Khám tiêu hóa diễn ra như thế nào? Khi nào cần khám tiêu hóa?

Khám tiêu hóa diễn ra như thế nào? Khi nào cần khám tiêu hóa?

Khám tiêu hóa không chỉ giúp phát hiện sớm những bất thường về đường tiêu hóa mà còn giúp xác định rõ nguyên nhân của nhiều triệu chứng thường xuyên gặp, như đau bụng, buồn nôn, hay thay đổi thói quen đại tiện. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về quá trình khám tiêu hóa diễn ra như thế nào và khi nào bạn nên suy nghĩ đến việc đi khám tiêu hóa.

Bạn đang đọc: Khám tiêu hóa diễn ra như thế nào? Khi nào cần khám tiêu hóa?

Hệ tiêu có chức năng, nhiệm vụ chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Khi có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến đường tiêu hóa, việc khám tiêu hóa kịp giúp bệnh nhân sớm được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Khám tiêu hóa là gì?

Hệ tiêu hóa là một trong những hệ cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, chịu trách nhiệm về việc chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cần thiết để nuôi sống. Đây là quá trình phức tạp và liên quan đến nhiều cơ quan và bộ phận khác nhau. Hệ tiêu hóa gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, gan, túi mật, tuyến tụy, ruột già (bao gồm đại tràng và trực tràng), và hậu môn.

Khám tiêu hóa là một quá trình kiểm tra và đánh giá hình thái cũng như chức năng của các cơ quan trong hệ tiêu hóa nhằm phát hiện sớm các rối loạn hoặc bất thường. Nó giúp xác định nếu có sự xuất hiện của những bệnh lý thông thường như viêm loét dạ dày hoặc tá tràng, trào ngược dạ dày và thực quản, viêm đại tràng, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm gan, xơ gan, sỏi mật, viêm ruột thừa, hay trĩ. Việc phát hiện các vấn đề này kịp thời có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

kham-tieu-hoa-dien-ra-nhu-the-nao-khi-nao-can-kham-tieu-hoa.webp

Khám tiêu hóa nhằm kiểm tra và sớm phát hiện bệnh lý thuộc hệ tiêu hóa

Khi nào cần khám tiêu hóa?

Khi bạn gặp một hoặc nhiều trong những triệu chứng sau đây, bạn cần thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để phát hiện kịp thời các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa:

Triệu chứng đau bụng kéo dài

Cơn đau bụng xuất hiện bao gồm đau ở vùng thượng vị, quanh rốn, bụng dưới hoặc đau khắp ổ bụng, có thể là mức độ từ âm ỉ đến dữ dội, diễn ra dồn dập, liên tục hoặc ngắt quãng, kéo dài trong nhiều ngày. Vị trí của đau thường phản ánh nguyên nhân gây bệnh, ví dụ, đau ở vùng thượng vị có thể liên quan đến bệnh đau dạ dày, trong khi đau bụng kèm sốt và buồn nôn có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa hoặc các vấn đề về đại tràng, gan và túi mật.

Chướng bụng và đầy hơi

Khi bạn chướng bụng và cảm giác đầy hơi cần đi khám tiêu hóa, vì đây có thể là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nếu tình trạng này kéo dài, dịch axit dạ dày có thể gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột và ảnh hưởng đến hiệu suất tiêu hóa. Chướng bụng và đầy hơi cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về bệnh ung thư dạ dày.

Bất thường về thói quen đại tiện

Thay đổi thói quen đại tiện mà không rõ nguyên nhân là lý do quan trọng để khám tiêu hóa. Thói quen tăng hoặc giảm số lần đi ngoài, táo bón, tiêu chảy kéo dài, phân nửa táo nửa lỏng, phân đen hoặc phân có dấu hiệu dính máu. Tất cả đều có thể là dấu hiệu cảnh báo về các vấn đề liên quan đến ung thư tiêu hóa.

Buồn nôn và nôn ói thường xuyên

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy buồn nôn sau khi vận động mạnh hoặc ăn quá no, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa, bao gồm viêm ruột thừa, ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn hoặc tắc nghẽn ruột.

Tìm hiểu thêm: Các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết

kham-tieu-hoa-dien-ra-nhu-the-nao-khi-nao-can-kham-tieu-hoa-1.webp
Nếu thường xuyên chướng bụng đầy hơi và nôn ói thường xuyên, bạn nên chủ động khám tiêu hóa

Chán ăn và khó tiêu

Cảm giác nặng bụng, chán ăn, mất khẩu vị là một triệu chứng có thể đòi hỏi khám tiêu hóa. Tình trạng này thường liên quan đến rối loạn hoạt động chức năng gan hoặc sự rối loạn vi khuẩn đường ruột, viêm loét dạ dày – tá tràng và thậm chí là ung thư dạ dày.

Sút cân không rõ nguyên nhân

Sút cân không rõ nguyên nhân là một triệu chứng phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh lý về đường tiêu hóa. Đây là do các vấn đề tác động đến quá trình chuyển hóa và hấp thụ thức ăn, dẫn đến việc mất cân nhanh chóng mà không xác định rõ nguyên nhân. Lúc này, việc khám tiêu hóa giúp đưa ra chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Khám tiêu hóa diễn ra như thế nào?

Thăm khám lâm sàng

Quá trình thăm khám tiêu hóa bắt đầu với việc gặp bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa. Bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện kiểm tra đánh giá lâm sàng để hiểu rõ tình trạng tổng quát và sức khỏe của hệ tiêu hóa. Quá trình này bao gồm:

  • Đo huyết áp và cân nặng của bệnh nhân.
  • Quan sát màu da, màu mắt và tình trạng của các cơ quan ngoại vi.
  • Kiểm tra bên ngoài vùng ổ bụng để xác định vị trí của đau, nghe tiếng ồn lạ,…

Ngoài ra, bác sĩ sẽ thu thập thông tin về tiền sử bệnh của bệnh nhân, bao gồm thời gian xuất hiện các triệu chứng bất thường, các triệu chứng cụ thể mà bệnh nhân đang trải qua, thói quen đại tiện, thực phẩm và thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng. Những thông tin này sẽ là cơ sở cho việc bác sĩ đưa ra quyết định về việc thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cần thiết cũng như lập kế hoạch điều trị.

Các xét nghiệm cận lâm sàng

Dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn thực hiện một loạt các xét nghiệm cận lâm sàng sau đây, theo chỉ định của bác sĩ:

  • Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, bao gồm nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, siêu âm, chụp X – quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ MRI,…
  • Xét nghiệm máu để đánh giá chức năng gan và mật, đánh giá tình trạng chuyển hóa đường và mỡ máu, đo các chỉ số men gan, kiểm tra kháng nguyên virus viêm gan B và C. Các xét nghiệm này bao gồm đo hoạt độ AST, ALT; định lượng Glucose, HbA1c, Cholesterol toàn phần; Bilirubin toàn phần và trực tiếp; Creatinin; HBsAg, HCV Ab;…
  • Xét nghiệm phân để kiểm tra sự có mặt của máu và vi khuẩn.
  • Sinh thiết và xét nghiệm mô bệnh học để chẩn đoán viêm nhiễm vi khuẩn HP dạ dày và xác định viêm gan và xơ gan.
  • Tổng phân tích các thông số nước tiểu để sàng lọc các bệnh lý liên quan đến gan.
  • Các xét nghiệm chẩn đoán sức khỏe tiêu hóa khác theo chỉ định của bác sĩ.

kham-tieu-hoa-dien-ra-nhu-the-nao-khi-nao-can-kham-tieu-hoa-2.webp

>>>>>Xem thêm: Osla có dùng được cho bà bầu không? Những điều cần biết

Siêu âm chẩn đoán hình ảnh hệ tiêu hóa

Các xét nghiệm này có vai trò quan trọng trong việc xác định bất thường và đánh giá chức năng của hệ tiêu hóa của bệnh nhân. Kết quả xét nghiệm ảnh hưởng đến quá trình đưa ra quyết định chẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan đến tiêu hóa.

Xem thêm:

  • Thắc mắc: Khám sức khỏe tổng quát gồm những gì?
  • Khi nào cần khám phụ khoa bằng mỏ vịt?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:bệnh tiêu hóarối loạn tiêu hóa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *