Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vị trí, tác dụng cũng như cách xác định huyệt Nhị Gian chính xác. Hãy cùng khám phá ngay nhé!
Bạn đang đọc: Huyệt Nhị Gian: Vị trí, cách xác định và tác dụng đối với sức khỏe
Huyệt Nhị Gian là một trong những huyệt đạo quan trọng trên cơ thể. Trong Đông y, khi bấm huyệt này sẽ giúp cải thiện một số vấn đề như đau vai, liệt mặt, sốt,… Vậy vị trí huyệt này nằm ở đâu và tác dụng với cơ thể ra sao? Để tìm hiểu rõ hơn về huyệt đạo này, mời bạn đọc theo dõi trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Huyệt Nhị Gian là gì?
Tên huyệt: Nhị Gian.
Ý nghĩa tên huyệt: Khi ngón tay trỏ hơi co lại sẽ tạo thành 3 lóng gấp, huyệt ở cuối lóng (gian) thứ hai (nhị), vì vậy nên huyệt đạo được gọi là Nhị Gian.
Tên khác: Gian Cốc, Chu Cốc.
Xuất xứ: Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2).
Đặc tính:
- Huyệt đạo thứ 2 của kinh Đại Trường.
- Huyệt Vinh, thuộc hành Thủy.
- Huyệt Tả của kinh Đại Trường.
Vị trí và tác dụng của huyệt Nhị Gian
Vị trí huyệt: Cách xác định huyệt Nhị Gian đơn giản nhất là hơi co ngón tay trỏ lại. Huyệt đạo nằm ở chỗ lõm ở phía trước, mé ngoài khớp xương bàn tay và ngón trỏ. Lấy ở trên đường tiếp giáp giữa da gan tay và mu tay, ngang chỗ tiếp nối với phần thân và đầu trên của xương đốt thứ nhất của ngón tay trỏ. Khi sờ sẽ thấy xương chỗ đó có hình vòng cung.
Giải phẫu: Dưới da là gân cơ gian cốt mu tay và xương. Thần kinh vận động cơ cũng chính là nhánh của dây thần kinh quay chi phối. Da vùng huyệt Nhị Gian bị chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7.
Tác dụng: Huyệt đạo này có tác dụng tán tà nhiệt, lợi yết hầu.
Chủ trị: Trị các trường hợp như như đau ngón tay trỏ, đau bàn tay, đau vai, đau lưng, đau răng, đau họng, liệt mặt, sốt.
Cách châm cứu huyệt vị Nhị Gian chính xác
Trong Đông y, châm cứu là một trong những phương pháp trị liệu khá phổ biến. Mỗi huyệt vị trên cơ thể đều sẽ có tác dụng cụ thể khác nhau. Nếu biết châm cứu phối hợp đúng cách sẽ làm tăng công dụng chữa bệnh lên vài phần.
Các bước châm cứu huyệt Nhị Gian như sau:
- Xác định vị trí chính xác của huyệt vị cần châm.
- Dùng kim châm thẳng vào sâu khoảng từ 0,5 đến 0,3 thốn; cứu 3 – 5 tráng và ôn cứu 5 – 10 phút.
- Khi rút kim châm ra, cần đặt bông vào vùng da vừa mới châm cứu và tì mạnh bông trong khoảng 2 – 3 phút để không bị chảy máu ở chỗ châm cứu.
Tìm hiểu thêm: Những loại cá tốt cho sức khỏe bạn nên biết
Nếu không cẩn thận, kim châm sẽ bị chạm vào phần mạch, dẫn đến chảy máu và tạo thành các vết bầm tím. Tuy nhiên, vết bầm tím này sẽ tan dần sau một thời gian.
Các cách phối huyệt Nhị Gian trong việc trị bệnh
Hầu như tất cả các huyệt đạo trên cơ thể con người đều có sự tương thông lẫn nhau. Do vậy, việc tác động lên một nhóm huyệt đạo cùng lúc sẽ giúp tăng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả cho bệnh nhân.
Các thầy thuốc thường sẽ phối hợp huyệt Nhị Gian với một số huyệt đạo sau:
- Phối với Tam Gian (Đại trường.3) để chủ trị thích nằm, muốn ngủ (Tư Sinh Kinh).
- Phối với Tiền Cốc (Tiểu trường.2) để chủ trị viêm kết mạc cấp tính (Tư Sinh Kinh).
- Phối với Âm Khích (Tm.6) để chủ trị chứng sợ lạnh (Châm Cứu Tụ Anh).
- Phối với Hợp Cốc (Đại trường.4) để chủ trị mắt mờ, mắt có màng che (Châm Cứu Tụ Anh).
- Phối với Dương Khê (Đại trường.5) để chủ trị răng sưng, đau họng (Tịch Hoằng Phú).
- Phối với Gian Sử (Tâm bào.5), Hợp Cốc (Đại trường.4), Ky Môn (Tâm bào.4) , Phong Trì (Đ.20), Thần Đạo (Đc.11), Túc Tam Lý (Vị 36) để chủ trị thương hàn, đau đầu và sốt (Loại Kinh Đồ Dực).
- Phối Thủ Tam Lý (Đại trường.10) để chủ trị đau đầu, đau răng, họng sưng, răng đau (Thiên Tinh Bí Quyết).
>>>>>Xem thêm: Thông tin về thuốc ức chế ACE trong điều trị tim mạch bạn nên biết
Một số lưu ý trong quá trình tác động vào huyệt Nhị Gian
Để đảm bảo an toàn, quá trình điều trị bằng cách tác động lên huyệt Nhị Gian cần phải tuân thủ một số quy tắc sau:
- Trước khi tác động vào huyệt đạo để trị liệu, cần xác định chính xác vị trí của huyệt đạo. Người bệnh không nên tự thực hiện bấm huyệt tại nhà mà nên tìm đến các chuyên gia vật lý trị liệu hoặc các thầy thuốc để đảm bảo quá trình thực hiện chuẩn xác nhất.
- Tránh châm cứu các huyệt đạo trên vùng da bị tổn thương, lở loét hoặc có chảy máu. Đồng thời, không nên thực hiện liệu pháp châm cứu hay bấm huyệt khi quá đói hoặc quá no.
- Trong quá trình trị liệu, cần thiết lập chế độ ăn uống khoa học và tập luyện lành mạnh. Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây và duy trì vận động hợp lý để giúp nâng cao đề kháng cho cơ thể.
- Trước khi quyết định phối hợp nhiều huyệt đạo để trị bệnh, cần phải tham khảo ý kiến từ các chuyên gia. Bởi việc phối hợp huyệt đạo không hợp lý có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Trên đây là toàn bộ những thông tin tham khảo về huyệt Nhị Gian. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về huyệt đạo này để có cách tác động chính xác trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc tác động vào huyệt Nhị Gian để trị bệnh sẽ cần phải mất một khoảng thời gian nhất định mới cho thấy kết quả rõ rệt. Do vậy, cần phải có sự kiên nhẫn và không nên nóng vội để không bỏ lỡ cơ hội trị liệu tốt nhất.
Xem thêm:
- Huyệt nhĩ tiêm và cách châm cứu để trị chắp lẹo mắt
- Vị trí huyệt Thái Bạch nằm ở đâu trên cơ thể?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm