Gãy ngón tay út có cần bó bột không? Tìm hiểu ngay!

Gãy ngón tay út có cần bó bột không? Tìm hiểu ngay!

Gãy ngón tay út có cần bó bột không? Để giải đáp thắc mắc này của nhiều người, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chấn thương ở ngón tay út và cách xử trí nhé!

Bạn đang đọc: Gãy ngón tay út có cần bó bột không? Tìm hiểu ngay!

Ngón tay út tuy nhỏ bé nhưng là một phần quan trọng của bàn tay và rất dễ bị chấn thương. Vì thế mà nhiều người rất quan tâm về vấn đề bị gãy ngón tay út có cần bó bột không? Hay bị gãy ngón tay út phải làm sao? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Cấu tạo xương ngón tay

Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi gãy ngón tay út có cần bó bột không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua về cấu tạo của xương ngón tay để hiểu rõ vì sao ngón út là một phần quan trọng của bàn tay, dễ dàng bị chấn thương hoặc bị gãy.

Gãy đốt ngón tay hay gãy đốt là một dạng chấn thương thường gặp ở vùng tay. Xương trong bàn tay có một cấu trúc tinh vi, giúp thực hiện các công việc nhất định như nắm bắt hay cầm nắm vật dụng. Tuy nhiên, khi ngón tay bị gãy, sự kết nối giữa các xương bị hủy hoại, từ đó cản trở các chức năng thông thường của bàn tay. Đáng chú ý hơn, gãy xương ở đốt ngón tay được đánh giá là loại gãy xương phổ biến nhất trong toàn bộ cơ thể, tạo thành gần 10% tổng số các ca gãy xương.

Gãy ngón tay út có cần bó bột không? Tìm hiểu ngay!

Bàn tay là một cấu trúc tinh vi, giúp chúng ta thực hiện các hoạt động hằng ngày

Những người dưới 30 tuổi thường rơi vào tình trạng này do thể thao, còn nhóm tuổi từ 30 tuổi đến 70 tuổi thường gặp phải chấn thương ngón tay do tai nạn liên quan đến máy móc hoặc lao động. Trong khi đó, người lớn tuổi hơn 70 thường gặp phải tình trạng trên do tình trạng té ngã. Gãy ngón tay hoặc đầu ngón tay rất dễ bị nhầm lẫn với tình trạng bong gân hoặc trật khớp nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc nhận được sự chăm sóc y khoa sớm là điều cực kỳ quan trọng trong những trường hợp như thế này.

Nguyên nhân gãy ngón út

Thực tế chỉ ra rằng, ngón tay là phần dễ chịu các tổn thương nhất trên bàn tay. Những tổn thương đó có thể là vết bầm tím, nhiễm khuẩn hoặc gãy xương do va chạm. Chấn thương xương khớp ngón tay cũng không hề ít. So với các phần khác của cơ thể, ngón tay có mức độ nguy cơ bị tổn thương cao nhất vì bàn tay và ngón tay là những phần được sử dụng nhiều nhất trên cơ thể.

Có nhiều hành động khiến cho ngón tay hoặc đầu ngón tay của bạn bị tổn thương. Điển hình như:

  • Làm việc với các công cụ như cưa hoặc búa.
  • Ngón tay dễ bị gãy khi tiếp xúc với vật đang di chuyển nhanh, bao gồm cả dụng cụ thể thao.
  • Bạn có thể làm gãy ngón tay hoặc đầu ngón tay khi kẹt tay vào cửa xe ô tô.
  • Ngón tay của bạn có thể bị gãy khi bạn thử chống đỡ khi vấp ngã hoặc trượt chân.

Tìm hiểu thêm: Bướu máu ở người lớn có nguy hiểm không? Các cấp độ của bệnh bướu máu

Gãy ngón tay út có cần bó bột không? Tìm hiểu ngay!
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chấn thương gãy ngón út

Gãy ngón tay út có cần bó bột không?

Việc gãy ngón tay út có cần có bột không còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương của khớp xương. Trong trường hợp gãy xương không di lệch, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân cố định xương gãy bằng cách bó bột hoặc thanh nẹp. Cả hai phương pháp này đều giúp giữ cho ngón tay của bạn thẳng và bảo vệ ngón tay trong khi nó đang tự lành lại. Bạn thường sẽ cần bó bột từ 3 tuần đến 4 tuần khi ngón tay bị gãy đang trong quá trình lành thương. Trong hai tuần sau đó, bạn nên hạn chế các hoạt động mạnh để tránh tạo áp lực lên ngón tay bị gãy. Tuy nhiên, việc vận động cũng rất quan trọng vào thời điểm này. Do đó, bác sĩ có thể yêu cầu bạn tập vật lý trị liệu để lấy lại cử động của ngón tay.

Cách điều trị chấn thương gãy ngón út

Tuỳ vào dạng chấn thương, tình trạng chấn thương mà gãy ngón út có cần bó bột không hoặc phải phẫu thuật. Dưới đây là các phương pháp điều trị gãy ngón út dựa trên vị trí chấn thương:

Gãy ngón út ở đốt thứ nhất

Khi bạn bị gãy ngón tay út ở đốt I, bác sĩ có thể chỉ định các loại phương pháp điều trị bao gồm:

  • Điều trị không phẫu thuật: Nếu phần ngón tay út gần nhất với bàn tay bị gãy, việc đầu tiên cần làm là dùng băng bấm để cố định phần đó, kéo dài qua khớp. Thao tác này tương tự đối với các chấn thương ở ngón tay khác nhưng sẽ dùng nẹp Iselin để hỗ trợ. Đồng thời cần dùng thêm kháng sinh, thuốc chống viêm và giảm đau khi cần thiết.
  • Điều trị phẫu thuật: Thông thường, bệnh nhân có thể sẽ cần phẫu thuật nếu bị gãy ngón út ở đốt thứ nhất. Vì việc dùng băng nẹp có thể không giữ ngón tay ở đúng vị trí, làm hẹp các túi gân và gây khó khăn khi gập ngón tay. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ mổ một đường nhỏ ở phần sau của ngón tay, qua các cơ duỗi, và dùng hai dây K để ổn định. Nếu vẫn chưa ổn định, các kỹ thuật viên có thể gia cố chắc chắn hơn với thạch cao. Sau khi mổ, người bệnh cần chú ý tăng cường bù dịch, protein và lipid trong máu (nếu cần), cũng như dùng các loại thuốc như kháng sinh, chống viêm, giảm đau và hỗ trợ cầm máu,…

Gãy ngón tay út ở phần đốt II

Nếu đoạn thứ hai của ngón tay út bị gãy, bác sĩ thường chỉ định bó bột từ cẳng tay lên khớp liên đốt trong 4 tuần. Điều trị phẫu thuật chỉ được chỉ định nếu phần đính kèm với gân bị đứt.

Gãy ngón tay út có cần bó bột không? Tìm hiểu ngay!

>>>>>Xem thêm: Mổ bướu cổ có kiêng quan hệ vợ chồng không? Các lưu ý sau khi mổ bướu cổ

Gãy ngón tay út có cần bó bột không phụ thuộc vào từng tình trạng chấn thương

Gãy ngón tay út ở phần đốt thứ III

Nếu vết gãy bị di lệch, bạn chỉ cần dùng băng để bọc xung quanh phần thứ hai và thứ ba của ngón tay. Hãy cố gắng giữ cho phần gãy đó có độ cong nhẹ trong khoảng từ 20 đến 30 độ và duy trì trong 4 đến 6 tuần. Nếu vết gãy liên quan đến gân, bác sĩ có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:

  • Sử dụng đinh Kirschner để cố định tối đa cho phần đốt xa của ngón tay.
  • Trường hợp phần đốt III bị duỗi quá mức, việc bó bột là cần thiết.
  • Có thể dùng chỉ thép để nối các khớp xương gãy, sau đó đưa ra ngoài từ phần đầu của ngón tay.

Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn đọc giải đáp được câu hỏi gãy ngón tay út có cần bó bột không. Những trường hợp gãy xương ngón tay nhẹ có thể bó bột hoặc băng nẹp để cố định vết thương. Trường hợp nặng bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện phẫu thuật để điều trị.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *