Khám thể lực là khám những gì? Bạn đã biết chưa?

Khám thể lực là khám những gì? Bạn đã biết chưa?

Ngày nay, các bác sĩ khuyên người bệnh nên khám thể lực định kỳ 6 tháng/lần. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khám thể lực là khám những gì.

Bạn đang đọc: Khám thể lực là khám những gì? Bạn đã biết chưa?

Khám thể lực giúp các bác sĩ đánh giá được chính xác tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Từ đó, đề ra phương án điều trị giúp nâng cao thể chất một cách toàn diện. Thậm chí, phương pháp này còn giúp bệnh nhân phát hiện sớm các triệu chứng ban đầu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy khám thể lực là khám những gì? Khi nào nên khám thể lực? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Nhà thuốc Long Châu giải đáp qua bài viết dưới đây!

Khám thể lực là khám những gì?

Khám thể lực là một phần của khám sức khỏe tổng quát. Phương pháp này thường được sử dụng để đánh giá tình trạng sức khỏe. Từ đó, phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý từ giai đoạn đầu. Như vậy, hạn chế được tối đa các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh. Vậy khám thể lực là khám những gì? Khám thể lực thường bao gồm một số chỉ số cơ bản như: Đo chiều cao, cân nặng, đo nhịp tim, huyết áp, số đo vòng bụng và chỉ số BMI.

Trong đó, chỉ số quan trọng nhất là BMI. Nó được sử dụng để đánh giá người bệnh đang bị suy dinh dưỡng hay béo phì. Công thức đo BMI là: BMI = tổng trọng lượng cơ thể/(chiều cao x chiều cao). Thông thường, chỉ số BMI đạt chuẩn sẽ nằm trong khoảng 19 – 23. Bên cạnh đó, chỉ số BMI đạt chuẩn cũng thể hiện rằng cơ thể của bạn đang rất khỏe mạnh và có ít nguy cơ bị mắc bệnh.

Ngoài ra, trong quá trình thăm khám thể lực, các bác sĩ cũng có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một số nội dung khác là:

  • Khám tổng quát lâm sàng để kiểm tra sức khỏe hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu,…
  • Thực hiện các xét nghiệm lâm sàng như: Xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu.
  • Siêu âm ổ bụng và chụp X-quang để tiến hành chẩn đoán thông qua hình ảnh.
  • Thăm dò chức năng bằng cách đo mật độ loãng xương, điện não đồ hoặc điện tâm đồ.

Khám thể lực là khám những gì? Bạn đã biết chưa? 1

“Khám thể lực là khám những gì?” là thắc mắc của nhiều người bệnh

Khi nào nên thăm khám thể lực?

Tốt nhất, khám thể lực nên được duy trì định kỳ 6 tháng/lần. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, vẫn có một số giai đoạn quan trọng mà bạn cần chủ động thăm khám thể lực để kiểm soát các vấn đề về sức khỏe. Đó là:

  • Từ 0 – 16 tuổi: Đây là giai đoạn trẻ phát triển nhanh nhất nên cần được khám thể lực từ 1 – 2 lần để theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển tâm sinh lý, cân nặng, chiều cao và tiêm phòng đầy đủ.
  • Từ 18 – 25 tuổi: Các bệnh lý trong độ tuổi này thường xuất phát từ thói quen ăn uống kém lành mạnh. Vì vậy, thăm khám thể lực cũng chính là cách để kiểm tra kết quả của chế độ dinh dưỡng mà bản thân mỗi người tự đặt ra.
  • Từ 25 – 40 tuổi: Bước vào độ tuổi này, tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính bắt đầu có xu hướng tăng lên. Lúc này, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân kiểm tra chức năng gan và thận thông qua các chỉ số liên quan đến mỡ máu, men gan, tiểu đường,… Bằng cách này, bệnh nhân có thể phòng tránh hiệu quả các bệnh lý về tim mạch, đặc biệt là ung thư và xơ vữa động mạch.
  • Từ 40 – 60 tuổi: Thăm khám thể lực sẽ tập trung vào kiểm tra mật độ xương. Đồng thời, tầm soát các bệnh lý lây nhiễm hoặc di truyền.

Khám thể lực là khám những gì? Bạn đã biết chưa? 2

Khám thể lực giúp tầm soát nguy cơ mắc bệnh ung thư

Cần lưu ý gì khi thăm khám thể lực?

Khi đã biết được: “Khám thể lực là khám những gì?”, bạn cũng cần nắm được những lưu ý quan trọng trước khi thăm khám để kết quả được chính xác nhất nhé!

  • Nhịn ăn ít nhất 6 – 8 tiếng đồng hồ trước khi khám bệnh và không dùng đồ uống có chất kích thích, chứa cồn hoặc chứa ga, đặc biệt là khi cần xét nghiệm máu và nước tiểu.
  • Nên thăm khám vào buổi sáng sớm để tránh bị đói, kiệt sức hoặc tụt huyết áp do nhịn ăn quá lâu.
  • Tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn riêng của bác sĩ nếu được yêu cầu nội soi dạ dày.
  • Uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi siêu âm ổ bụng để hình ảnh hiện lên sắc nét hơn. Nhờ đó, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát hình ảnh buồng trứng, tử cung của nữ giới và tuyến tiền liệt ở nam giới.
  • Không khám phụ khoa đối với nữ giới đang trong kỳ kinh nguyệt.
  • Phụ nữ đang mang thai cần thông báo trước với bác sĩ để bỏ qua bước chụp X-quang, nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe thai nhi.

Tìm hiểu thêm: Viêm lưỡi bản đồ có nguy hiểm không?

Khám thể lực là khám những gì - Bạn đã biết chưa? 4
Bạn nên duy trì thói quen khám thể lực định kỳ ít nhất 6 tháng/lần

Quy định mới nhất về khám sức khỏe tổng quát

Mặc dù người bình thường được khuyến cáo nên khám sức khỏe tổng quát 6 tháng/lần, vẫn có một số đối tượng được chỉ định thăm khám thường xuyên để tầm soát nguy cơ mắc bệnh. Theo Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015, người lao động tại các cơ quan, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất cần được khám sức khỏe ít nhất 1 lần/năm. Ngoài ra, một số nhóm đối tượng đặc biệt cần được quan tâm nhiều hơn về vấn đề sức khỏe, đó là:

  • Người làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, lao động nặng nhọc cần khám sức khỏe tổng quát ít nhất 6 tháng/lần.
  • Lao động là người khuyết tật, người cao tuổi, người chưa thành niên cũng cần khám sức khỏe 1 lần trong vòng 6 tháng.
  • Lao động nữ được ưu tiên thăm khám phụ khoa tổng quát.
  • Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp cũng được khám để phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Các chi phí này sẽ do cơ quan, doanh nghiệp và người sử dụng lao động chi trả toàn bộ.

Khám thể lực là khám những gì - Bạn đã biết chưa? 5

>>>>>Xem thêm: Lưu ý trước khi tiến hành rửa bàng quang

Khám sức khỏe tổng quát mang lại rất nhiều lợi ích đối với người lao động

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã giải đáp được thắc mắc: “Khám thể lực là khám những gì?”. Hãy chủ động khám bệnh để phát hiện bệnh kịp thời. Từ đó, rút ngắn được thời gian điều trị và các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe nhé!

Xem thêm: 5 địa chỉ khám Tai Mũi Họng uy tín, chất lượng tại Hà Nội

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Khám sức khỏeTìm bệnh việnSức khỏe tổng quátChẩn đoán bệnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *