Cấu tạo của mũi vô cùng đa dạng và phức tạp. Không chỉ góp phần quyết định vẻ đẹp trên khuôn mặt chúng ta mà mũi còn đóng vai trò quan trọng trong chức năng sống của con người. Vậy mũi là gì? Giải phẫu cấu tạo mũi ra sao? Cùng tìm hiểu ngay phần thông tin sau.
Bạn đang đọc: Giải phẫu cấu tạo mũi và chức năng cơ bản của mũi
Mũi là một bộ phận có cấu trúc phức tạp. Đây cũng là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sinh hoạt bình thường của chúng ta. Vậy giải phẫu cấu tạo mũi bao gồm những gì?
Mũi là gì?
Trong các bộ phận hô hấp, mũi được xem là bộ phận quan trọng nhất. Mũi liên thông với môi trường ngoài nhờ lỗ mũi trước và phần vòm họng thông qua lỗ mũi phía sau. Bộ phận này được chia thành 2 khoang tách biệt bởi vách ngăn, đồng thời được phủ kín bằng sụn và khung xương mũi. Mỗi khoang sẽ có 3 vùng là vùng khứu giác, vùng hô hấp và tiền đình mũi. Mỗi khoang cũng bao gồm sàn, trần, thành trong hốc mũi và thành ngoài. Bao quanh phần hốc mũi là xoang lót niêm mạc có chứa không khí, gồm xoang bướm phía sau, xoang hàm trên, sang sàng và xoang trán.
Giải phẫu cấu tạo mũi
Mũi là một cơ quan khứu giác giúp cơ thể cảm nhận được các loại mùi khác nhau. Nhìn chung, mũi được cấu tạo gồm 3 phần là mũi trong (ổ mũi), mũi ngoài và các xoang cạnh mũi.
Mũi ngoài
Mũi ngoài là phần lồi lên ở giữa khuôn mặt của chúng ta với hình dạng tháp 3 mặt. Trong đó, mặt nhỏ nhất gồm 2 lỗ mũi trước ngăn cách nhau bởi vách mũi, 2 mặt bên là 2 mặt tháp mũi hay còn gọi là 2 cánh mũi. 2 cánh mũi này giao với má tạo thành rãnh, được gọi là rãnh mũi má. Phần gốc mũi kéo dài đến đỉnh mũi được gọi là sống mũi. Mũi ngoài bao gồm sụn mũi và khung xương mũi ngoài. Trong đó:
- Các sụn mũi gồm: Sụn cánh mũi nhỏ, sụn cánh mũi lớn, sụn mũi bên, sụn vách mũi, sụn lá mía mũi và các sụn mũi phụ.
- Khung xương mũi ngoài: Đây là phần xương có hình quả lê, bao gồm 2 xương mũi, mỏm trán, mũi ở xương trán, khuyết mũi ở xương hàm trên.
Mũi trong
Mũi trong hay còn gọi là ổ mũi, là phần đi từ lỗ mũi trước đến lỗ mũi sau. Phần trên có liên quan mật thiết tới xoang bướm, xương sàng và xương trán.
Mũi trong bao gồm 2 ổ mũi nằm trên khẩu cái cứng và dưới nền sọ, 2 ổ mũi này được ngăn cách nhau bởi vách mũi và được thông với bên ngoài qua lỗ mũi phía trước. Đồng thời được thông với hầu qua lỗ mũi phía sau. Mỗi ổ mũi bao gồm 4 thành là thành trên, thành dưới, thành trong và thành ngoài. Các thành phần chính của ổ mũi bao gồm:
- Tiền đình mũi: Đây là phần hơi phình ra, tương ứng với sụn của cánh mũi lớn. Hầu hết bộ phận này được lót bởi lớp da với nhiều lông và chất nhầy với mục đích ngăn chặn những dị vật và bụi xâm nhập vào bên trong đường hô hấp.
- Lỗ mũi sau: Đây là nơi thông nhau giữa tỵ hầu và ổ mũi, bao gồm 2 lỗ, được ngăn cách bởi vách mũi.
- Thành mũi trong: Thành mũi trong hay còn gọi là vách mũi gồm có 3 phần. Trong đó, phần màng phía trước và phía dưới được tạo nên bởi da và các mô sợi. Phần xương phía sau được cấu tạo bởi xương lá mía và mảnh thẳng xương sàng. Phần sụn ở phía trước được tạo bởi sụn lá mía của sụn cánh mũi lớn và sụn vách mũi. Lá mía của mũi giúp hỗ trợ chức năng khứu giác, ít phát triển ở người. gồm 2 túi nhỏ bên trong niêm mạc, đổ vào phía trước của vách mũi.
- Thành ngoài: Thành ngoài mũi là bộ phận phức tạp, gồ ghề. Với cấu tạo nhiều xương như xương lệ, xương hàm trên, xương xoăn cuốn của mũi dưới, mảnh chân xương bướm trong và mảnh thẳng xương khẩu cái. Ngoài ra còn có xương xoăn mũi và xương ngách mũi.
- Thành trên (vòm mũi): Đây là một rãnh hẹp, rộng khoảng 3 đến 4mm, cong ra hướng phía sau và xuống dưới, được tạo thành bởi các xương là xương trán, xương sàng, xương thân bướm.
- Thành dưới (nền mũi): Là phần nằm ngang, nhẵn, có phần hơi lõm tạo thành một rãnh hơi cong lên trên, rộng hơn ở phần vòm mũi. Đây là phần khẩu cái cứng, được ngăn cách giữa ổ miệng và ổ mũi.
- Niêm mạc mũi: Đây là phần lót ở mặt trong của ổ mũi, liên tục với niêm mạc hầu và niêm mạc của các xoang. Niêm mạc mũi chia thành 2 vùng là vùng hô hấp và vùng khứu giác với nhiều nút thần kinh về khứu giác. Phần niêm mạc này có chứa nhiều mạch máu, tổ chức bạch huyết với khả năng làm ẩm không khí, sưởi ấm và lọc bớt được bụi bẩn đồng thời sát trùng không khí trước khi chúng đi vào phổi.
Tìm hiểu thêm: Vị trí của huyệt Xung Dương nằm ở đâu?
Các xoang cạnh mũi
Trong giải phẫu cấu tạo mũi, xoang cạnh mũi bao gồm 4 đôi xoang với nhiệm vụ là cộng hưởng âm thanh, sưởi ấm không khí, làm ẩm niêm mạc mũi và làm nhẹ khối xương ở đầu mặt. Trong đó:
- Xoang hàm trên: Xoang lớn nhất, nằm ở trong xương hàm trên, hai bên của ổ mũi.
- Xoang trán: Gồm 2 xoang cách nhau bởi vách của xương trán, nhưng thường không cân xứng.
- Xoang sàng: Nằm bên trong mê đạo sàng, bao gồm khoảng 3 đến 18 xoang nhỏ được chia thành 3 nhóm. Nhóm trước và nhóm giữa là xoang sàng trước có cấu tạo đổ vào ngách mũi giữa. Nhóm sau được gọi là xoang sàng sau có cấu tạo đổ vào ngách mũi trên.
- Xoang bướm: Nằm bên trong thân của xương bướm, đổ vào trong ngách mũi trên.
Chức năng mũi
Ngoài giải phẫu cấu tạo mũi, tìm hiểu về chức năng mũi sẽ giúp ta biết được tầm quan trọng của bộ phận này. Nhìn chung, mũi sẽ có 3 chức năng chính bao gồm hô hấp, chức năng khứu giác và chức năng phát âm. Trong đó:
- Hô hấp: Đây là chức năng chính của mũi, giúp cung cấp, điều hòa và lọc không khí trước khi chúng vào phổi nhờ lớp chất nhầy và lông mũi. Sự tắc nghẽn ở mũi có thể dẫn đến tình trạng viêm phế quản, viêm họng,…
- Khứu giác: Mũi là khu vực chứa các tế bào thần kinh khứu giác, giúp chúng ta cảm nhận được mùi. Ngoài ra, khứu giác còn kích thích phản xạ tiết nước bọt ở miệng và tiết dịch vị ở dạ dày.
- Phát âm: Áp lực từ phổi sẽ tạo ra lời nói, tuy nhiên, một số người có thể dùng âm mũi, tức là không khí ở mũi để nói. Hốc mũi giúp phát ra giọng mũi, đồng thời, trong lúc phát âm sẽ tiếp thu các rung động của không khí, nhờ đó biến nó thành kích thích chủ trì cho sự phối hợp thanh quản và cơ họng.
>>>>>Xem thêm: Xương hàm: Cấu tạo, chức năng và một số bệnh lý liên quan
Mũi là cơ quan quan trọng của cơ thể, đảm nhận các chức năng giữ ấm, lọc không khí, khứu giác và phát ra âm thanh. Nếu chức năng của mũi bị tổn thương sẽ dẫn đến các bệnh lý không mong muốn. Vì thế, hiểu được giải phẫu cấu tạo mũi là điều cần thiết cho việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến mũi.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Giải phẫu bệnhđiều trị bệnh