Giải đáp thắc mắc: Bảng thành phần sữa rửa mặt có gì?

Giải đáp thắc mắc: Bảng thành phần sữa rửa mặt có gì?

Tìm hiểu bảng thành phần sữa rửa mặt là việc quan trọng nhưng hầu hết chúng ta đều bỏ qua. Nếu biết thành phần sản phẩm có gì, chúng ta sẽ dễ dàng chọn được loại sữa rửa mặt an toàn và phù hợp nhất với loại da của mình.

Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Bảng thành phần sữa rửa mặt có gì?

Khi mới ra đời, sữa rửa mặt có tác dụng duy nhất là giúp làm sạch da hiệu quả hơn việc rửa mặt bằng nước hay bằng khăn thông thường. Tuy nhiên, càng ngày, các sản phẩm sữa rửa mặt càng được bổ sung thêm nhiều thành phần để mang đến công dụng “kép” cho sản phẩm như: Dưỡng ẩm, làm dịu da, chống lão hóa, ngừa mụn, kiểm soát tiết dầu nhờn,…

Để chọn được sản phẩm phù hợp với loại da và mục đích chăm sóc da của mình, bạn nên biết thành phần sữa rửa mặt có gì?

Nước – Thành phần sữa rửa mặt không thể thiếu

Trong các loại sữa rửa mặt đều không thể thiếu nước. Loại nước được sử dụng trong mỹ phẩm không phải nước lọc, nước cất hay nước khoáng. Đó là loại nước có tên là Deion (hay nước Denim, nước DI, Deionized Water). Đây là loại nước được sản xuất bằng các phương pháp trao đổi ion, thẩm thấu ngược, phương pháp EDI hay chưng cất.

Với những phương pháp này, thành phần của nước không chứa các tạp chất vô cơ và hữu cơ. Ngoài lĩnh vực mỹ phẩm, loại nước này còn được dùng trong phòng thí nghiệm, trong nghiên cứu khoa học hay trong y tế. Bạn nên chọn sữa rửa mặt có thành phần là loại nước này.

Giải đáp thắc mắc: Bảng thành phần sữa rửa mặt có gì 1

Nước DI có độ tinh khiết và an toàn cực cao

Chất tẩy rửa và xà phòng

Chất tẩy rửa và xà phòng có tác dụng làm sạch bụi bẩn, chất dầu nhờn và các chất bẩn khác bám trên da mặt. Xà phòng có thể được làm từ các loại dầu thực vật như: Dầu dừa, dầu oliu, dầu jojoba,… Thậm chí cả mỡ động vật cũng được dùng để sản xuất xà phòng.

Những chất này được trộn với Natri Hydroxit hoặc các loại chất kiềm khác sau đó lại được khử hết kiềm dư. Nếu một sản phẩm sữa rửa mặt chưa được khử kiềm dẫn đến việc có kiềm dư sẽ gây cảm giác căng rát, châm chích, mẩn đỏ sau khi rửa mặt.

Có thể kể tên những chất tẩy rửa thường có mặt trong bảng thành phần sữa rửa mặt như: Sodium Lauryl Sulfate, Sodium Laureth Sulfate, Ammonium Lauryl Sulfate, Stearic Acid, Ammonium Laureth Sulfate, Myristic Acid, Lauric Acid, Oleic Acid và Palmitic Acid. Trong các chất kể trên, chúng ta đặc biệt lưu ý đến Sodium Lauryl Sulfate (được viết tắt là SLS).

Chất tẩy rửa này mang đến cảm giác da sạch bong sau khi dùng sữa rửa mặt. Tuy nhiên, có một số “tin đồn” cho rằng chất này có thể bào mòn lớp biểu bì da, gây kích ứng thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư da. Thực tế, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều đó và có đến 90% sữa rửa mặt hiện có trên thị trường chứa thành phần này.

Giải đáp thắc mắc: Bảng thành phần sữa rửa mặt có gì 2

Mỗi thành phần sữa rửa mặt đều có một công dụng nhất định

Thành phần cấp ẩm – Thành phần sữa rửa mặt cực quan trọng

Thành phần cấp ẩm trong sữa rửa mặt nói riêng và mỹ phẩm nói chung còn được gọi là Humectant. Dù có nhiều nhóm thành phần cấp ẩm thì chúng cũng đều chung gốc Hydrophilic hoặc Hydroxyl. Các thành phần cấp ẩm sẽ làm nhiệm vụ hút ẩm từ nơi có độ ẩm cao để chuyển sang nơi có độ ẩm thấp để tạo trạng thái cân bằng độ ẩm. Trong danh sách thành phần in trên bao bì sữa rửa mặt, bạn có thể thấy những thành phần cấp ẩm như:

Glycerin – Thành phần cấp ẩm phổ biến nhất

Thành phần sữa rửa mặt có tên Glycerin không mùi, không màu, dạng lỏng, được tìm thấy trong tự nhiên, nhất là dầu mỏ. Nhược điểm của Glycerin là nếu dùng quá nhiều sẽ gây cảm giác da mặt nhờn dính.

Hyaluronic Acid

Hyaluronic Acid cũng là thành phần sữa rửa mặt có tác dụng cấp ẩm hiệu quả và được các nhà sản xuất mỹ phẩm ưa chuộng hàng đầu. Nó có khả năng hút ẩm đáng nể – một phân tử Hyaluronic Acid có thể lớn gấp 1000 lần ban đầu khi tích trữ đủ lượng nước. Hạn chế của thành phần này là có thể làm chậm quá trình lành thương của da, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da hay bệnh vảy nến.

Tìm hiểu thêm: Điểm danh 4 nguyên nhân bôi kem dưỡng bị rát và cách xử trí

Giải đáp thắc mắc: Bảng thành phần sữa rửa mặt có gì 3
Hyaluronic Acid có trong cơ thể con người nhưng số lượng sẽ giảm dần theo thời gian

Sodium PCA

Sodium PCA cũng có trong da của chúng ta. Thành phần này không chỉ làm nhiệm vụ cấp ẩm mà còn dẫn nước cho các tế bào nằm sâu trong da. Khả năng hút ẩm của Sodium PCA cao hơn gấp 1,5 lần so với Glycerin.

Polyethylnene Glycol – PEG

PEG vừa cấp ẩm vừa là dung môi và chất ổn định trong sữa rửa mặt. Đôi khi, PEG còn cân bằng độ pH, tăng khả năng thẩm thấu dưỡng chất của sữa rửa mặt vào da. Tuy nhiên, các nhà sản xuất không dùng quá 200 – 2000 phân tử PEG trong sản phẩm của mình để tránh gây phát ban trên da.

Propylene Glycol

Propylene Glycol cũng là một thành phần sữa rửa mặt có tác dụng cấp ẩm. Propylene Glycol khắc phục được tình trạng bết dính ở Glycerin. Nó có thể kết hợp với nhiều thành phần khác để tăng hiệu quả cấp ẩm cho da. Đồng thời, nó cũng là một chất bảo quản giúp sữa rửa mặt không bị hóa đông hay nóng chảy.

Thành phần kháng khuẩn trong sữa rửa mặt

Các thành phần kháng khuẩn có trong sữa rửa mặt có tác dụng loại bỏ các loại vi khuẩn và tác nhân có thể gây kích ứng, gây mụn và viêm trên da mặt. Nó cũng hỗ trợ đắc lực trong trường hợp người dùng bị mụn trứng cá hay tổn thương trên da mặt.

Ngoài ra, thành phần kháng khuẩn cũng được coi là chất bảo quản để kéo dài thời gian sử dụng sữa rửa mặt.

Một số thành phần kháng khuẩn được dùng phổ biến trong sản xuất sữa rửa mặt như: Potassium Sorbate, Propylparaben, Methylchloroisothiazolinone, Methylparaben, DMDM Hydantoin, Phenoxyethanol, Methylisothiazolinon, Sulfure, Benzoyl Peroxide, Azaleic acid,…

Giải đáp thắc mắc: Bảng thành phần sữa rửa mặt có gì 4

>>>>>Xem thêm: Có cần phải khám sàng lọc trước khi tiêm HPV không?

Các thành phần có trong sữa rửa mặt được sử dụng theo tỷ lệ hợp lý

Một số thành phần độc hại trong sữa rửa mặt cần tránh

Trong một sản phẩm sữa rửa mặt sẽ có rất nhiều thành phần khác nhau. Trong đó có cả những thành phần không tốt cho da mà chúng ta nên tránh. Điển hình nhất có thể kể đến:

  • Paraben – một chất được sử dụng để kéo dài hạn sử dụng của sản phẩm. Tiếp xúc với chất này thường xuyên và nồng độ cao sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.
  • Methanol hay benzyl đều là chất cồn có hại cho da. Dù chúng làm tăng hiệu quả làm sạch và diệt khuẩn nhưng chúng cũng có thể gây kích ứng da, khô da thậm chí viêm da.
  • Fragrance là một chất hóa học tạo mùi hương tổng hợp trong hóa mỹ phẩm. Đây cũng là thành phần không tốt cho da mặt mà chúng ta nên tránh.
  • Ngoài ra còn có những thành phần khác cũng được cho là gây hại cho da mặt như: Methylparaben, Triethanolamine Petrolatum và Paraffinum liquidum…

Có thể trước đây bạn không bao giờ đọc bảng thành phần sữa rửa mặt khi mua sản phẩm. Tuy nhiên, từ hôm nay hãy tạo lập thói quen đó vì nó thực sự hữu ích với bạn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Chăm sóc da mặtLàm đẹpSữa rửa mặt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *