Khi nào cần ngừng điều trị kháng tiểu cầu kép sau khi đặt stent phủ thuốc?

Khi nào cần ngừng điều trị kháng tiểu cầu kép sau khi đặt stent phủ thuốc?

Sau khi bệnh nhân đặt stent sẽ được dùng thuốc kháng tiểu cầu kép để phòng ngừa máu đông. Sau một thời gian, việc điều trị này sẽ được xem xét dừng lại. Vậy khi nào cần ngừng thuốc điều trị kháng tiểu cầu kép? Yếu tố nào cần được xem xét khi ngừng điều trị kháng tiểu cầu kép?

Bạn đang đọc: Khi nào cần ngừng điều trị kháng tiểu cầu kép sau khi đặt stent phủ thuốc?

Việc ngừng điều trị kháng tiểu cầu kép đồng thời chuyển qua phương pháp điều trị kháng tiểu cầu đơn sau khi phẫu thuật đặt stent là quyết định vô cùng quan trọng trong việc quản lý bệnh về tim mạch. Vậy khi nào cần ngừng thuốc điều trị kháng tiểu cầu kép? Điều này sẽ được làm rõ ngay dưới đây.

Đặt stent phủ thuốc là gì?

Đặt stent phủ thuốc có vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh lý về tim mạch, đặc biệt trong điều trị giảm nguy cơ tái hẹp mạch sau khi thực hiện can thiệp. Sự kết hợp giữa việc đặt stent và dùng thuốc sẽ giúp tăng hiệu quả ngăn ngừa sự phát triển của mô xơ, từ đó sẽ giảm thiểu được yếu tố nguy cơ cao hình thành nên cục máu đông.

Điều trị kháng tiểu cầu kép sau khi đặt stent là phương pháp gì?

Điều trị kháng tiểu cầu kép (DAPT) là phương pháp hiệu quả trong việc ngừa cục máu đông sau khi phẫu thuật đặt stent. Phương pháp DAPT sử dụng kết hợp giữa aspirin và clopidogrel. Trong đó:

  • Aspirin: Đây được xem là thuốc chống kết tập tiểu cầu dạng phổ thông. Hiện nay, sử dụng aspirin kết hợp với thuốc ức chế receptor P2Y12 đang là phương pháp được áp dụng rộng rãi.
  • Clopidogrel: Đây là hoạt chất được nghiên cứu nhiều nhất trong nhóm ức chế P2Y12. Clopidogrel kết hợp với aspirin được sử dụng nhiều trong việc phòng huyết khối sau khi đặt stent can thiệp mạch vành. Tuy nhiên, cần lưu ý, bởi có khoảng 15 đến 48% bệnh nhân kém đáp ứng với hoạt chất clopidogrel.

Việc kết hợp thuốc này giúp đảm bảo stent sẽ hoạt động một cách hiệu quả mà không xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, sau một thời gian điều trị, cần ngừng thuốc kháng tiểu cầu kép. Việc này có thể sẽ phải thực hiện sớm hơn dự kiến, nhất là đối với bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao hoặc bệnh nhân cần phải thực hiện những phẫu thuật khác.

Khi nào cần ngừng điều trị kháng tiểu cầu kép sau khi đặt stent phủ thuốc?

Phương pháp điều trị kháng tiểu cầu kép thường sử dụng kết hợp aspirin và clopidogrel

Tại sai phải xem xét ngừng điều trị kháng tiểu cầu kép?

Mặc dù điều trị kháng tiểu cầu kép (DAPT) là cần thiết nhưng việc này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, nhất là đối với bệnh nhân có nguy cơ cao. Vì thế, việc ngừng điều trị thuốc kháng tiểu cầu kép sau khi đã điều trị một khoảng thời gian nhất định là điều quan trọng nhằm giảm rủi ro chảy máu. Trong hành trình quản lý bệnh lý tim mạch mạn tính, việc ngừng DAPT còn giúp cân bằng giữa việc giảm nguy cơ chảy máu và ngăn ngừa cục máu đông.

Yếu tố nào cần được xem xét khi ngừng điều trị kháng tiểu cầu kép?

Ngừng điều trị kháng tiểu cầu kép sau khi đã đặt stent phủ thuốc là quyết định khó khăn và quan trọng. Vì thế, cần cân nhắc thật kỹ các yếu tố sau:

Ý kiến của các bác sĩ khoa tim mạch

Trước khi đưa ra quyết định ngừng việc điều trị kháng tiểu cầu kép, bạn nên tham khảo các ý kiến của bác sĩ khoa tim mạch. Bởi bác sĩ sẽ là người đánh giá tình hình sức khỏe cụ thể của từng bệnh nhân cũng như tiền sử bệnh và những yếu tố nguy cơ có thể xảy ra. Từ đó đưa ra lời khuyên đúng đắn, phù hợp. Điều này đặc biệt quan trọng và cần thiết với những trường hợp mới phẫu thuật đặt stent. Vì giai đoạn đầu sau khi can thiệp là giai đoạn có thể xảy ra các biến chứng đặt stent với tỷ lệ cao nhất.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu chi tiết về phẫu thuật về trong ngày

Khi nào cần ngừng điều trị kháng tiểu cầu kép sau khi đặt stent phủ thuốc?
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ khoa tim mạch trước khi ngừng điều trị kháng tiểu cầu kép

Xác định khoảng thời gian điều trị

Thời gian cần thiết cho việc điều trị với thuốc kháng tiểu cầu kép sẽ phụ thuộc vào vị trí mà bệnh nhân đặt stent và vấn đề ở tim mà người đó mắc phải. Đối với trường hợp mắc phải hội chứng mạch vành cấp tính và thiếu máu cục bộ mạn tính, thời gian điều trị sẽ khác nhau. Hướng dẫn điều trị chung theo Đại học Tim mạch Hoa Kỳ/Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ vào năm 2016 khuyến cáo rằng, sau ba tháng đối với trường hợp bệnh nhân bị bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính, sau 6 tháng đối với trường hợp mắc phải hội chứng mạch vành cấp tính được xem là mốc thời gian an toàn để thực hiện việc ngừng điều trị thuốc kháng tiểu cầu kép.

Lựa chọn thuốc điều trị kháng tiểu cầu kép

Trong các thuốc được chọn để điều trị kháng tiểu cầu kép, thường clopidogrel sẽ được ưu tiên đối với trường hợp mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính phải đặt stent phủ thuốc thế hệ thứ hai với nguy cơ chảy máu cao. Clopidogrel thường được lựa chọn bởi tính an toàn và hiệu quả của nó.

Đánh giá tỷ lệ lợi ích và rủi ro dựa trên điểm DAPT

Sau khi bạn đã được đặt stent mạch vành, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá thang điểm nguy cơ chảy máu với PRECISE DAPT để đưa ra quyết định về thời gian sử dụng thuốc kháng tiểu cầu kép trong mức tiêu chuẩn hay rút ngắn thời gian.

Sau khi bệnh nhân đã sử dụng thuốc kháng tiểu cầu kép ở mức tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá lại về nguy cơ chảy máu ở cơ tim với thang điểm DAPT. Nếu thang điểm này cao, bệnh nhân sẽ được điều trị với thuốc kháng tiểu cầu kép dài hạn.

Khi nào cần ngừng điều trị kháng tiểu cầu kép sau khi đặt stent phủ thuốc?

>>>>>Xem thêm: Đậu mùa khỉ có lây qua đường tình dục không? Cách phòng tránh

Bác sĩ sẽ cân nhắc lợi ích và rủi ro trước khi quyết định về thời gian dùng kháng tiểu cầu kép

Việc đưa ra quyết định ngừng điều trị kháng tiểu cầu kép sau khi đặt stent phủ thuốc là một quyết định quan trọng. Quá trình này diễn ra phức tạp, đòi hỏi cần có sự đánh giá cẩn trọng từ bác sĩ điều trị. Trước khi quyết định phải cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro cho bệnh nhân. Bác sĩ tim mạch đóng vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo quyết định được đề ra cuối cùng là an toàn là phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *