ra ngoài là 45 ngày. Trong khi đó, chỉ có khoảng 20% sỏi lớn hơn 6mm được bài xuất ra ngoài. Hơn nữa, thời gian đào thải cũng rất lâu, có thể lên đến 1 năm.
- Vị trí của sỏi: Vị trí của sỏi càng sát với bàng quang thì tỷ lệ đào thải ra ngoài càng lớn. Đặc biệt là khi sỏi thận rơi vào niệu quản, khả năng đẩy sỏi ra ngoài là khoảng 48%.
Khi nào nên tán sỏi thận?
Để trả lời cho thắc mắc: “Khi nào nên tán sỏi thận?”, các bác sĩ chuyên khoa đã khẳng định rằng: Kích thước của sỏi chính là điều quan trọng nhất quyết định việc người bệnh có cần làm tan sỏi thận hay không. Đó là:
Đối với sỏi có kích thước dưới 7mm
Trên thực tế, ngay cả khi đạt đến ngưỡng 7mm, người bệnh vẫn rất khó có thể cảm nhận được các triệu chứng điển hình. Do đó, tình trạng này vẫn chưa quá nguy hiểm nên người bệnh sẽ được chỉ định điều trị sỏi thận bằng cách uống thuốc để kìm hãm sỏi phát triển. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý về một số tác dụng phụ của loại thuốc này.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu uống trà xanh được không? Cần lưu ý gì khi sử dụng?
Đối với sỏi thận kích thước lớn 20mm
Sỏi đạt 20mm sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau, nhức, thận ứ nước hoặc nhiễm trùng tiết niệu,… Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa, bao gồm: Tán sỏi, mổ nội soi sỏi thận,…
Đối với sỏi nhỏ nhưng xuất hiện nhiều triệu chứng
Trong trường hợp sỏi có kích thước nhỏ nhưng các triệu chứng bắt đầu xuất hiện với tần suất nhiều hơn và có xu hướng nặng nên nhanh chóng, người bệnh vẫn được yêu cầu can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật tán sỏi nào cũng cần phải xem xét thêm về các triệu chứng.
Nguyên nhân là do sỏi 8mm đã có các cạnh sắc nhọn, có thể làm làm tổn thương niêm mạc thận, khiến bệnh nhân đau đớn, khó chịu, có thể chảy máu đường tiết niệu. Việc chần chờ hoặc kéo dài thời gian phẫu thuật có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Rối loạn hệ miễn dịch: Phân loại, dấu hiệu, cách can thiệp
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể tự giải đáp được thắc mắc: “Khi nào nên tán sỏi thận?”. Nếu phát hiện cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: Đau bụng, đau lưng, tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu,… bạn nên đến thăm khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
Xem thêm: Những điều cần biết về nội soi tán sỏi niệu quản
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:sỏi thậnBệnh sỏi thậnBệnh thận