Giải đáp: Tro cốt có xét nghiệm ADN được không?

Giải đáp: Tro cốt có xét nghiệm ADN được không?

ADN là viết tắt của Axit Deoxyribo Nucleic, một phân tử tồn tại trong nhân tế bào và nhiễm sắc thể. ADN của mỗi người mang thông tin di truyền của họ, thông tin di truyền này được kế thừa từ cả cha và mẹ, chi phối và quyết định những đặc điểm riêng biệt của mỗi cá thể. Nhiều người thắc mắc: Liệu tro cốt có xét nghiệm ADN được không?. Thông tin dưới đây của nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Bạn đang đọc: Giải đáp: Tro cốt có xét nghiệm ADN được không?

Mỗi con người mang khoảng 3 tỷ bazơ nitơ trong DNA, và hơn 99% các bazơ này giống nhau ở mọi người. Tuy vậy, mỗi người lại sở hữu một chuỗi DNA đặc trưng riêng, bởi sự sắp xếp khác nhau của các bazơ nitơ trong chuỗi ADN.

Mục đích xét nghiệm ADN để làm gì?

Trước khi tìm hiểu tro cốt có xét nghiệm ADN được không? Hãy tìm hiểu qua mục đích của công việc này, nhiều người có quan điểm rằng xét nghiệm ADN chỉ giới hạn trong việc xác định quan hệ huyết thống giữa bố mẹ và con cái hoặc giữa các anh chị em ruột trong gia đình (xét nghiệm di truyền). Việc xét nghiệm ADN có khả năng cung cấp nhiều thông tin hơn về chúng ta.

  • Xác định quan hệ huyết thống và họ hàng: ADN với tính đặc thù của nó, có khả năng xác định mối quan hệ huyết thống cận huyết giữa các cá nhân. Điều này giúp xác định quan hệ di truyền, ví dụ như: Quan hệ ông – cháu, bố – con, hoặc mẹ – con, bằng cách sử dụng thông tin di truyền.
  • Sàng lọc các hội chứng di truyền do đột biến gen: Xét nghiệm ADN cung cấp khả năng phát hiện các bất thường liên quan đến cấu trúc ADN, như: Đột biến gen hoặc thiếu sót gen, giúp trong việc xác định các bệnh di truyền.
  • Sàng lọc trước chuyển phôi: Xét nghiệm ADN được sử dụng để xác định xem thai nhi có mang các gen di truyền đột biến từ bố mẹ hay không, giúp trong việc lựa chọn quá trình chuyển phôi.
  • Tầm soát một số loại ung thư di truyền: Xét nghiệm ADN có thể giúp xác định nguy cơ mắc ung thư dựa trên việc kiểm tra gen của cá nhân và phát hiện các gen mang gen ung thư, cũng như di truyền ung thư cho con.

Giải đáp: Tro cốt có xét nghiệm ADN được không?

Xét nghiệm ADN cho biết nhiều thông tin quan trọng

Xét nghiệm ADN đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá di truyền và sức khỏe của cá nhân, cung cấp thông tin quan trọng để quyết định về điều trị, phòng ngừa và lựa chọn chuyển phôi trong các trường hợp liên quan đến quan hệ huyết thống và di truyền.

Tro cốt có xét nghiệm ADN được không?

Dùng tro cốt có xét nghiệm ADN được không? Các chuyên gia cho biết không thể thực hiện xét nghiệm ADN bằng cách sử dụng tro cốt. Việc giám định ADN bằng cách này không khả thi, hoàn toàn không có khả năng. Chuyên gia đánh giá rằng sau khi qua quá trình đốt, xương và răng đều bị hoàn toàn tiêu hủy, biến thành tro cốt.

Thường khi thi thể của người đã qua quá trình hỏa thiêu, tất cả vật chất còn lại chỉ còn là tro cốt (carbon). Quá trình hỏa thiêu diễn ra trong các lò hỏa táng với nhiệt độ lên đến 900 đến 1000 độ C. Thời gian hỏa thiêu có thể kéo dài từ 90 đến 120 phút để biến thi thể thành tro cốt.

Trong quá trình hỏa táng, cơ quan, mô cùng chất béo của người quá cố cũng bị phá hủy hoàn toàn. Thi hài biến thành tro, không còn tồn tại ở dạng hữu cơ, và do đó, không còn chứa thông tin ADN để thực hiện các xét nghiệm xác định quan hệ huyết thống.

Giải đáp: Tro cốt có xét nghiệm ADN được không?

Xét nghiệm ADN bằng tro cốt không khả thi

Trường hợp sử dụng tro cốt để xét nghiệm ADN

Xét nghiệm ADN bằng tro cốt có thể thực hiện khi một số mô cứng của thi thể còn tồn tại, như: Xương hoặc răng. Tro cốt này có thể được sử dụng để tiến hành phân tích ADN.

Xương và răng của con người có cấu trúc chính từ canxi photphat cùng với canxi cacbonat. Đặc tính bền vững của các khoáng chất này và quá trình hỏa thiêu để biến đổi xương thành tro không phải lúc nào cũng hoàn toàn. Do đó, trong một số trường hợp sau quá trình hỏa thiêu, vẫn còn mảnh xương hoặc mảnh răng không bị cháy hoàn toàn. Trường hợp này là có thể đối với câu hỏi tro cốt có xét nghiệm ADN được không?

Các mảnh xương ống lớn, khớp và răng thường khó bị cháy, chỉ để lại một mảnh nhỏ tại vị trí này có thể lấy mẫu tủy cho việc xét nghiệm ADN. Xét nghiệm ADN bằng mẫu xương hoặc mẫu răng hiện nay có thể đạt đến độ chính xác cao lên đến 99,999%.

Tuy nhiên, xương và răng thuộc vào các mẫu sinh phẩm đặc biệt, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường bên ngoài, gây khó khăn trong quá trình chiết xuất và xử lý mẫu để tiến hành xét nghiệm ADN. Vì vậy, chi phí xét nghiệm cho các mẫu này thường cao và thời gian trả kết quả kéo dài. Còn khi xương và răng đã trải qua quá trình hỏa táng và hoàn toàn chuyển thành tro, không còn khả năng thực hiện xét nghiệm ADN.

Tìm hiểu thêm: Lưu ý những loại rau bà bầu không được ăn để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé

Giải đáp: Tro cốt có xét nghiệm ADN được không?
Mảnh xương hoặc mảnh răng không bị cháy hoàn toàn có thể dùng để xét nghiệm ADN

Quy trình xét nghiệm ADN tro cốt từ mô cứng không bị thiêu đốt hoàn toàn

Dùng tro cốt có xét nghiệm ADN được không? Nếu câu trả lời là có thể thì quy trình này diễn ra như thế nào? Nếu vẫn còn mô cứng không bị thiêu đốt hoàn toàn, các chuyên gia và kỹ thuật viên có thể thực hiện xét nghiệm ADN theo các bước sau:

  • Bước 1: Lấy tủy xương, sau đó sấy khô và nghiền nhỏ.
  • Bước 2: Sử dụng các phương pháp phân giải đặc biệt và phức tạp mới để nhân bản ADN.
  • Bước 3: Sử dụng công nghệ phân tích gen hiện đại nhất để phân tích các đoạn ADN đã được nhân bản.
  • Bước 4: Đọc kết quả xét nghiệm bằng phần mềm phân tích gen tự động và chuyên nghiệp hàng đầu trên toàn cầu.

Tuy nhiên, khả năng xác định gen đúng vẫn không thể đạt được độ chính xác cao, thậm chí có thể chỉ đạt được độ chính xác cao nhất khoảng 50%.

Giải đáp: Tro cốt có xét nghiệm ADN được không?

>>>>>Xem thêm: Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi mà các bậc phụ huynh cần biết

Mẫu hài cốt đã trải qua quá trình hỏa táng thì việc tách chiết ADN gặp khá nhiều khó khăn

Chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam đã đưa ra nhận định rằng mẫu hài cốt đã trải qua quá trình hỏa táng thì việc tách chiết ADN để thực hiện các yêu cầu giám định sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu các mẫu đã cháy hoàn toàn thành tro hoặc than đen, và tế bào đã bị phá hủy, thì không còn khả năng thực hiện xét nghiệm ADN.

Tóm lại, dùng tro cốt có xét nghiệm ADN được không còn tùy thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau. Nếu mẫu xương hoặc răng không được bảo quản tốt, mẫu chất lượng kém hoặc không đáp ứng các điều kiện cần thiết, thì xét nghiệm sẽ không thể thực hiện được. Theo dõi các chuyên mục của nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

Xem thêm: Xét nghiệm ADN có khi nào sai không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *