Kén khí phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Kén khí phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Kén khí phổi là bệnh lý hiếm gặp chỉ những khoang có thành mỏng trong phổi chứa đầy không khí. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh kén khí phổi qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Kén khí phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Mỗi khi hít thở, không khí đi vào đường hô hấp đến phổi để trao đổi khí giàu O2 vào máu và thải ra khí CO2. Hoạt động này xảy ra với bạn vô số lần, mọi lúc, mọi nơi, trừ khi hệ hô hấp của bạn có vấn đề. Những bệnh lý đường hô hấp là những nguyên nhân làm suy giảm chức năng của phổi. Trong đó, kén khí phổi là một bệnh lý xảy ra ở phổi có thể không có triệu chứng hoặc gây cản trở hoạt động hô hấp. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ một số thông tin cơ bản về căn bệnh này.

Kén khí phổi là gì?

Kén khí phổi hay u nang khí phổi là một nhóm bệnh không đồng nhất có đặc điểm hình ảnh giống nhau, bao gồm nhiều tổn thương nang dưới dạng những túi khí nhỏ có ranh giới rõ ràng với mô phổi xung quanh. Những túi khí này không có nhu mô phổi nên không có chức năng hô hấp.

Cơ chế bệnh sinh thực sự của kén khí phổi vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Dựa vào một số nguyên nhân được đề xuất, kén khí phổi có thể phân thành hai loại, bao gồm:

  • Kén khí phổi bẩm sinh (vô căn): Là một dị tật do sự phát triển bất thường của mô phổi phôi thai rất hiếm gặp, có liên quan đến di truyền và phổ biến hơn ở trẻ em. Nó có thể là một hoặc nhiều nang, thông thường thành nang mỏng, khi nối với phế quản có thể tạo thành nang dịch – khí hoặc u nang chứa không khí, vỡ nang có thể tạo thành tràn khí màng phổi.
  • Kén khí phổi mắc phải (thứ phát): Là bệnh thứ phát sau các bệnh lý mạn tính tiềm ẩn như nhiễm trùng phổi do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, áp xe phổi do chấn thương, khí phế thũng, tăng sinh tế bào lympho, tân sinh, hút thuốc,… và phổ biến hơn ở người lớn và người cao tuổi. Do đó, việc điều trị và kiểm soát tích cực các bệnh lý nền này là chìa khóa để ngăn ngừa kén khí phổi mắc phải.

Kén khí phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Hình ảnh kén khí phổi khi chụp CT

Triệu chứng của kén khí phổi

Bệnh nhân mắc kén khí phổi không gắn trên phế quản có thể không có triệu chứng và và chỉ được phát hiện khi khám X-quang ngực tình cờ vì những bệnh lý khác; họ cũng có thể xuất hiện các triệu chứng hô hấp, trong đó biểu hiện lâm sàng điển hình là nhiễm trùng đường hô hấp và phổi tái phát nhiều lần.

Triệu chứng ban đầu của đường hô hấp là ho và/hoặc khó thở (bị hụt hơi khi thở, luôn cảm thấy không đủ hơi khi nói), chủ yếu là ho khan có đờm dính khó khạc ra, về sau xuất hiện ho kịch phát và lượng đờm tăng lên. Đây là những triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp khác. Ngoài ra, bạn có thể có các triệu chứng thiếu oxy như tức ngực, nghẹt thở và khó thở và những triệu chứng này có thể kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng.

Tìm hiểu thêm: Vi khuẩn HP chết ở nhiệt độ bao nhiêu? Phương pháp điều trị vi khuẩn HP

Kén khí phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Ho và khó thở là triệu chứng ban đầu của kén khí phổi

Biến chứng của kén khí phổi

Khi bạn hít vào, không khí đi vào làm kén khí phổi nở ra, khi thở ra, khí trong kén không thể thoát ra ngoài được, khiến nó ngày càng to ra, chèn ép các mô phổi bình thường khác. Trong một số trường hợp, nó sẽ gây ra sự dịch chuyển phế quản và thậm chí chèn ép các mạch máu lớn của tim có thể gây ra các triệu chứng như khó thở, hen suyễn, đánh trống ngực, tím tái,… Trong trường hợp nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến suy hô hấp, sốc tim.

Điều trị kén khí phổi như thế nào?

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà quyết định có nên phẫu thuật hay không. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu cho kén khí phổi bẩm sinh, hiệu quả của phẫu thuật cắt thùy phổi rõ ràng đối với những bệnh nhân có triệu chứng, tuy nhiên hiện nay còn nhiều tranh cãi về việc có nên thực hiện phẫu thuật tận gốc hay không, có nên thực hiện phẫu thuật sớm hay không và nên chọn phẫu thuật nội soi lồng ngực hay phẫu thuật mở cho bệnh nhân. Vì những lý do đó, tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà quyết định có nên phẫu thuật hay không.

Nếu bệnh nhân kén khí phổi không có triệu chứng có thể không cần điều trị, bệnh nhân có triệu chứng nhẹ có thể điều trị triệu chứng bằng thuốc tại nhà. Và những bệnh nhân có triệu chứng nặng, có chỉ định phẫu thuật, nhiễm trùng thứ phát tái phát, tràn khí màng phổi tự phát cần phải nhập viện để điều trị bằng phẫu thuật. Hiện nay, hầu hết các u nang khí phổi có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực xâm lấn tối thiểu. Kỹ thuật này đã tương đối hoàn thiện và rủi ro tương đối nhỏ. Nguy cơ chính mà bệnh nhân và gia đình cần lưu ý là nhiễm trùng phổi sau phẫu thuật. Đối với kén khí phổi mắc phải thì ngoài việc phẫu thuật cắt bỏ thì bệnh nhân nên điều trị và kiểm soát các bệnh lý nền gián tiếp gây ra kén khí phổi.

Biến chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc kén khí phổi là tràn khí màng phổi tự phát và nhiễm trùng thứ phát. Vì vậy, để ngăn ngừa các biến chứng trên, hãy chú ý nghỉ ngơi trong sinh hoạt hàng ngày và tránh các hoạt động đòi hỏi phải gắng sức như lao động nặng nhọc, nâng vật nặng, nâng tạ, bơi lội. Bạn có thể tập một số bài tập aerobic cường độ thấp (chẳng hạn như chạy bộ); nếu có thói quen hút thuốc thì nên bỏ thuốc lá, cũng nên chú ý tránh cảm lạnh và ho nặng; nếu mắc các bệnh cơ bản như viêm phế quản mãn tính, khí phế thũng,… người bệnh cần tích cực điều trị, kiểm soát các bệnh lý tiềm ẩn liên quan.

Kén khí phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

>>>>>Xem thêm: Antot IQ uống trước hay sau ăn? Cách sử dụng Antot IQ đúng cách

Phẫu thuật nội soi lồng ngực được áp dụng cho kén khí phổi nặng hoặc có bệnh lý nền hô hấp

Kén khí phổi là kết quả của một loạt các cơ chế gây bệnh và bệnh lý dẫn đến các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Tới nay, phương pháp phẫu thuật lồng ngực nội soi là biện pháp cơ bản nhất. Vì phương pháp phẫu thuật không thể đảm bảo chắc chắn loại bỏ hết các túi khí một lần và vẫn có khả năng tái phát. Cho nên, bệnh nhân mắc bệnh cần phải được tái khám thường xuyên, ít nhất 3 – 6 tháng một lần.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *