Giải phẫu lách: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp

Giải phẫu lách: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp

Giải phẫu lách là một lĩnh vực trong y học nghiên cứu và khám phá về cấu trúc, chức năng và các vấn đề liên quan đến lách. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá những thông tin chi tiết trên qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Giải phẫu lách: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp

Giải phẫu lách là một lĩnh vực đa phương diện, kết hợp kiến thức từ nhiều ngành y học khác nhau, từ đó cung cấp các kiến thức về cấu trúc và chức năng của lách, đồng thời nghiên cứu về các vấn đề và bệnh lý liên quan.

Lá lách nằm ở đâu?

Lá lách nằm ở đâu? Lách nằm ở phía trên mạc treo kết tràng ngang, còn lá lách nằm ở phần trái của dạ dày, chính xác là ở ô dưới hoành trái. Trục của lách được xác định bởi xương sườn thứ 9 và thứ 11 ở phía trái.

Giải phẫu lách: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp 1

Lách nằm ở mạn sườn bên trái

Cấu tạo của lá lách

Giải phẫu lách giúp khám phá cấu tạo của lách. Lách có hình dạng giống một tháp ba mặt với ba bờ, một đáy và một đỉnh.

Các mặt của lách bao gồm mặt hoành, mặt dạ dày và mặt thận. Đáy của lách được gọi là mặt kết tràng, nơi mà mặt dạ dày, mặt thận và đáy của lách được coi là một phần chung gọi là mặt tạng.

Trên các bờ của lách, có bờ trước, còn được gọi là bờ trên, có nhiều khía và có thể cảm nhận được khi lách phình to. Điều này giúp chúng ta phân biệt lách với các cơ quan khác trong quá trình khám lách.

Ở phần sau, gần bờ dưới của mặt dạ dày, có một rốn lách chứa cuống lách với các mạch máu tới và từ lách. Rốn lách kết nối với dạ dày thông qua mạc nối vị lách và kết nối với đuôi tụy thông qua mạc nối tụy – lách.

Giải phẫu lách: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp 2

Lách có ba mặt với ba bờ, một đáy và một đỉnh

Lách của người trưởng thành khỏe mạnh có chiều dài từ khoảng 7 cm đến 14 cm và trọng lượng từ 150 gram đến 200 gram.

Lách bao gồm hai loại mô: Mô chống đỡ và nhu mô lách. Mô chống đỡ bao gồm vỏ xơ, bè xơ và dây xơ. Nhu mô lách bao gồm tủy trắng và tủy đỏ.

Tủy trắng:

Tủy trắng bao gồm mô võng và các tế bào trong lỗ lưới. Tủy trắng chiếm khoảng 1/5 trọng lượng của lách. Nó bao gồm các tế bào bạch huyết bao quanh các động mạch (gọi là bao bạch huyết) và có một số nơi chứa tế bào bạch huyết dưới dạng nang bạch huyết.

Tủy trắng được chia thành ba vùng: Vùng quanh động mạch tập trung lympho bào T, vùng trung tâm sinh sản tập trung lympho bào B và vùng rìa chuyển tiếp giữa tủy trắng và tủy đỏ, chứa nhiều đại thực bào, tương bào và lympho bao.

Tủy đỏ:

Tủy đỏ bao gồm dây Billroth, một khối xốp mô võng. Trong tủy đỏ có hồng cầu, bạch cầu hạt, tiểu cầu, lympho bào, tương bào và đại thực bào. Xoang tĩnh mạch của lách có cấu trúc xoang và có thành mao mạch được bao phủ bởi một lớp tế bào nội mô không liên tục, xếp song song. Bên ngoài lớp tế bào nội mô là các sợi võng.

Chức năng của lá lách là gì?

Giải phẫu lách giúp giới chuyên môn khám phá nhiều hơn về chức năng của lá lách. Lách tham gia quá trình sản xuất tế bào lympho trong cơ thể. Trong giai đoạn bào thai, lách còn đảm nhận vai trò sản xuất hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu hạt.

Lách có khả năng phá huỷ các tế bào máu cũ, đồng thời giữ lại sắt, protein và các chất cần thiết để tạo ra tế bào mới. Ngoài ra, lách còn đóng vai trò dự trữ máu trong cơ thể. Khi cơ thể co bóp hoặc giãn nở, lách tham gia điều chỉnh lượng máu cũng như lượng tế bào máu trong hệ tuần hoàn.

Ngoài ra, lách còn tham gia vào việc bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng bằng cách lọc vi khuẩn và các chất lạ có trong máu.

Một số bệnh lý liên quan tới lá lách thường gặp

Có nhiều biến chứng khác nhau có thể dẫn đến sự phì đại của lá lách, đặc biệt là các bệnh gây sự phá hủy nhanh chóng các tế bào máu. Khi lá lách to lên, khả năng lọc máu có thể giảm đi, không còn hiệu quả như trước. Điều này có thể dẫn đến việc vô tình loại bỏ các tế bào hồng cầu và tiểu cầu bình thường, đồng thời để lại ít tế bào máu khỏe mạnh hơn. Hiện tượng này được gọi là cường lách.

Ban đầu, sự phì đại của lá lách có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, sau đó nó có thể gây ra cảm giác đau đớn. Nếu lá lách quá phì đại, nó có thể bị vỡ. Lách cũng có thể bị tổn thương hoặc vỡ sau khi chịu lực đập mạnh vào bụng, gãy xương sườn hoặc trong các tai nạn khác.

Lá lách thứ hai

Khoảng 10 – 15% người có một lá lách thứ hai. Thường lá lách này nhỏ hơn nhiều, có đường kính khoảng 1 cm. Tuy nhiên, nó không gây ra vấn đề về sức khỏe nói chung.

Vỡ lách

Vỡ lách có thể xảy ra sau một chấn thương và gây ra chảy máu bên trong, nguy hiểm đến tính mạng. Trong một số trường hợp, lách có thể vỡ ngay sau chấn thương, trong khi ở những trường hợp khác, nó có thể vỡ sau vài ngày hoặc vài tuần.

Tìm hiểu thêm: Những sai lầm trong dùng thuốc cảm cúm trẻ em 1 tuổi nhiều cha mẹ mắc phải

Giải phẫu lách: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp 3
Vỡ lách là tình trạng dễ gặp phải nếu cơ thể bị chấn thương nặng

Cường lách

Cường lách có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, ung thư máu, nhiễm trùng vi khuẩn và bệnh gan.

Bệnh hồng cầu hình liềm

Đây là một dạng thiếu máu di truyền, được đặc trưng bởi sự xuất hiện của một loại hemoglobin bất thường. Trong trường hợp thiếu máu này, hồng cầu có hình dạng bất thường (hình lưỡi liềm), gây cản trở dòng máu và gây tổn thương cho các cơ quan, bao gồm cả lách.

Giảm tiểu cầu

Khi lách phình to, nó có thể chứa quá nhiều tiểu cầu, dẫn đến sự thiếu hụt tiểu cầu trong hệ tuần hoàn cơ thể. Triệu chứng chính của giảm tiểu cầu là chảy máu khó kiểm soát.

Ung thư lách

Ung thư lách xuất phát từ lách được gọi là ung thư lách nguyên phát, trong khi nếu nó lan từ một cơ quan khác đến lách, nó được gọi là ung thư lách thứ phát. Cả hai loại ung thư này đều hiếm gặp.

Nhồi máu lách

Khi máu được cung cấp cho lách bị giảm, điều này được gọi là nhồi máu lách. Nguyên nhân có thể bao gồm sự gián đoạn trong dòng máu qua động mạch lách, ví dụ như một cục máu đông. Triệu chứng của nhồi máu lách là thường đau dữ dội và phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra.

Biện pháp bảo vệ sức khỏe lá lách

Có nhiều nguyên nhân gây lách phì đại ví dụ như ung thư hoặc có sự bất thường ở tế bào máu và đối với những nguyên nhân này thì khó có thể phòng ngừa được. Còn một số nguyên nhân có thể phòng ngừa được như tránh nhiễm trùng, tránh hành động gây chấn thương và làm ảnh hướng cho lách.

Giải phẫu lách: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp 4

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu phác đồ điều trị tăng kali máu Bộ Y tế

Nên thắt dây an toàn khi lái xe để hạn chế chấn thương dẫn đến vỡ lách

Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích để bảo vệ sức khoẻ lá lách:

  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như đồ ăn, bàn chải đánh răng hoặc đồ uống với người khác. Đặc biệt là khi bạn biết họ đang mắc bệnh nhiễm trùng như tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.
  • Trong trường hợp bạn chơi bóng đá hoặc các môn thể thao đối kháng khác, hãy đảm bảo mặc đồ bảo hộ. Điều này sẽ giúp bảo vệ lá lách và các cơ quan khác khỏi chấn thương.
  • Nếu bạn uống rượu, hãy uống vừa phải để bảo vệ gan và tránh xơ gan.
  • Luôn đeo dây an toàn khi lái xe hoặc ngồi trong xe hơi.
  • Nếu bạn bị lách to phì đại, hãy tuân theo kế hoạch điều trị mà bác sĩ đề xuất. Tránh tham gia vào các hoạt động thể thao và hoạt động có nguy cơ va chạm cao cho đến khi được sự đồng ý của bác sĩ.Mặc dù lá lách không phải là một cơ quan quan trọng, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Nhiễm trùng và chấn thương có thể gây tổn thương hoặc thậm chí làm vỡ lá lách của bạn. Trường hợp tổn thương nghiêm trọng, có thể cần phẫu thuật để loại bỏ lá lách.

Trên đây là một số thông tin chi tiết khi giải phẫu lách. Có thể thấy, không chỉ riêng lá lách, mọi cơ quan trong cơ thể đều đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Do đó, xây dựng một lối sống lành mạnh và bảo vệ sức khỏe là điều rất quan trọng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Lá láchLách toSức khỏe tổng quát

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *