Kháng sinh nhóm Beta Lactam và những thông tin cần biết

Kháng sinh nhóm Beta Lactam và những thông tin cần biết

Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong ngành y học, dùng rất nhiều trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Một trong những nhóm phố biến và được sử dụng nhiều nhất là kháng sinh nhóm Beta Lactam.

Bạn đang đọc: Kháng sinh nhóm Beta Lactam và những thông tin cần biết

Kháng sinh nhóm Beta Lactam gần như là loại kháng sinh có mặt lâu đời nhất hiện nay, vậy vì sao kháng sinh nhóm này có khả năng điều trị bệnh, cơ chế hoạt động như thế nào? Có mấy nhóm thuốc và cần lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây.

Cơ chế hoạt động kháng sinh nhóm Beta Lactam

Kháng sinh nhóm Beta Lactam bao gồm các loại như penicillins, cephalosporins, monobactams và carbapenems. Chúng được đặt tên theo cấu trúc vòng Beta Lactam, một vòng bao gồm 3 carbon và 1 nitơ. Cấu trúc này là quan trọng vì nó chứa nhóm Beta Lactam, một nhóm chức năng đặc biệt có khả năng tương tác với PBPs.

Kháng sinh nhóm Beta Lactam và những thông tin cần biết

Kháng sinh nhóm Beta Lactam có cơ chế hoạt động làm ly giải tế bào vi khuẩn

PBPs là các enzyme chịu trách nhiệm cho quá trình tổng hợp và củng cố vách tế bào vi khuẩn bằng cách tham gia vào quá trình polymerization của peptidoglycan, một thành phần quan trọng của tường tế bào vi khuẩn. Kháng sinh Beta Lactam hoạt động bằng cách gắn kết với PBPs, ngăn chặn quá trình polymerization và làm yếu tế bào vi khuẩn, dẫn đến sự ly giải tế bào.

Khả năng tương tác của các kháng sinh Beta Lactam với PBPs có thể khác nhau tùy thuộc vào loại kháng sinh và loại PBPs. Điều này làm cho chúng có phổ tác dụng khác nhau và có thể được sử dụng để điều trị nhiều loại nhiễm trùng. Tuy nhiên, sự kháng cự của một số vi khuẩn đã phát triển do sự xuất hiện của enzym Beta Lactamase, có khả năng phá hủy kháng sinh Beta Lactam, là một thách thức lớn trong việc điều trị nhiễm trùng.

Phân loại kháng sinh nhóm Beta Lactam

Các loại kháng sinh nhóm Beta Lactam được phân chia thành các phân nhóm lớn dựa trên cấu trúc vòng mà chúng chứa, và cụ thể như sau:

  • Nhóm Penicillins: Nhóm này bao gồm các kháng sinh có cấu trúc chứa một nhân axit 6-aminopenicillanic (lactam kết hợp với thiazolidine) và chuỗi vòng khác. Bao gồm các dạng penicillin tự nhiên, các chất kháng Beta Lactamase, aminopenicillin, carboxypenicillin và ureidopenicillin.
  • Nhóm Cephalosporins: Các kháng sinh trong nhóm này có cấu trúc chứa nhân axit 7-aminocephalosporanic và chuỗi bên chứa vòng 3,6-dihydro-2 H-1,3-thiazine. Được chia thành 4 thế hệ dựa trên phổ kháng khuẩn và sự tiến triển trong cấu trúc và hoạt tính.
  • Nhóm Carbapenems: Đây là phân nhóm có phổ kháng khuẩn rộng, nhằm chống lại tác động của các vi khuẩn sản xuất enzym Beta Lactamase, đặc biệt là chống lại các Beta Lactam thông thường. Tuy nhiên, sự xuất hiện của enzyme carbapenemase ở vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn gram âm, gây ra nguy cơ kháng carbapenem ngày càng đáng lo ngại.
  • Nhóm Monobactams: Có cấu trúc vòng Beta Lactam đơn, không kết hợp với các cấu trúc vòng khác.
  • Chất ức chế Beta Lactamase: Chúng có cấu trúc Beta Lactam, nhưng không được sử dụng như các chất kháng khuẩn. Thay vào đó, chúng đóng vai trò là chất ức chế đối với enzym Beta Lactamase do vi khuẩn tiết ra. Axit clavulanic, sulbactam và tazobactam là những chất ức chế Beta Lactamase phổ biến được sử dụng để tăng cường khả năng hoạt động của các kháng sinh Beta Lactam.

Kháng sinh nhóm Beta Lactam và những thông tin cần biết

Phân loại kháng sinh nhóm Beta Lactam dựa vào cấu trúc vòng chứa

Tác dụng phụ của kháng sinh nhóm Beta Lactam

Tất cả các loại kháng sinh, bao gồm cả nhóm Beta Lactam, đều có khả năng gây ra các tác dụng phụ. Dưới đây là một số tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng kháng sinh nhóm Beta Lactam:

  • Dị ứng: Bao gồm các biểu hiện như nổi mề đay, phát ban đỏ, mẩn ngứa, và phù Quincke. Dị ứng là tác dụng phụ phổ biến, đặc biệt là ở những người có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm Beta Lactam.
  • Sốc phản vệ: Sốc phản vệ là tác dụng phụ nghiêm trọng nhất, có thể dẫn đến tử vong ở người sử dụng thuốc. Đây là một phản ứng dị ứng nhanh chóng và nghiêm trọng, yêu cầu sự can thiệp y tế ngay lập tức.
  • Tác dụng phụ lên hệ thần kinh: Bao gồm các biểu hiện như kích thích, khó ngủ, bệnh não cấp, rối loạn tâm thần, co giật, hôn mê, và nói sảng. Tác dụng phụ này thường xuất hiện ở liều lượng cao hoặc ở người bệnh suy thận do sự ứ trệ thuốc dẫn đến ngộ độc.
  • Chảy máu: Có thể gây ra chảy máu do tác dụng chống kết tập tiểu cầu của cephalosporin.
  • Rối loạn tiêu hoá: Gây ra tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá do loạn khuẩn ruột khi sử dụng kháng sinh loại phổ rộng, làm thay đổi cân bằng vi khuẩn tự nhiên trong ruột.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu và cách điều trị rối loạn nội tiết tố

Kháng sinh nhóm Beta Lactam và những thông tin cần biết
Dị ứng trên da là một tác dụng phụ phổ biến của kháng sinh nhóm Beta Lactam

Cơ chế kháng kháng sinh Beta Lactam

Hiểu rõ về cơ chế kháng thuốc của kháng sinh nhóm Beta Lactam là quan trọng để giải quyết vấn đề ngày càng gia tăng của kháng Beta Lactam. Một số cơ chế kháng thuốc thường gặp như:

  • Beta Lactamase bất hoạt kháng sinh: Enzym này được sản xuất bởi vi khuẩn và có khả năng phá hủy cấu trúc Beta Lactam của kháng sinh, làm cho chúng trở nên không hoạt động, mức độ sản xuất Beta Lactamase có thể thay đổi giữa các loại vi khuẩn.
  • Giảm khả năng đưa thuốc đến đích tác dụng: Một số vi khuẩn như Pseudomonas aeruginosa có khả năng giảm sự thâm nhập của kháng sinh vào bên trong tế bào bằng cách thay đổi các cơ chế vận chuyển hoặc cấu trúc của màng tế bào. Điều này dẫn đến việc giảm hiệu suất của kháng sinh khi nó không thể đạt được nồng độ đủ lớn tại nơi mục tiêu.
  • Thay đổi vị trí gắn protein trên thành tế bào: Cơ chế này liên quan đến việc thay đổi cấu trúc của protein gắn với kháng sinh trên bề mặt tế bào, làm cho khả năng kết hợp giữa kháng sinh và protein trở nên yếu đuối. Điều này thường được thấy trong trường hợp của phế cầu khuẩn.
  • Bơm xả (efflux pump): Một số vi khuẩn có khả năng sản xuất protein tải có tác dụng bơm ngược, tăng cường khả năng bơm kháng sinh ra khỏi tế bào nhiều hơn so với việc bơm vào. Điều này làm giảm nồng độ kháng sinh trong tế bào, làm mất đi hiệu suất của kháng sinh.

Kháng sinh nhóm Beta Lactam và những thông tin cần biết

>>>>>Xem thêm: Khám tai biến ở bệnh viện nào tốt nhất tại Hà Nội Và Hồ Chí Minh?

Vấn đề đề kháng kháng sinh làm giảm tác dụng của thuốc đang rất được quan tâm hiện nay

Vấn đề kháng kháng sinh luôn là điều mà ngành y tế luôn quan tâm, vì vậy khi được kê đơn thuốc kháng sinh nhóm Beta Lactam cần lưu ý uống đủ ngày và đúng với bác sĩ yêu cầu. Thêm vào đó, kháng sinh cần được kê đúng với bệnh và không nên lạm dụng khi không cần thiết. Nếu trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh nhóm Beta Lactam gặp bất kỳ tác dụng phụ nào cần thăm khám bác sĩ để được điều trị sớm nhất.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *