Giới thiệu về sa sút trí tuệ, cách điều trị và phòng tránh

Giới thiệu về sa sút trí tuệ, cách điều trị và phòng tránh

Sa sút trí tuệ không chỉ gây ra nhiều phiền toái cho bệnh nhân mà còn cho cả người chăm sóc. Việc nhận thức và hiểu biết đầy đủ về chứng sa sút trí tuệ làm tăng cơ hội được chẩn đoán, điều trị và chăm sóc cho người mắc bệnh sa sút trí tuệ.

Bạn đang đọc: Giới thiệu về sa sút trí tuệ, cách điều trị và phòng tránh

Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng khuyết tật và phụ thuộc ở người cao tuổi trên toàn thế giới là do bệnh sa sút trí tuệ. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin được TS. BS. Trần Công Thắng – Trưởng Bộ môn Thần kinh Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh – Chủ tịch hội bệnh Alzheimer và Rối loạn thần kinh nhận thức Việt Nam chia sẻ trong bài viết sau đây!

Sa sút trí tuệ là gì, có triệu chứng nào?

Sa sút trí tuệ là gì?

Sa sút trí tuệ là một sự rối loạn của não bộ. Người bị sa sút trí tuệ gặp khó khăn trong ghi nhớ, học tập và giao thiệp. Sa sút trí tuệ cũng có thể làm người bệnh thay đổi khí sắc và cá tính. Sau một thời gian, bệnh sẽ làm cho họ không tự săn sóc được bản thân.

Đa số người mắc bệnh từ 65 tuổi trở lên, nhưng cũng có những trường hợp hiếm khởi phát ở tuổi 40 và 50 thậm chí sớm hơn.

Sa sút trí tuệ được xem là đại dịch của nhân loại vì cứ mỗi 3 giây thì ở đâu đó trên thế giới có một người mới mắc bệnh.

Triệu chứng sa sút trí tuệ là gì?

a.webp

10 dấu hiệu cảnh báo bệnh sa sút trí tuệ từ Hiệp hội Alzheimer Thế giới mà bạn không nên bỏ qua

Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc sa sút trí tuệ?

Bạn có nguy cơ cao mắc sa sút trí tuệ nếu:

  • Lớn hơn 60 tuổi;
  • Có người thân mắc sa sút trí tuệ;
  • Hút thuốc lá;
  • Mắc các bệnh lý tim mạch hoặc các bệnh lý liên quan mạch máu: Đái tháo đường, đột quỵ,…;
  • Ít tập thể dục và luyện tập trí óc, ít tham gia các hoạt động xã hội;
  • Chấn thương đầu,…

gioi-thieu-ve-sa-sut-tri-tue-cach-dieu-tri-va-phong-tranh1.webp

Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc sa sút trí tuệ?

Sa sút trí tuệ không phải là hiện tượng lão hóa tự nhiên. Nhận diện ngay – Bảo vệ sớm!

Các nguyên nhân gây sa sút trí tuệ

Bệnh Alzheimer

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, do tế bào não chết dần theo thời gian, người bệnh biểu hiện ban đầu là giảm trí nhớ sau đó giảm dần đến các lĩnh vực nhận thức khác: Ngôn ngữ, tính toán, khả năng sắp xếp cuộc sống, lập kế hoạch,…

Sa sút trí tuệ mạch máu

Sa sút trí tuệ do mạch máu não do một phần của não không được cung cấp máu đầy đủ do nghẽn mạch não bởi cục máu đông hoặc tình trạng xơ vữa thành mạch do tăng huyết áp, đái tháo đường,… Đây là nguyên nhân thường gặp ở người bệnh đã đột quỵ hoặc có yếu tố nguy cơ mắc đột quỵ.

gioi-thieu-ve-sa-sut-tri-tue-cach-dieu-tri-va-phong-tranh4.webp

Bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ mạch máu là nguyên nhân thường gặp của bệnh sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ trong bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là các rối loạn ở não bộ gây ảnh hưởng vận động gây run khi nghỉ, đơ cứng, chậm vận động, khi tình trạng bệnh Parkinson trở nên nặng dần thì người bệnh có thể bị mắc sa sút trí tuệ kèm theo.

Sa sút trí tuệ do rượu (bao gồm hội chứng Korsakoff)

Rượu có thể làm hư hại bộ não, cụ thể là phần não kiểm soát trí nhớ gần hoặc trí nhớ ngắn hạn bị ảnh hưởng nếu uống nhiều trong nhiều năm.

Tìm hiểu thêm: Điểm danh 4 nguyên nhân bôi kem dưỡng bị rát và cách xử trí

gioi-thieu-ve-sa-sut-tri-tue-cach-dieu-tri-va-phong-tranh6.webp
Parkinson và nghiện rượu bia (bao gồm hội chứng Korsakoff) là những nguyên nhân tiếp theo của sa sút trí tuệ

Hãy phát hiện bệnh sa sút trí tuệ sớm ngay từ khi mới bắt đầu. Điều trị bệnh càng sớm thì càng hiệu quả!

Dự phòng sa sút trí tuệ

Chống căng thẳng, stress

Khi bị stress, não sẽ phóng thích ra các nội tiết tố có thể gây tổn thương não. Stress kéo dài có thể gây lo âu và trầm cảm, đây là một bệnh lý thường gây giảm trí nhớ.

Hãy nghĩ vài phút khi thấy căng thẳng, hít vào sâu và thư giãn. Nếu thấy căng thẳng kéo dài, hãy đơn giản hóa cuộc sống, sắp xếp lại công việc, đặt ra các mục tiêu cụ thể và đúng mức cho mỗi ngày, thậm chí hãy cắt bỏ bớt công việc.

Bảo vệ đầu của bạn

Chấn thương đầu có thể gây tụ máu trong não hoặc làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer. Hãy bảo vệ đầu bạn khi chơi thể thao và đặc biệt đội nón bảo hiểm khi chạy xe máy.

Dừng hút thuốc

Tên của bạn sẽ được thêm vào danh sách người mất trí nhớ nếu bạn còn hút thuốc. Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc Alzheimer gấp 2 lần người không hút thuốc lá. Hãy dừng hút thuốc lá trước khi quá muộn.

Rèn luyện trí óc

Chơi nhạc cụ, ô chữ, học ngoại ngữ hoặc các môn học yêu thích.

Tạo các thú vui mới như trồng cây, chạy xe đạp, vẽ tranh, cắm hoa.

Tình nguyện làm các công việc xã hội.

Đọc sách báo, xem tivi để theo dõi tình hình trong nước và trên thế giới.

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục làm máu lưu thông lên não tốt hơn, các cơ quan chậm lão hóa, đặc biệt các giác quan. Nó giúp chúng ta tiếp nhận các thông tin nhanh hơn và giữ lâu hơn. Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày còn giúp chống stress và chống các bệnh lý gây giảm trí nhớ.

Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn nhiều trái cây và rau cải. Đây là thức ăn chứa nhiều chất chống oxy hóa để bảo vệ tế bào não. Đặc biệt phải hạn chế chất béo và tránh thức khuya.

Không uống rượu

Người nghiện rượu lâu năm sẽ bị tổn thương não do thiếu dinh dưỡng, có nguy cơ cao bị giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ.

gioi-thieu-ve-sa-sut-tri-tue-cach-dieu-tri-va-phong-tranh2.webp

Chúng ta có thể phòng tránh bệnh sa sút trí tuệ bằng cách điều chỉnh thói quen và hành vi

Tại sao cần điều trị sớm sa sút trí tuệ?

Sa sút trí tuệ là một chứng rối loạn thần kinh tiến triển ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, trí nhớ và kỹ năng xã hội. Đó là một tình trạng tiến triển có thể có tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống của một cá nhân.

Điều trị sa sút trí tuệ ở giai đoạn sớm rất quan trọng để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và người chăm sóc, phát hiện sớm và quản lý các tình trạng sức khỏe khác, lên kế hoạch chăm sóc cho người bệnh. Hiện các phương pháp điều trị được trình bày dưới đây đã được chứng minh được hiệu quả qua các nghiên cứu lâm sàng lớn.

Điều trị không dùng thuốc trong sa sút trí tuệ

Tập luyện nhận thức

Tập luyện nhận thức bao gồm các bài tập có cấu trúc được thiết kế để nâng cao chức năng nhận thức, chẳng hạn như trí nhớ, sự chú ý và giải quyết vấn đề. Các phương pháp có thể bao gồm các bài tập, câu đố và trò chơi dựa trên máy tính, cũng như đào tạo về các hoạt động hàng ngày như nấu ăn và mua sắm.

Can thiệp hành vi

Can thiệp hành vi nhằm mục đích quản lý các triệu chứng hành vi và tâm lý của chứng mất trí nhớ, chẳng hạn như hung hăng, kích động và trầm cảm. Chúng có thể bao gồm liệu pháp âm nhạc, liệu pháp nghệ thuật và kích thích giác quan, cũng như các biện pháp can thiệp để cải thiện giấc ngủ, giao tiếp xã hội và hoạt động thể chất.

Chăm sóc hỗ trợ

Chăm sóc hỗ trợ liên quan đến việc hỗ trợ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như tắm rửa, mặc quần áo và chải chuốt. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm bớt gánh nặng cho người chăm sóc.

Điều chỉnh môi trường

Điều chỉnh môi trường có thể giúp tạo ra một môi trường hỗ trợ và an toàn hơn cho những người mắc chứng mất trí nhớ. Điều này có thể bao gồm giảm mức độ tiếng ồn, cải thiện ánh sáng và loại bỏ các nguy cơ vấp ngã.

Kĩ thuật kích thích từ trường xuyên sọ

Là phương pháp kích thích vỏ não qua một cuộn cảm phát sinh từ trường đặt trên da đầu, không xâm lấn, không gây đau. Tế bào thần kinh bên dưới vị trí kích thích sẽ thay đổi dưới tác động của cuộn cảm từ trường bên trên và giúp tăng chức năng của tế bào thần kinh trong việc ghi nhớ, học tập và có vai trò trong quá trình phục hồi tế bào thần kinh.

Sự kết hợp tập luyện chức năng nhận thức cùng lúc với kích thích từ trường xuyên sọ tại các vùng não chuyên biệt là một kĩ thuật điều trị mới cho người bệnh sa sút trí tuệ do Alzheimer giai đoạn nhẹ được ghi nhận có hiệu quả tích cực trong các nghiên cứu gần đây.

gioi-thieu-ve-sa-sut-tri-tue-cach-dieu-tri-va-phong-tranh.webp

>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Cường giáp có gây ung thư không?

Điều trị không dùng thuốc cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân và giảm bớt gánh nặng cho thân nhân

Điều trị dùng thuốc trong sa sút trí tuệ

Thuốc ức chế men cholinesterase

Những loại thuốc này làm tăng nồng độ acetylcholine trong não, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng đối với trí nhớ và học tập. Thuốc ức chế men cholinesterase như Donepezil, Rivastigmine và Galantamine được sử dụng để điều trị chứng sa sút trí tuệ nhẹ đến trung bình.

Memantine

Memantine là một loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng sa sút trí tuệ từ trung bình đến nặng. Memantine có thể giúp cải thiện chức năng nhận thức và cũng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng hành vi như gây hấn và kích động.

Thuốc chống loạn thần

Thuốc chống loạn thần đôi khi được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng hành vi như gây hấn, kích động và ảo tưởng ở những người mắc chứng mất trí nhớ.

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm có thể được sử dụng để điều trị trầm cảm và lo lắng, thường gặp ở những người mắc chứng mất trí nhớ. Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) như sertraline và citalopram thường được sử dụng cho mục đích này.

Ngoài ra, Ginkgo biloba EGb761 cũng được Hội Tâm thần sinh học Hoa Kỳ khuyến cáo phối hợp điều trị trong bệnh Alzheimer.

Tóm lại, sa sút trí tuệ không nên được xem là một dạng suy giảm trí nhớ thông thường. Khi nhận biết những dấu hiệu sa sút trí tuệ, cách điều trị và phòng tránh mà bài viết đã nêu trên, thân nhân nên đưa người thân của mình đi thăm khám, tầm soát để sớm phát hiện và quản lý các triệu chứng, cũng như điều trị các bệnh là nguyên nhân gây ra sa sút trí tuệ.

TS. BS. Trần Công Thắng

Trưởng Bộ môn Thần kinh Đại học Y Dược TPHCM – Chủ tịch hội bệnh Alzheimer và Rối loạn thần kinh nhận thức Việt Nam

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:alzheimerPhòng bệnh alzheimer

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *