Đo độ mờ da gáy là một trong những bước quan trọng nhằm xác định nguy cơ bị bệnh Down ở trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân độ mờ da gáy cao ở bé là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lý do đó qua bài viết sau đây nhé.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Nguyên nhân độ mờ da gáy cao mẹ bầu cần biết
Vào những tháng đầu của thai kỳ, thai phụ cần thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh nhằm kiểm tra xem trẻ có bị mắc hội chứng Down hay không. Khi đó bác sĩ sẽ sử dụng các kỹ thuật y học để tiến hành đo lường chất dịch ở vùng da gáy của trẻ, hay còn được gọi là đo độ mờ da gáy. Vậy khi nào nên đo độ mờ da gáy cho trẻ? Nguyên nhân độ mờ da gáy cao ở trẻ nhỏ là gì? Hãy cùng tìm hiểu về các vấn đề này qua bài viết sau đây.
Độ mờ da gáy là gì?
Độ mờ da gáy là sự tích tụ các chất dịch ở vùng da nằm sau gáy của thai nhi, thông qua việc đo độ mờ da gáy, các bậc phụ huynh có thể biết được liệu trẻ có mắc bệnh bẩm sinh gì không. Từ đó có hướng can thiệp y tế kịp thời và phù hợp nhất.
Trong giai đoạn này, siêu âm 3D hoặc 4D giúp phát hiện các dị tật như thai vô sọ, khe hở ở bụng, hoặc tình trạng của xương mũi,…
Tiến hành đo độ mờ da gáy khi nào?
Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân độ mờ da gáy cao ở thai nhi thì các mẹ cần biết thời điểm phù hợp để đo độ mờ da gáy. Thông thường các mẹ nên tiến hành đo độ mờ da gáy vào tuần thứ 11 đến 13, đó là sau 3 tháng đầu thai kỳ. Lý do phải đo độ mờ da gáy vào thời điểm này là vì:
- Khi kiểm tra quá sớm, trước 11 tuần của thai kỳ thì phần gáy của bé còn tương đối mờ khiến kết quả đo không chính xác như mong đợi.
- Nếu thực hiện đo độ mờ da gáy quá trễ sau 14 tuần thai kỳ thì độ mờ da gáy của bé đã trở lại bình thường, khiến cho việc chẩn đoán của các bác sĩ trở nên khó khăn hơn.
Tìm hiểu thêm: Peel da nhiều có tốt không? Tần suất peel da hợp lý là bao nhiêu?
Để tiến hành kiểm tra về độ mờ của phần da gáy thì bác sĩ thường sử dụng phương pháp siêu âm là chủ yếu. Ở bước kiểm tra này bác sĩ sẽ bôi lên phần da bụng của mẹ một lớp gel lạnh và sử dụng một đầu dò tay cầm của máy siêu di chuyển trên toàn bộ phần da bụng của mẹ.
Khi tiến hành siêu âm mẹ bầu sẽ cảm nhận được áp lực của phần đầu dò đè lên bụng nhưng thường tác động đó sẽ không gây ra tổn thương cho cả bé và mẹ nên các mẹ có thể yên tâm. Còn các trường hợp của mẹ có phần tử cung nghiêng về sau hoặc mẹ bị thừa cân thì bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thông qua phần âm đạo của mẹ nhằm đảm bảo kết quả chuẩn xác nhất.
Chắc hẳn tới đây mọi người đã có thể hiểu rõ mục đích của việc tiến hành đo độ mờ da gáy là gì rồi đúng không nào? Để các mẹ hiểu thêm nguyên nhân vì sao độ mờ da gáy cao thì mời các mẹ theo dõi phần chia sẻ tiếp theo đây.
Nguyên nhân độ mờ da gáy cao
Theo nhiều chia sẻ từ các giáo sư tiến sĩ hàng đầu thế giới, nguyên nhân độ mờ da gáy cao thường bắt nguồn từ 4 lý do sau đây:
- Do độ tuổi mang thai của mẹ: Người mẹ càng lớn tuổi khi mang thai thì thai nhi càng có độ mờ da gáy cao và đi kèm một số nguy cơ bị dị tật hoặc mắc hội chứng Down.
- Do di truyền: Độ mờ da gáy cao có khả năng được di truyền từ gia đình
- Do tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc: Bởi có một số loại thuốc điều trị các bệnh virus hoặc vi khuẩn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.
- Môi trường tiếp xúc độc hại: Mẹ bầu tiếp xúc nhiều với môi trường đầy khói bụi hoặc ô nhiễm, có bức xạ cao,… thì khả năng thai nhi bị dị tật cũng như mắc hội chứng Down càng lớn.
>>>>>Xem thêm: Bí tiểu uống gì để cải thiện nhanh chóng triệu chứng bệnh?
Độ mờ da gáy của trẻ như thế nào là bình thường?
Theo các chuyên gia chia sẻ, độ mờ da gáy càng cao thì khả năng dị tật thai nhi càng lớn. Do đó, sau đây là các thông số chi tiết về độ mờ da gáy để các mẹ tham khảo:
- Nếu trẻ nhỏ có độ mờ da gáy dưới 1,3 mm thì nguy cơ mắc hội chứng Down ở trẻ nhỏ là vô cùng thấp.
- Nếu chỉ số này dao động từ 2,5 đến 3mm thì không quá nguy hiểm nhưng các mẹ cũng cần làm thêm một vài xét nghiệm khác để chắc chắn trẻ không mắc hội chứng Down.
- Nếu chỉ số này dao động trên 3 mm thì nguy cơ mắc hội chứng Down là rất cao, khi đó mẹ cần tiến hành kiểm tra thêm để điều trị kịp thời.
- Nếu độ mờ da gáy trên 6mm thì trẻ đã có nguy cơ mắc hội chứng Down hoặc một số căn bệnh dị tật khác, cần khám và điều trị ngay lập tức.
Nếu các bậc phụ huynh chỉ tiến hành đo độ mờ da gáy thôi thì không đủ xác định chắc chắn trẻ có nguy cơ mắc bệnh Down hoặc một số bệnh dị tật khác hay không. Do đó, khi mang thai, các mẹ nên tiến hành thêm một số kiểm tra khác như xét nghiệm máu hoặc NIPT nữa nhé.
Với các thông tin được chia sẻ trên đây, chắc hẳn các mẹ phần nào cũng đã có lời giải đáp chi tiết về nguyên nhân độ mờ da gáy cao. Nếu qua tất cả các xét nghiệm cần thiết mà vẫn cho ra kết quả không tốt thì mẹ cần lắng nghe sự tư vấn của bác sĩ để tiến hành điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- Giải đáp sức khỏe sinh sản: Không đo độ mờ da gáy có sao không?
- Giải đáp: Độ mờ da gáy 1.0 mm có bình thường không?
- Đo độ mờ da gáy bao nhiêu tuần là chính xác nhất?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm