Kỹ thuật ghép giác mạc được ứng dụng trong nhiều bệnh lý về mắt và đang ngày một phổ biến. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu thế nào là giác mạc nhân tạo để hiểu rõ hơn về kỹ thuật ghép giác mạc.
Bạn đang đọc: Giác mạc nhân tạo và những thông tin bạn cần biết
Giác mạc nhân tạo được sử dụng trong kỹ thuật ghép giác mạc điều trị vấn đề thị lực. Để hiểu rõ hơn về giác mạc nhân tạo, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Thế nào là giác mạc nhân tạo?
Giác mạc nhân tạo là giác mạc được sản xuất có chức năng tương tự với giác mạc thật của con người, được làm từ các vật liệu như xốp không phân hủy từ hoặc một số chất liệu tổng hợp khác.
Giác mạc nhân tạo sẽ thay thế cho các trường hợp sẹo giác mạc, giác mạc biến dạng mà không cần dùng đến bất cứ mô, giác mạc hiến tặng nào. Giác mạc thay thế sẽ được sử dụng công nghệ tế bào kết hợp với kỹ thuật hóa học nano nhằm mô phỏng lại môi trường tế bào tại chỗ.
Sau khi đặt giác mạc nhân tạo đúng vị trí thì giác mạc nhân tạo sẽ tích hợp với các mô sống trong mắt, đồng thời kích thích sự tăng sinh tế bào tự nhiên. Nhờ tác động của giác mạc nhân tạo đã cho phép các phần tử nhân tạo tích hợp tốt hơn với các mô tế bào lân cận. Vậy nên giác mạc nhân tạo khi lắp đặt vào mắt sẽ không gây nên bất cứ phản ứng nào của hệ miễn dịch.
Vì sao cần phẫu thuật ghép giác mạc?
Giác mạc nhân tạo là bộ phận không thể nào thiếu trong kĩ thuật ghép giác mạc nên tìm hiểu về phương pháp này cũng giúp bạn hiểu rõ hơn đề giác mạc nhân tạo. Mắt là một cấu trúc phức tạp bao gồm nhiều lớp màng trong suốt, trong đó giác mạc là một lớp kính nằm đằng trước của mắt. Do có vị trí đặc biệt này nên giác mạc thường xuyên đối mặt với nhiều tác động xấu từ môi trường xung quanh cuộc sống hàng ngày của mỗi người.
Khi có những triệu chứng như đau mắt, khó chịu mắt, nhạy cảm với ánh sáng thì có thể mắt của bạn đang gặp phải vấn đề nào đó. Nếu kèm theo triệu chứng đỏ mắt quanh tròng đen kèm theo hiện tượng có đốm trắng hoặc mờ mắt thì có thể giác mạc của bạn đã bị tổn thương. Vì vậy bạn nên đi khám sớm để biết nguyên nhân cụ thể và cách điều trị tương ứng với tình trạng của bạn.
Tùy vào mức độ bệnh nhất định mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau phù hợp với mỗi bệnh nhân. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì phẫu thuật cũng là cách để chữa trị bệnh lý, vấn đề về mắt. Trong đó phẫu thuật giác mạc sử dụng giác mạc nhân tạo được thực hiện trong một số trường hợp cụ thể như:
- Giác mạc hình chóp (bề mặt giác mạc có hình nón dẫn đến mờ mắt);
- Bệnh loạn dưỡng giác mạc kế sinh trùng di truyền;
- Bệnh nhân có giác mạc bị thủng hoặc có nguy cơ bị thủng;
- Có sẹo trên giác mạc do tình trạng nhiễm trùng hoặc chấn thương;
- Viêm và loét giác mạc nghiêm trọng;
- Các biến chứng liên quan đến giác mạc sau khi thực hiện phẫu thuật.
Phẫu thuật ghép giác mạc diễn ra như thế nào?
Việc phẫu thuật ghép giác mạc là phương án duy nhất để giảm thiểu nguy cơ mù lòa do bệnh lý giác mạc. Qua quá trình ghép giác mạc thì một phần hoặc toàn bộ giác mạc bị mờ đục sẽ được bác sĩ tiến hành thay thế bằng giác mạc nhân tạo hoặc mô giác mạc lành. Phương pháp này có tác dụng khôi phục độ trong suốt của giác mạc cũng như tăng cường thị lực cho mắt bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó bệnh giác mạc thường đi kèm với nhiều bệnh ký khác có liên quan đến nhãn cầu. Điều này dẫn đến suy giảm thị lực với mức độ khác nhau ở mỗi người. Các vấn đề như khô mắt, bệnh glaucoma đều ảnh hưởng đến kết quả của cuộc phẫu thuật ghép giác mạc. Ngoài ra các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, tăng huyết áp,… cũng làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm, xuất huyết mắt sau quá trình phẫu thuật. Đây cũng là những yếu tố tác động đến tỷ lệ thành công của quá trình ghép giác mạc.
Mục đích chính của việc ghép giác mạc nhân tạo là cải thiện tầm nhìn của người bệnh hoặc tăng tính thẩm mỹ. Cụ thể, phương pháp giác mạc nhân tạo sẽ được chỉ định cho những trường hợp thay thế sẹo trắng của giác mạc và cải thiện vẻ đẹp của đôi mắt cho những bệnh nhân mất đi chức năng mắt.
Để đạt được thành công khi phẫu thuật ghép giác mạc nhân tạo cần đáp ứng những điều kiện cần có, ví dụ như tình trạng bệnh lý của mắt, bệnh giác mạc, màng nước mắt, bờ mi và mi mắt. Tuổi tác và đặc thù công việc của bệnh nhân cũng cần được bác sĩ đánh giá khách quan, giải thích rõ ràng cho người bệnh trước khi tiến hành phẫu thuật ghép giác mạc nhân tạo.
Tìm hiểu thêm: Vì sao ăn mặn bị nhức đầu? Dấu hiệu sức khỏe và biện pháp xử trí khi cơ thể dư thừa muối
Lưu ý sau khi thực hiện ghép giác mạc nhân tạo
Sau khi tiến hành phẫu thuật ghép giác mạc nhân tạo, trong khoảng 3 – 6 tháng đầu bệnh nhân cần tăng cường sử dụng nước mắt nhân tạo nhằm giữ độ ẩm cần thiết cho mắt. Luôn nhắm mắt, chớp mắt thường xuyên và hạn chế tiếp xúc với gió và bụi cũng có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả hậu phẫu thuật ghép giác mạc nhân tạo.
Một điều bệnh nhân ghép giác mạc nhân tạo cần hết sức lưu ý nữa là tránh tối đa nguy cơ chấn thương vùng đầu đều, mặt và cổ vì có thể làm tăng nguy cơ đứt chỉ, không thể thở hay nguy hiểm hơn là tổn thương đến giác mạc nhân tạo đã được ghép vào mắt. Bệnh nhân hậu phẫu cũng nên tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ và thường xuyên thăm khám đúng lịch để phát hiện sớm tình trạng thải loại mảnh ghép.
>>>>>Xem thêm: Thực hiện đặt ống thông tiểu có đau không?
Các trường hợp sau khi tiến hành ghép giác mạc nhân tạo cần nhận biết sớm và chú ý những triệu chứng của hiện tượng thải loại mảnh ghép. Cụ thể là tình trạng mờ mắt, đỏ, cộm mắt và chảy nước mắt bất thường. Khi thấy có những dấu hiệu này bạn cần đi khám ngay bởi khả năng cao giác mạc nhân tạo bị thải loại và trở nên mờ đục khi can thiệp không kịp thời.
Bệnh nhân ghép giác mạc nhân tạo sẽ được bác sĩ thăm khám và sử dụng giác mạc có kích thước, đặc điểm phù hợp với từng bệnh nhân nên bạn không cần quá lo lắng nếu được chỉ định thực hiện phương pháp này. Sau khi phẫu thuật ghép giác mạc nhân tạo người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh nhìn màn hình điện thoại, máy tính,… quá lâu làm ảnh hưởng xấu đến mắt.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm