Giải đáp: Cắt amidan có ảnh hưởng đến giọng nói không?

Giải đáp: Cắt amidan có ảnh hưởng đến giọng nói không?

Hiện nay, có rất nhiều ý kiến cho rằng người bệnh có thể bị mất tiếng sau khi cắt amidan. Vậy cắt amidan có ảnh hưởng đến giọng nói không?

Bạn đang đọc: Giải đáp: Cắt amidan có ảnh hưởng đến giọng nói không?

Cắt amidan là phương pháp phẫu thuật nhằm ngăn chặn tình trạng viêm amidan tiến triển nghiêm trọng. Dù đây chỉ là một thủ thuật nhỏ nhưng vẫn có không ít người bệnh vô cùng lo lắng liệu cắt amidan có ảnh hưởng đến giọng nói không. Nếu vẫn còn thắc mắc, còn chần chờ gì mà không cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Cấu tạo và chức năng của amidan

Trước khi giải đáp: “Cắt amidan có ảnh hưởng đến giọng nói không?”, bạn đọc cần hiểu rõ về cấu tạo và chức năng của amidan. Trước hết, amidan hay còn được biết đến với cái tên là amidan khẩu cái. Đây là một bộ phận trong tổ chức lympho nằm ở dọc 2 bên họng.

Chức năng chính của amidan là chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây hại như: Vi khuẩn, virus,… Bằng cách sản xuất ra các tế bào miễn dịch và kháng thể riêng biệt, nó tạo thành một hệ thống miễn dịch như một hàng rào bảo vệ cơ thể. Bên cạnh đó, amidan cũng đóng góp vào quá trình kiểm soát nồng độ các chất hóa học có trong máu.

Khi số lượng vi khuẩn quá lớn, amidan bị tấn công quá mức sẽ gây ra tình trạng viêm amidan. Lúc này, nó sẽ sưng lên đột ngột, cản trở khả năng nhai, nuốt và hô hấp của người bệnh. Trong nhiều trường hợp viêm amidan có dấu hiệu nên cắt amindan, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ amidan.

Giải đáp: Cắt amidan có ảnh hưởng đến giọng nói không?

Cắt amidan có ảnh hưởng đến giọng nói không là thắc mắc của nhiều người bệnh

Cắt amidan có làm mất chức năng bảo vệ của họng không?

Đây là một trong những lầm tưởng ở rất nhiều người bệnh. Trên thực tế, amidan có vai trò như một “người gác cổng”, thực hiện chức năng miễn dịch của cơ thể. Vai trò này bắt đầu từ rất sớm, khi trẻ chỉ mới 18 tháng tuổi. Nó sẽ phát huy tác dụng mạnh nhất vào giai đoạn 4 – 6 tuổi. Sau đó, giảm dần chức năng và kết thúc vào lúc trẻ lên 9 tuổi.

Như vậy, ở người lớn, việc cắt amidan bị sưng, viêm hoặc phì đại mang lại rất nhiều lợi ích. Nó giúp người bệnh phòng tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm như: Ngưng thở lúc ngủ, viêm họng, viêm amidan mãn tính, mất tiếng hoặc amidan tiến triển thành khối u gây bệnh ung thư,…

Không những vậy, amidan bị viêm nhiễm, chức năng của nó cũng không được đảm bảo như ban đầu.

Giải đáp: Cắt amidan có ảnh hưởng đến giọng nói không?

Amidan chỉ phát huy được tối đa tác dụng trong những năm đầu đời

Cắt amidan có ảnh hưởng đến giọng nói không?

Để trả lời cho câu hỏi: “Cắt amidan có ảnh hưởng đến giọng nói không?”, các bác sĩ chuyên khoa đã khẳng định rằng: Nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, phương pháp cắt amidan sẽ không gây ảnh hưởng đến giọng nói của con người. Theo đó, dây thanh quản để phát ra âm thanh nằm ở dưới vòm họng. Trong khi đó, khối amidan nằm trên nên rất khó để chạm đến dây thanh quản của người bệnh.

Nếu phát hiện giọng nói có những thay đổi bất thường, bạn cũng không nên quá lo lắng. Trên thực tế, đây chỉ là một biểu hiện tạm thời và không quá nguy hiểm. Giọng nói của bệnh nhân sẽ dần được khôi phục lại như bình thường chỉ sau khoảng 10 – 15 ngày.

Tình trạng này có thể bắt nguồn từ việc bác sĩ tiến hành phẫu thuật thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc trang thiết bị phẫu thuật không được đảm bảo. Ngoài ra, rất có thể trong quá trình đặt ống nội khí quản gây mê, thiết bị này vô tình chạm vào thanh quản, gây nên tình trạng phù nề thanh quản.

Tìm hiểu thêm: Rối loạn tiền đình khám ở bệnh viện nào uy tín? Khi nào cần khám?

Giải đáp: Cắt amidan có ảnh hưởng đến giọng nói không?
Người bệnh có thể bị mất giọng hoặc đổi giọng tạm thời trong thời gian ngắn

Cắt amidan xong bị thay đổi giọng nói phải làm sao?

Theo thống kê, cứ 100 ca cắt amidan thì có đến 98 ca thành công và người bệnh vẫn giữ nguyên giọng nói ban đầu. Như vậy, vẫn có 1 tỷ lệ nhỏ bệnh nhân bị thay đổi giọng nói sau khi cắt amidan.

Nhiều người bệnh cho biết, giọng nói của họ đã trở nên trong trẻo hơn. Tuy nhiên, vẫn có người bị khàn, giọng trở nên trầm đục, khó nghe hơn. Lúc này, bệnh nhân có thể luyện tập nói thường xuyên sau khi vết thương đã lành hẳn. Đồng thời, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý để giọng nói phục hồi lại như bình thường.

Cần làm gì sau khi cắt amidan để khôi phục giọng nói?

Với những người phải nói thường xuyên như: Giáo viên, MC, diễn viên,… việc khôi phục lại giọng nói càng sớm càng tốt là điều vô cùng quan trọng. Để rút ngắn thời gian phục hồi sau phẫu thuật, bạn đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây nhé!

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
  • Đánh răng nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương vùng họng.
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, chứa chất kích thích hoặc uống nước quá lạnh.
  • Ăn thức ăn mềm, lỏng trong 10 – 14 ngày đầu sau khi phẫu thuật.
  • Uống 2 lít nước/ngày để làm trong giọng nói.
  • Hạn chế nói nhiều, vận động mạnh ở vùng miệng khiến vết thương lâu lành.
  • Không nên ăn ngay sau khi phẫu thuật vì thức ăn có thể gây viêm, nhiễm trùng vết mổ.
  • Nên dành thời gian nghỉ ngơi, không được đi lại nhiều hoặc vận động nặng.
  • Thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là khi xuất hiện các triệu chứng bất thường ở vùng họng để được xử lý kịp thời.

Giải đáp: Cắt amidan có ảnh hưởng đến giọng nói không?

>>>>>Xem thêm: Tham khảo các cách điều trị vảy nến da đầu bằng lá trầu không

Bạn nên giữ ấm cổ để tránh bệnh viêm amidan tái phát trở lại

Trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về vấn đề: “Cắt amidan có ảnh hưởng đến giọng nói không?”. Hy vọng qua bài viết này, người bệnh đã có thêm những kiến thức hữu ích trong quá trình chăm sóc sức khỏe của bản thân nhé!

Xem thêm:

  • Bị chảy máu sau cắt amidan nên xử lý như thế nào?
  • Giải đáp thắc mắc: Cắt amidan có đau không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *