Xét nghiệm ADN hay xét nghiệm huyết thống giúp xác định người đàn ông có phải là bố của đứa trẻ hay không. Vậy thai bao nhiêu tuần thì xét nghiệm ADN được?
Bạn đang đọc: Hỏi đáp: Thai bao nhiêu tuần thì xét nghiệm ADN được?
“Thai bao nhiêu tuần thì xét nghiệm ADN thai nhi được?” là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Theo các chuyên gia, khi mẹ bầu đang mang thai, mẹ đã có thể kiểm tra ADN của trẻ. Tuy nhiên, muốn có được kết quả chính xác mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, mẹ bầu đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Khi mang thai có thể xét nghiệm ADN được không?
Trước khi giải đáp thắc mắc: “Thai bao nhiêu tuần thì có thể xét nghiệm ADN?”, độc giả cũng cần hiểu rõ về cơ chế xét nghiệm ADN ở thai nhi. Cơ sở của xét nghiệm ADN là phân tích và giải mã trình tự sắp xếp gen của thai nhi. Từ đó, đối chiếu với trình tự sắp xếp gen của người cha giả định để đưa ra kết luận liệu có xuất hiện mối quan hệ huyết thống hay không.
Trên thực tế, việc xét nghiệm ADN khi mẹ bầu đang mang thai vẫn cho kết quả rất chính xác. Ngay từ khi mang thai, lượng ADN của thai nhi đã được giải phóng và di chuyển tự do trong máu của mẹ bầu. Vì vậy, các chuyên gia y tế có thể sử dụng mẫu máu tĩnh mạch, lấy dịch nước ối hoặc tế bào gai thai nhi để tiến hành xét nghiệm ADN.
Thai bao nhiêu tuần thì xét nghiệm ADN được?
Để trả lời cho câu hỏi: “Thai bao nhiêu tuần thì xét nghiệm ADN được?”, các chuyên gia đã khẳng định rằng: Mẹ đang mang bầu có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm huyết thống ngay từ tuần thứ 7 của thai kỳ. Đối với các phương pháp có xâm lấn, mẹ nên thực hiện muộn hơn để bảo đảm thai nhi có thể phát triển bình thường. Cụ thể:
- Đối với phương pháp sinh thiết gai thai, mẹ nên tiến hành từ tuần thứ 12 – 14.
- Đối với phương pháp chọc ối, thời điểm tốt nhất để thực hiện là tuần thứ 15.
Bên cạnh đó, từ tuần thứ 7 trở đi, nồng độ ADN tự do được giải phóng vào máu của mẹ mới đủ để tiến hành xét nghiệm. Do đó, hạn chế được tối đa tình trạng kết quả sai lệch, âm tính hoặc dương tính giả.
Các phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi phổ biến
Sau khi biết được thai bao nhiêu tuần thì xét nghiệm ADN được, bạn cũng nên biết về một số phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi phổ biến. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để xét nghiệm huyết thống.
Trong đó, 3 phương pháp xét nghiệm được đánh giá là an toàn và chính xác nhất hiện nay là:
Chọc ối
Phương pháp này có ưu điểm lớn nhất là kết quả xét nghiệm cho độ chính xác cao. Lượng dịch ối được lấy để tiến hành xét nghiệm cũng khá ít nên không ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển thai nhi.
Tuy nhiên, nếu quá trình thực hiện không đảm bảo điều kiện vô trùng thì mẹ bầu rất dễ bị nhiễm khuẩn nước ối. Từ đó, làm tăng tỷ lệ sảy thai lên 0,5%. Vì vậy, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm ở những cơ sở y tế uy tín, có chất lượng cao nhé!
Sinh thiết gai nhau
Sinh thiết gai nhau cũng cho kết quả chẩn đoán rất chính xác nên được nhiều mẹ bầu vô cùng tin tưởng. Với xét nghiệm này, các chuyên viên y tế sẽ lấy một lượng nhỏ tế bào ở phần đệm bao quanh phôi thai. Sau đó, mang đi phân tích và báo cáo kết quả sau 2 – 4 tuần thực hiện.
Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn
Cơ sở của phương pháp xét nghiệm ADN không xâm lấn là phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu tĩnh mạch của người mẹ. Chỉ cần 7 – 10ml máu đường tĩnh mạch, mẹ bầu đã có thể nhận được kết quả có độ chính xác lên đến 99.9%. Bên cạnh đó, xét nghiệm này thường rất an toàn, cho ra kết quả nhanh chóng sau 7- 10 ngày.
Tìm hiểu thêm: Phương pháp xạ trị cho nhịp tim nhanh thất
Xét nghiệm ADN thai nhi ở đâu?
Bên cạnh thắc mắc: “Thai bao lâu thì xét nghiệm ADN được?”, thai phụ cũng cần tham khảo nhiều yếu tố khác khi tiến hành lựa chọn đơn vị thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi cho mình như: Công nghệ, thiết bị hiện đại, tay nghề của chuyên gia y tế và đội ngũ nhân viên, kết quả có tính pháp lý cao, độ bảo mật thông tin khách hàng, chi phí xét nghiệm,…
Dưới đây là một số gợi ý về các địa chỉ xét nghiệm ADN thai nhi uy tín mà mẹ bầu không thể bỏ qua!
Tại Thành phố Hồ Chí Minh
Mẹ bầu có thể tham khảo một số cơ sở y tế sau:
- Bệnh viện Truyền máu Huyết học;
- Viện Pasteur;
- Bệnh viện Chợ Rẫy;
- Bệnh viện Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Thành phố Hà Nội
Nếu sống ở khu vực phía Bắc, mẹ bầu có thể tham khảo các cơ sở sau:
- Trung tâm giám định gen của Bộ Công an;
- Viện Pháp y Quốc gia.
>>>>>Xem thêm: Đông máu rải rác trong lòng mạch là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh
Hy vọng bài viết trên đã mang lại cho người đọc câu trả lời chính xác nhất về thắc mắc: “Thai bao nhiêu tuần thì xét nghiệm ADN được?”. Tốt nhất, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi tiến hành và lựa chọn các đơn vị uy tín để hạn chế những rủi ro đáng tiếc nhé!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của Nhà thuốc Long Châu. Đừng quên nhấn theo dõi để không bỏ lỡ những thông tin sức khỏe mới nhất nhé!
Xem thêm:
- Có thể xét nghiệm ADN anh em cùng cha khác mẹ không?
- Những điều cần biết về xét nghiệm ADN ông cháu
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm