Khi nào cần dạy trẻ cách đồng cảm? Cách thực hiện ra sao?

Khi nào cần dạy trẻ cách đồng cảm? Cách thực hiện ra sao?

Dạy trẻ cách đồng cảm liệu có quan trọng hay không? Ở độ tuổi nào cần thực hiện dạy trẻ kỹ năng này? Mời bạn cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết này.

Bạn đang đọc: Khi nào cần dạy trẻ cách đồng cảm? Cách thực hiện ra sao?

Đồng cảm là khi một người biết đặt vị trí của mình vào người khác và cảm nhận với những gì họ đang trải qua. Đây là cảm xúc phức tạp và cần được đào tạo từ nhỏ. Việc dạy trẻ cách đồng cảm ngay từ giai đoạn khoảng 18 tháng rất quan trọng, giúp trẻ hình thành sự dễ thông cảm với người khác sau này.

Biểu hiện của trẻ biết đồng cảm

Đồng cảm là khả năng tưởng tượng cảm giác của một người khác trong một tình huống để có cách cư xử, phản ứng có chừng mực. Đây là kỹ năng phức tạp, cần nhiều thời gian để rèn luyện. Một đứa trẻ biết đồng cảm sẽ có biểu hiện:

  • Trẻ hiểu rằng bé là một cá thể riêng biệt, là con người của chính mình.
  • Trẻ nhận thức được người khác có thể có những suy nghĩ, cảm xúc khác với bản thân.
  • Trẻ ghi nhận những cảm giác chung mà hầu hết mọi người đều có như: Hạnh phúc, tức giận, ngạc nhiên, buồn bã, thất vọng,…
  • Trẻ có thể nhìn vào một tình huống cụ thể để tưởng tượng trẻ có thể cảm nhận được tâm trạng của người đó tại thời điểm đó.
  • Trẻ có thể tưởng tượng phản ứng nào phù hợp hoặc biết an ủi trong tình huống đó.

Khi nào cần dạy trẻ cách đồng cảm? Cách thực hiện ra sao?

Trẻ biết đồng cảm dễ dàng cảm thông với những người xung quanh

Khi nào có thể dạy trẻ cách đồng cảm?

Bản thân mỗi người ít nhiều đều có sẵn sự đồng cảm. Nghiên cứu chỉ ra rằng, một số trẻ có thể bắt đầu hiểu nhiều hơn về cảm xúc và suy nghĩ của người khác ở giai đoạn 18 – 24 tháng tuổi. Sau độ tuổi này, bạn có thể từng bước dạy trẻ nhận thức rõ hơn về cảm xúc của người khác trong cuộc sống hằng ngày.

Tuy nhiên, cha mẹ đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào đứa trẻ. Hành trình dạy trẻ cách đồng cảm cần kiên trì để bé có thể hiểu rằng bản thân bé có những cảm xúc riêng và thông cảm với cảm xúc của người khác cũng là điều quan trọng.

Cách dạy trẻ biết đồng cảm hiệu quả

Dưới đây là các phương pháp trau dồi sự đồng cảm ở các bé:

Thường xuyên nói về cảm xúc

Bạn nên đặt tên cho hành vi của trẻ để trẻ có thể nhận ra cảm xúc trong một tình huống nào đó. Ví dụ: “Ồ, con thật tử tế” khi trẻ tặng bạn một món đồ nào đó. Từ đó, bé sẽ học được cảm xúc từ phản ứng của bạn và hiểu rằng bé đã được đánh giá cao. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được dạy nhận biết những cảm xúc tiêu cực.

Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm gân bằng sóng xung kích có những lợi ích gì?

Khi nào cần dạy trẻ cách đồng cảm? Cách thực hiện ra sao?
Cha mẹ nên kiên trì trong việc dạy trẻ cách đồng cảm

Khen ngợi hành vi thể hiện sự đồng cảm ở trẻ

Khi bé thực hiện một hành động tử tế, hãy nói cho trẻ biết để bé hiểu mình đã làm đúng. Bạn hãy nói càng cụ thể và chi tiết càng tốt. Ví dụ: “Con cho em con gấu bông của mình rồi, con thật hào phóng, con thấy em vui chưa kìa”.

Thường xuyên lắng nghe và chia sẻ cảm xúc với bé

Mỗi khi trẻ bày tỏ, bạn hãy chăm chú lắng nghe để bé biết rằng bạn rất quan tâm đến cảm xúc của bé. Ví dụ, khi trẻ hét lên: “Hoan hô”, bạn hãy đáp lại “Hôm nay trông con vui lắm”. Tương tự, bạn hãy chia sẻ cảm xúc của bạn với trẻ: “Hôm nay mẹ thấy buồn khi con không vâng lời”.

Chỉ ra hành động thể hiện sự đồng cảm của người khác

Khi gặp một người nào đó đang cư xử tử tế, hãy nói cho trẻ biết để bé hiểu về cách hành động của mọi người có thể ảnh hưởng đến cảm xúc người khác. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho trẻ đọc sách với các câu chuyện về sự đồng cảm.

Khi nào cần dạy trẻ cách đồng cảm? Cách thực hiện ra sao?

>>>>>Xem thêm: Giải đáp y khoa: Xét nghiệm NIPT rồi có cần làm thêm Double Test không?

Đọc sách về sự đồng cảm giúp trau dồi cảm xúc của bé

Dạy các quy tắc của phép lịch sự

Cách bạn cư xử tốt là phương pháp hữu hiệu để trẻ thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối với người khác, từ đó dạy trẻ cách đồng cảm. Bạn hãy dùng những từ ngữ như “cảm ơn”, “làm ơn” để giải thích rằng bạn sẽ giúp đỡ bé nhiều hơn khi bé lịch sự với bạn.

Không kiểm soát trẻ bằng sự tức giận

Khi trẻ làm sai, có thể bạn sẽ rất dễ bực tức nhưng hãy cố gắng kiềm chế để không sử dụng cơn nóng giận làm một công cụ quản lý hành vi của trẻ. Hãy dạy trẻ bằng cách hướng dẫn và làm gương.

Giao cho trẻ những công việc nhỏ

Những đứa trẻ học được tính trách nhiệm cũng sẽ học được lòng cảm thông và vị tha. Trẻ ở độ tuổi lên 2 thường thích được giao các nhiệm vụ nhỏ như cất giày dép, vứt rác. Đây là các hành động dạy sự đồng cảm tốt, cha mẹ nên nhớ dành nhiều lời khen cho trẻ khi bé hoàn thành công việc.

Nêu gương tốt cho trẻ về sự đồng cảm

Ở bất kỳ nơi đâu, nếu bạn nhìn thấy một người làm hành động tử tế, hãy giải thích cho trẻ. Ví dụ, hãy để bé giúp bạn gói áo quần tặng cho từ thiện. Lúc này, bạn hãy giải thích đơn giản rằng có người không có đủ quần áo nên họ cần sự giúp đỡ của những người khác.

Dạy trẻ cách đồng cảm cần sự kiên trì của cha mẹ và những người xung quanh. Dù vậy, nếu trẻ chưa tỏ ra đồng cảm, bạn cũng đừng lo lắng. Bộ não của bé vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và chưa đủ nhận thức mọi tác động mà lời nói và hành động của bản thân mang lại cho người khác. Nếu bạn chưa an tâm, hãy trò chuyện với bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Xem thêm:

  • Bí quyết cải thiện kỹ năng thuyết trình trước đám đông bạn nên biết
  • Kỹ năng xã hội là gì? Những kỹ năng xã hội quan trọng cần trau dồi ngay!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *