Khi nào cần thực hiện siêu âm tụy? Quy trình siêu âm tụy

Khi nào cần thực hiện siêu âm tụy? Quy trình siêu âm tụy

Siêu âm tụy là kỹ thuật xét nghiệm được chỉ định thực hiện khi bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu liên quan đến bệnh lý tại tuyến tụy như: Ngứa tay chân, bị vàng da, đau thương vị kèm theo hiện tượng nôn ói nhiều. Quy trình siêu âm tụy được thực hiện khá đơn giản nhưng lại lại hiệu quả chẩn đoán bệnh với độ chính xác rất cao.

Bạn đang đọc: Khi nào cần thực hiện siêu âm tụy? Quy trình siêu âm tụy

Tụy là một trong những cơ quan rất quan trọng và có ý nghĩa đối với cơ thể người. Tuy nhiên, tụy có kích thước khá nhỏ và nằm khuất sau phúc mạc nên việc kiểm tra thường gặp khó khăn. Thông thường, để kiểm tra và đánh giá bộ phần này, các bác sĩ thường chọn phương pháp siêu âm tụy. Vậy bạn đã biết khi nào cần thực hiện siêu âm tụy chưa?

Siêu âm tụy là gì?

Tụy là cơ quan có nhiệm vụ sản sinh và bài biết dịch tụy để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, tụy cũng có chức năng điều hòa một số quá trình khác như chuyển hóa đường trong cơ thể.

Khi khả năng làm việc của tụy bị suy giảm, việc duy trì đường huyết ở mức cân bằng trở nên khó khăn hơn do bị ảnh hưởng khá nhiều. Do đó, bạn cần thực hiện khảo sát, đánh giá và tầm soát các bệnh lý có liên quan bằng phương pháp siêu âm tụy.

Khi nào cần thực hiện siêu âm tụy? Quy trình siêu âm tụy

Siêu âm tụy là phương pháp được ưu tiên để kiểm tra và đánh giá chức năng tụy

Trong y khoa, phương pháp chụp X – quang có thể được sử dụng để kiểm tra và đánh giá chức năng tụy. Tuy nhiên, kết quả cho ra chỉ có ý nghĩa khảo sát sơ lược do phương pháp này vẫn tồn tại một số hạn chế thông tin. Do đó, siêu âm tụy vẫn là phương pháp được ưu tiên bởi hình thức kiểm tra này có độ chính xác cao trong việc tìm kiếm yếu tố tiềm ẩn gây nên các bệnh lý. Do vị trí nằm của tụy không thuận lợi, đi kèm là kích thước khá nhỏ nên tụy dễ bị đại tràng, dạ dày che khuất. Chính vì vậy, việc siêu âm tụy cũng sẽ có một số khó khăn nhất định, nhất là đối với người béo phì.

Khi nào cần thực hiện siêu âm tụy?

Mặc dù các bệnh lý về tụy không gây ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân nhưng lại gián tiếp tác động đến chức năng của các cơ quan khác. Mặc dù bác sĩ không thường chỉ định bệnh nhân kiểm tra tụy để tầm soát bệnh định kỳ nhưng khi nhận thấy cơ thể có một vài dấu hiệu bất thường thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán. Một vài biểu hiện có thể kể đến như:

  • Đau bụng: Cơn đau bụng kéo dài, âm ỉ hoặc xuất hiện theo từng cơn và có xu hướng lặp lại nhiều lần; đặc biệt, cơn đau thường dữ dội hơn sau các bữa ăn và lan rộng đến nhiều vị trí khác như lưng dưới, vùng thượng vị hoặc hai bên hạ sườn…
  • Đầy bụng: Cảm giác đầy bụng, khó tiêu là một triệu chứng lâm sàng mà những bệnh nhân tuyến tụy đều gặp phải. Sự suy giảm chức năng tụy chính là nguyên nhân khiến quá trình tiêu hóa diễn ra không ổn định.
  • Buồn nôn và nôn ói: Dấu hiệu buồn nôn và nôn ra dịch nhầy dạ dày hay thậm chí là máu loãng, mật thường xuất hiện khi bệnh lý tụy trở nặng.
  • Một số triệu chứng khác như: Giảm cân nhanh chóng, vàng da và ngứa. Bên cạnh đó, bệnh nhân nghi ung thư tuyến tụy hay viêm tụy cấp cũng cần được siêu âm tụy.
  • Phụ huynh cũng nên đưa con của mình đi siêu âm nếu bé bị đau bụng không rõ nguyên nhân, đặc biệt sau khi ăn thức ăn dầu mỡ. Thông thường, cơn đau bụng thường lan tỏa ở khu vực xung quanh rốn, kèm theo tình trạng buồn nôn và mất nước.

Khi nào cần thực hiện siêu âm tụy? Quy trình siêu âm tụy

Đau bụng và đầy bụng là những dấu hiệu cho biết bạn cần thực hiện siêu âm tụy

Siêu âm tụy có thể chẩn đoán bệnh gì?

Khi nghi ngờ bệnh nhân gặp các vấn đề liên quan đến tụy, bác sĩ thường sẽ chỉ định thực hiện siêu âm bởi siêu âm có thể hỗ trợ phát hiện và chẩn đoán một số bệnh như:

Nang giả tụy

Nang giả tụy thường đặc trưng bởi tình trạng các vách hay các mảng lắng không đồng đều do tụy bị chảy máu hay mô bị hoại tử. Đồng thời, những thành phần tăng âm tồn tại bên trong tụy ngày một nhiều cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây nên tình trạng bội nhiễm. Do đó, để chẩn đoán nang giả tụy, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm tụy kết hợp siêu âm Doppler.

Viêm tụy cấp tính hoặc mạn tính

Tình trạng viêm tụy cấp tính thường đặc trưng bởi hình ảnh tụy tăng kích thước, nhu mô tụy bị viêm hồi âm không đều, thậm chí có thể xuất hiện mô hoại tử kèm theo hình ảnh tổn thương mô mỡ xung quanh tụy và có dịch.

Giãn ống tụy

Tình trạng này xuất hiện chủ yếu do viêm tụy mạn tính. Bên cạnh đó, giãn ống tụy cũng thường diễn ra không đồng đều do các đoạn hẹp vì xơ xuất hiện xen kẽ với những đoạn giãn hay do tắc nghẽn bởi sỏi hoặc u chèn ép.

U tụy

Tình trạng ung thư biểu mô của tụy thường diễn ra dưới dạng giảm âm to khu trú tuyến và các bờ không rõ.

U nội tiết của tụy

Kích thước các khối u nội tiết của tụy thường thay đổi khá thường xuyên và liên tục. Tuy nhiên, kích thước của những khối u này thường khá nhỏ nên siêu âm đôi khi cũng khó nhận dạng được. Hơn nữa, sự giảm âm cũng được thể hiện một cách rõ rệt với những giới hạn riêng.

Tìm hiểu thêm: Các kiểu mắt phổ biến hiện nay và tầm quan trọng của kiểu mắt

Khi nào cần thực hiện siêu âm tụy? Quy trình siêu âm tụy
Siêu âm tụy là phương pháp giúp phát hiện viêm tụy cấp hoặc mạn tính

Quy trình siêu âm tụy

Để kết quả siêu âm tụy được chính xác nhất có thể, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân ngừng ăn uống (có thể uống nước lọc) trong khoảng từ 6 – 8 tiếng. Ngoài ra, bệnh nhân nên ưu tiên siêu âm vào buổi sáng, khi bụng rỗng, lúc này, hình ảnh thu được cũng sẽ rõ nét hơn. Bên cạnh đó, khi thực hiện siêu âm, bệnh nhân nên lựa chọn trang phục thoải mái, rộng rãi để quá trình này được diễn ra dễ dàng hơn. Trước khi thực hiện siêu âm khoảng 1 tiếng, bệnh nhân nên uống nhiều nước lọc bởi điều này sẽ tạo điều kiện cho tia sóng siêu âm đi qua thuận tiện hơn.

Khi nào cần thực hiện siêu âm tụy? Quy trình siêu âm tụy

>>>>>Xem thêm: U mạch máu có phải là ung thư không? Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn nằm đúng tư thế để quá trình siêu âm tụy diễn ra dễ dàng

Về cơ bản, bệnh nhân sẽ trải qua 3 bước khi thực hiện siêu âm:

  • Bước 1: Nằm đúng tư thế. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ hoặc các nhân viên y tế hướng dẫn nằm ở tư thế ngửa với hai chân duỗi thẳng, hai tay đặt cao phía trên đỉnh đầu. Tư thế này giúp cho vùng bụng ở mũi ức và khớp mu được lộ rõ, hỗ trợ cho quá trình siêu âm. Tuy nhiên, bệnh nhân không cần gồng lên và chỉ cần nằm thả lỏng cơ thể tự nhiên.
  • Bước 2: Thoa gel. Bác sĩ sẽ tiến hành thoa gel lên vùng bụng, đồng thời hỏi sơ lược về tiền sử bệnh lý, cũng như những triệu chứng mà bệnh nhân mắc phải.
  • Bước 3: Tiến hành siêu âm. Bệnh nhân có thể được yêu cầu nằm nghiêng về một phía (có thể là bên trái hoặc bên phải) để bác sĩ có thể nhìn thấy tụy rõ hơn khi siêu âm, đồng thời, bệnh nhân cũng sẽ được hướng dẫn hít thở theo nhịp.

Nhà thuốc Long Châu hy vọng những thông tin trên đã có ích và giúp quý độc giả hiểu hơn về mục đích cũng như quy trình siêu âm tụy. Đồng thời, quý độc giả đừng quên lưu lại những dấu hiệu kể trên để có thể nhận biết sớm những bệnh lý liên quan đến tụy, có đó có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *